Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam

80 574 3
Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU THU HÀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƢU THU HÀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 0107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả Lƣu Thu Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 8 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Bố cục của Luận văn 10 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 11 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 11 1.1.1. Khái quát chung về công ty 11 1.1.2. Khái niệm về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn 14 1.1.3. Các hình thức góp vốn 20 1.1.4. Định giá tài sản góp vốn 38 1.1.5. Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn 41 1.2. Hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY50 2.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 50 2.1.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 50 2.1.2. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập công ty 52 2.1.3. Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất 55 2.2. Thực trạng các qui định pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 57 2.2.1. Các qui định của pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 57 2.2.2. Những hạn chế của các qui định pháp luật về hậu quả pháp lý của góp vốn thành lập công ty 59 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 63 3.1. Các định hướng hoàn thiện 63 3.2. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả của hành vi góp vốn thành lập công ty 69 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng kể. Khu vực kinh tế nhà nước đang được cải tổ mạnh mẽ để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, linh động và làm quen dần với cạnh tranh quốc tế. Số lượng các công ty được thành lập ngày càng nhiều đáp ứng các nhu cầu của xã hội, tạo ra nhiều việc làm và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đứng trước tình hình đó, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đang được đặt ra, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Doanh nghiệp 2005. Trong việc thành lập công ty, vốn góp là một vấn đề pháp lý then chốt. Thực tế cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, có nghĩa là không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Một công ty chỉ có thể được thành lập và đi vào hoạt động khi có sự đóng góp tài sản của thành viên hoặc các thành viên của nó để tạo thành vốn của công ty. Việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp, các mô hình khác nhau tạo nên qui chế pháp lý khác nhau đối với người góp vốn. Trong một chừng mực nào đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những thành công nhất định trong việc tạo sự đa dạng các hình thức kinh doanh nhằm huy động các nguồn vốn. Tuy nhiên, đứng trước các cơ hội và thách thức mới, Luật Doanh nghiệp 2005 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, thiếu sót cần chỉnh sửa để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc góp vốn thành lập công ty, mặt khác tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp. 7 Góp vốn còn là một vấn đề pháp lý cơ bản để xác định quyền lợi của các thành viên công ty. Nó không những đáp ứng các quyền lợi tương ứng của họ, mà còn tạo ra sự tin tưởng và an toàn liên quan tới đầu tư và kinh doanh. Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của góp vốn và các hậu quả của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong các vấn đề pháp lý, tác giả lựa chọn “Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu ngoài nước Góp vốn là một vấn đề kinh tế và pháp lý gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nó không phải là một vấn đề mới đối với khoa học pháp lý, cũng như khoa học kinh tế. Thế nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, góp vốn vẫn cần phải được nghiên cứu trong nhiều phương diện. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, nhất là trong khoa học pháp lý. Tuy nhiên hiếm khi thấy có những nghiên cứu cụ thể cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong một hệ thống pháp luật đang cần hoàn thiện bởi sự bất cập và mâu thuẫn, chồng chéo một cách đáng ngại. Có một số công trình tiêu biểu trên thế giới liên quan tới đề tài Luận văn như sau: (1) Peter Fearns, Business Studies, Hodder & Stoughton, London- Sydney- Auckland, 1992; (2) Robert W. Hamilton, The Law of Corporations, West Publishing Co., 1991; (3) Harry G. Henn & John R. Alexander, Laws of Corporations and Other Business Enterprises, Third Edition, St. Paul, Minn. West Publishing Co., 1983; (4) Friedrich Kuebler, Juergen Simon, Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức, Nxb Pháp lý, 1992; (5) Francis Lemeunier, Nguyên lý và thực hành luật thương mại, luật kinh doanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1993. Tình hình nghiên cứu trong nước Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài Luận văn. Đó là các công trình hết sức có giá trị lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên 8 việc gắn chặt góp vốn với vấn đề pháp lý trong giai đoạn hiện nay vẫn còn những vấn đề pháp lý nhỏ để Luận văn có thể khai thác. Một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu phải kể đến (nhưng không thể kể hết), bao gồm: (1) Ngô Huy Cương, Giáo trình luật thương mại – Phần chung và Thương nhân, Nxb. Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2013; (2) Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân, Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển I vàg Quyển II, Sài Gòn, 1972; (3) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại- Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; (4) Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Công ti Vision & Associates, và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Tìm hiểu về Luật Doanh nghiệp 2005; (5) Nguyễn Như Phát (Chủ biên), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; (6) Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế- Tập 1: Luật doanh nghiệp, Tình huống- Phân tích- Bình luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006; (7) Dự án VIE/94/003, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam; (8) Bùi Ngọc Cường, Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; (9) Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, Công ty- vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb Tri Thức, TP. Hồ Chí Minh, 2009: (10) Nguyễn Mạnh Bách, Các công ty thương mại, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Biên Hòa, 2006. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề pháp lý phát sinh liên quan tới hành vi góp vốn. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Luận văn có mục tiêu chủ yếu là làm rõ về mặt lý luận những vấn đề pháp lý phát sinh từ hành vi góp vốn thành lập công ty và kiến nghị hoàn thiện chế định pháp luật này. Luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 9 + Nghiên cứu lý luận về góp vốn và các hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi góp vốn; + Đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về góp vốn và hậu quả pháp lý của nó; + Kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan. Vì góp vốn và hậu quả của hành vi góp vốn là một lĩnh vực pháp lý rộng. Do đó Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty, tức là các giao dịch về góp vốn thành lập công ty mà không nghiên cứu góp vốn vào các lĩnh vực khác, và cũng không phân tích việc góp vốn thành lập công ty dưới giác độ kinh tế, văn hóa, xã hội. Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này mà chỉ phân tích các qui phạm hiện hành thông qua lý luận. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phương pháp mà luận án sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật. Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng pháp luật. 10 Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp. Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu… hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu… 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của Luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về góp vốn và hệ quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty. Chương 2: Thực trạng pháp luật việt nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty. Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công [...]... về chế độ góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn Tuy nhiên tựu trung lại vấn đề góp vốn và hậu quả pháp lý của nó có những điểm chung nhất định 1.1.2 Khái niệm về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn 1.1.2.1 Khái niệm góp vốn thành lập công ty Góp vốn thường được người Vi t Nam hiểu là vi c một người đưa hay hùn tiền bạc hay tài sản vào một công cuộc kinh doanh nhất định và mong nhận... ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty 1.1.1 Khái quát chung về công ty 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty Công ty là loại một loại thương nhân xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Theo quan niệm truyền thống, công ty được hiểu là sự liên kết của. .. của quản lý nhà nước 1.1.3 Các hình thức góp vốn Góp vốn thành lập công ty có nhiều hình thức khác nhau Vi c phân loại các hình thức này chủ yếu dựa vào đối tượng của hành vi góp vốn – đó chính là tài sản, công sức, và tri thức Điều đáng lưu ý nhất là mỗi hình thức góp vốn dường như phụ thuộc vào một qui chế pháp lý khác nhau xuất phát từ đối tượng của hành vi góp vốn Khác với Bộ luật Dân sự 2005 của. .. sản khác của công ty Vi c góp vốn vào công ty bằng cách chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản của mình cho công ty để đổi lại tư cách sở hữu chủ hoặc đồng sở hữu chủ của công ty đó 15 1.1.2.2 Bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty Từ khái niệm trên ta có thể nhận thấy bản chất pháp lý của góp vốn là hành vi pháp lý làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn, làm... nắm giữ của từng cổ đông [14, tr 25 - 27] Nếu xét trên phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản để đổi lấy quyền lợi đối với công ty Nói tóm lại góp vốn về bản chất pháp lý là một hành vi pháp lý Hành vi này là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn đối với tài sản góp vốn cụ thể, đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn đó, và làm... sự Hành vi thương mại nói đơn giản là hành vi do thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lời Còn hành vi dân sự là hành vi do các chủ thể của pháp luật thực hiện nhằm mục đích tiêu dùng Tuy nhiên sự phân biệt này là một vấn đề khoa học phức tạp mà khó có thể lý giải trong phạm vi của Luận văn này 12 Đặc điểm thứ ba: Vi c góp vốn và sở hữu vốn của công ty bị giới hạn bởi pháp luật Các hình thức góp vốn. .. thành lập công ty và vi c sở hữu vốn của công ty luôn luôn được pháp luật quan tâm và điều tiết Vốn ban đầu hình thành từ sự đóng góp của thành vi n hoặc các thành vi n Thông qua vi c góp vốn, thành vi n đổi lại quyền lợi trong công ty và quyền chi phối công ty Hơn nữa công ty luôn có sự tác động lớn tới cộng đồng bởi khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, và khả năng huy động vốn từ bên ngoài Pháp. .. của công ty đối vốn so với công ty đối nhân Một vấn đề kinh tế khác khi các thành vi n, các cổ đông góp vốn vào công ty là vi c thực hiện quyền quản lý công ty để đảm bảo vi c sử dụng đồng vốn của mình sẽ đem đến hiệu quả kinh tế cao nhất Do là công ty đối vốn điển hình nên quyền quản lý trong công ty tương ứng với tỷ lệ số vốn góp vào công ty thông qua tỷ lệ vốn góp của từng thành vi n và số lượng cổ... trọng nhất của hành vi góp vốn Vì vậy có thể thấy vi c liệt kê các tài sản góp vốn như Luật Doanh nghiệp 2005 của Vi t Nam có ý nghĩa thực tế và nhưng không thể không có các thiếu sót Có lẽ các qui định này không dám đi quá xa ra khỏi khuôn khổ của các qui định về tài sản trong Bộ luật Dân sự 2005 của Vi t Nam nơi đã đặt ra tiền đề cho những thiếu sót như vậy Chẳng hạn: theo pháp luật Vi t Nam “vật chất... thức góp vốn bằng quyền Góp vốn bằng quyền có phần phức tạp hơn so với góp vốn bằng tiền và góp vốn bằng hiện vật, không chỉ vì sự tính toán giá trị của nó, mà còn vì sự phân loại nó Trước hết, vi c phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn đến phân chia vi c góp vốn bằng tài sản thành góp vốn bằng hiện vật và góp vốn bằng quyền, hay nói cách khác, góp vốn bằng tài sản hữu hình và . về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty. Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Vi t Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành. cứu lý luận về góp vốn và các hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi góp vốn; + Đánh giá pháp luật Vi t Nam hiện hành về góp vốn và hậu quả pháp lý của nó; + Kiến nghị hoàn thiện pháp luật. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 11 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập

Ngày đăng: 08/07/2015, 21:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan