Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam (Trang 55)

5. Bố cục của Luận văn

2.1.3.Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Mặc dù buộc phải thừa nhận sở hữu toàn dân về quyền sử dụng đất, thế nhưng quyền sử dụng đất là tài sản, là đối tượng góp vốn. Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập công ty, thì người sử dụng đất chấm dứt quyền sử dụng của mình, đồng thời công ty được xác lập quyền sử dụng đất theo giao dịch góp vốn. Thế nhưng, một trong những mâu thuẫn mang tính triệt tiêu giữa Luật đất đai và Luật doanh nghiệp đã tạo rào cản rất lớn đến môi trường kinh doanh, quyền tự do kinh doanh. Cụ thể:

Điều 131 khoản 2 Luật đất đai quy định việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn; trường hợp liên doanh với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận;

d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;

đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố mất tích; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;

e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

3. Việc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Người sử dụng đất chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này gửi đơn xin xoá đăng ký góp vốn đến nơi đã đăng ký góp vốn; b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin xoá đăng ký góp vốn, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp cần thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chấm dứt góp vốn thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với quy định này, Luật đất đai chỉ cho phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong một thời hạn. Về bản chất pháp lý chỉ là quan hệ thuê đất và tiền thuê trong thời hạn đó là tài sản góp vốn – một mâu thuẫn triệt tiêu, thể hiện trình độ lập pháp hết sức yếu kém. Đây không chỉ là cách nhận định trên giấy của tác giả mà thực tiễn áp dụng pháp luật đã diễn ra, có thể chỉ ra vụ việc điển hình do Sơ tài nguyên, môi trường và nhà đất Hà Nội thực hiện đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thương mại Đại An. Khi công ty này thực hiện việc đăng ký sang tên tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thì ngày 25/3/2014, sở tài nguyên ban hành văn bản số 358/VPĐKNĐ-ĐKBĐ về việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.... Theo đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Cụ thể, yêu cầu áp

dụng Điều 728 Bộ luật Dân sự và luật đất đai để sửa đổi hợp đồng, bổ sung điều khoản: "thời hạn góp vốn"; thay thế cụm từ "...đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở" bằng cụm từ "...đăng ký góp vốn..". Đây là một trong những sai lầm rất lớn, bởi lẽ, Doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn theo Luật Doanh nghiệp. Trình tự thủ tục góp vốn được thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể: Điều 29 Luật Doanh nghiệp quy định: "... cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Như vậy, nội dung hợp đồng sử dụng cụm từ "đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở" là hoàn toàn hợp pháp và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tài sản góp vốn vào Công ty là đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS. Luật Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam (Trang 55)