Loại hình truyền thông trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Loại hình truyền thông trên điện thoại di động

Dựa theo lý thuyết về mô hình truyền thông, thông điệp được truyền từ nguồn tới người nhận thông qua kênh, nhằm tạo ra hiệu quả truyền thông, theo chúng tôi, ở góc độ báo chí học, truyền thông trên điện thoại di động là loại hình mà các thông tin thời sự được chuyển tải tới công chúng nhờ phương tiện điện thoại di động.

Chúng tôi muốn “khoanh vùng” thông điệp được truyền tải ở loại hình truyền thông trên điện thoại di động ở góc độ báo chí, với thông tin thời sự, bởi lẽ có nhiều loại thông điệp được truyền tải thông qua điện thoại di động.

Hiện nay, trong lĩnh vực báo chí, có 4 loại hình báo chí tiêu biểu thường được nhắc đến, là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Chúng tôi nhận định báo trên điện thoại di động sẽ là loại hình tiếp theo. Tuy nhiên, do loại hình này mới manh nha hình thành, nên vẫn chưa có thuật ngữ

Trong điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999, chưa nhắc đến loại hình này mà chỉ quy định: “Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài".

Thuật ngữ chỉ loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động lần đầu được đề cập đến trong nội dung tin “Trung Quốc: Đọc báo... qua điện thoại di động” đăng tải ngày 23/7/2004. Theo nội dung tin này, vào đầu tháng 7/2004, người Bắc Kinh đã có thể đọc những tờ báo yêu thích của mình qua màn hình điện thoại di động nhờ dịch vụ nhắn tin MMS.

Nội dung tin nêu rõ: “Hai đơn vị tiền phong trong loại hình báo mới này của Trung Quốc, tờ Tin Tức Phụ Nữ và Công ty hệ thống công nghệ Ehaui (Bắc Kinh) nêu mục tiêu thu hút khoảng 10.000 người đăng ký loại báo

này cho tới cuối năm nay”. [44]

Sau đó, trong nội dung tin “Đọc báo trên điện thoại di động” đăng

trên báo Tuổi Trẻ, “từ 8/8/2005, công ty điện thoại di động Quảng Đông và Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ba tập đoàn báo chí lớn ở tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu kinh doanh báo điện thoại di động”.

Nội dung tin cũng nêu rõ “sự tiện lợi của loại báo này là có thể đọc mọi lúc, mọi nơi và không bị hạn chế về thời gian và không gian như báo truyền thống. Chưa kể loại hình báo này còn giúp tương tác nhanh giữa độc giả với tờ báo, tạo điều kiện cho người đọc cung cấp thông tin cho tờ báo bất

Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong bài viết “Báo chí thời truyền

thông đa phương tiện” đăng trên báo Lao Động. Bài báo giải thích thuật ngữ

“báo mobile” là hình thức “gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động” và đánh giá đây là “một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá

là có tương lai ở Âu - Mỹ trong những năm tới”.

Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng điện thoại di động chỉ là một phương tiện để công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình báo điện tử, nghĩa là không tồn tại loại hình truyền thông qua điện thoại di động. Trong bài viết “Báo chí điện tử - Lực lượng trẻ trung, hiện đại trong nền báo chí cách mạng Việt Nam” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả Nguyễn Viết Thảo, Tổng Biên tập của tờ báo này cho rằng:

Báo điện tử hay báo mạng là loại báo mà người ta đọc nó trên máy

tính, điện thoại di động, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Khác với báo in, báo điện tử thường xuyên được cập nhật tin tức. Nó khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, số người thường xuyên truy cập, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin... Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc báo của đọc giả và ít

nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống”. [26].

Nếu trên thế giới, báo in thường được biết đến với thuật ngữ Newspaper, phát thanh là Radio, truyền hình là Television, báo điện tử là Online Newspaper thì chúng tôi đề xuất việc gọi loại hình truyền thông trên điện thoại di động là Mobile News.

“Mobile” là từ tiếng Anh, có nghĩa là chuyển động, di động; lưu động hoặc hay thay đổi, dễ biến đổi, biến đổi nhanh.

“News” trong tiếng Anh có nghĩa là tin tức.

“Mobile News”, có thể được hiểu là tin tức trên điện thoại di động. Ở góc độ loại hình, Mobile News được chúng tôi nhận diện là “loại hình truyền thông trên điện thoại di động”. Tuy nhiên, cần trải qua một quá trình để loại hình truyền thông mới bộc lộ rõ nét các đặc điểm của mình cũng như cần có thêm nhiều nghiên cứu của các chuyên gia để có thể đưa ra một thuật ngữ sát nghĩa và phù hợp nhất. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi vẫn thống nhất tên gọi “loại hình truyền thông trên điện thoại di động” thay cho việc sử dụng thuật ngữ tiếng Anh Mobile News.

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 32)