Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam (Trang 50)

5. Bố cục của Luận văn

2.1.1.Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập

2.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty

2.1.1. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty lập công ty

Hiến pháp 1992 rằng công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh. Kế thừa các nguyên tắc đó, Hiến pháp 2014 khẳng định hơn nữa về quyền tự do kinh doanh - được xem như một quyền con người, quyền cơ bản của công dân mà chỉ có thể bị hàn chế bởi luật nhằm mục đích bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng. Như vậy pháp luật về góp vốn thành lập công ty có điều kiện để hoàn thiện hơn nữa.

Pháp luật về góp vốn thành lập công ty bao gồm tổng thể những quy định về hợp đồng thành lập công ty, thỏa thuận góp vốn, các phương thức góp vốn, nghĩa vụ góp vốn, quyền lợi từ việc góp vốn… Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật. Các đạo luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và nhiều đạo luật khác là cơ sở pháp lý cho hoạt động góp vốn thành lập công ty. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp có nhiệm vụ qui định trực tiếp.

“Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.

Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 4, khoản 4), cũng đưa ra định nghĩa tương tự. Xét về mặt biểu hiện bên ngoài, các định nghĩa này cho thấy góp vốn là việc người đầu tư đổi tài sản thuộc sở hữu của mình để trở thành chủ sở hữu của công ty.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã xem xét và định nghĩa lại như sau:

Góp vốn là việc đưa tài sản vào tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn

bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập” (Điều 4, khoản 13).

Vốn góp là khái niệm nhằm xác định một cách cụ thể tổng giá trị của những tài sản mà nhà đầu tư nào đó đóng góp vào công ty. Như vậy, vốn góp được định lượng bằng tiền. Luật Doanh nghiệp coi góp vốn là việc dịch

chuyển tài sản từ người góp vốn sang cho công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định cụ thể tài sản góp vốn bao gồm những loại nào. Tuy nhiên dùng phương pháp liệt kê có thể dẫn tới sự không đầy đủ. Do vậy, Luật Doanh nghiệp có quy định mở là ngoài các tài sản đã liệt kê thì các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty cũng được coi là tài sản góp vốn. Luật Doanh nghiệp chỉ đề cập đến việc góp vốn thành lập công ty bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản. Còn tài sản là gì, các loại tài sản như thế nào và việc thực hiện góp vốn bằng tài sản, chuyển giao vốn góp như thế nào thì đòi hỏi phải có sự quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự.

Tuy nhiên có thể thấy các định nghĩa về góp vốn nói trên trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành trong các thời kỳ khác nhau gần đây, khái niệm góp vốn có sự khác biệt. Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh

nghiệp 2005 xuất phát từ góc độ pháp lý để định nghĩa. Còn Luật Doanh nghiệp 2014 lại xuất phát từ giác độ kinh tế để định nghĩa. Việc định nghĩa khái niệm góp vốn dưới giác độ kinh tế không thuận tiện cho việc nhận biết các dấu hiệu pháp lý của việc góp vốn và cũng không cho thấy rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của người góp vốn cũng như người nhận vốn. Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ ra tài sản có thể đem vào góp vốn bao gồm:

“1. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn” (Điều 35).

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam (Trang 50)