5. Bố cục của Luận văn
2.2. Thực trạng các qui định pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn
góp vốn thành lập công ty
2.2.1. Các qui định của pháp luật về hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty
Như trong Chương 1 đã nêu hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty. Các đạo luật về doanh nghiệp có một số qui định liên quan. Bộ luật Dân sự với vai trò nền tảng có các qui định mà có thể rút ra giải pháp giải quyết tranh chấp. Điều 36, Luật Doanh nghiệp 2014 qui định:
“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản”.
Bên cạnh các qui định này Luật Doanh nghiệp 2014 có các qui định về nghĩa vụ góp vốn khi thành viên công ty đã cam kết, quyền lợi mà thành viên góp vốn được hưởng từ việc góp vốn thành lập công ty, và trách nhiệm của thành viên khi công ty bị phá sản. Các hậu quả pháp lý này có sự khác nhau ít nhiều liên quan tới mỗi hình thức công ty mà người góp vốn thành lập. Khi đã cam kết góp vốn thành viên phải thi hành nghĩa vụ đã cam kết bởi cam kết góp vốn là một hành vi pháp lý. Việc vi phạm nghĩa vụ góp vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm theo các qui định của luật nghĩa vụ. Việc góp vốn đem đến cho người góp vốn các quyền lợi nhất định như: được chia lợi nhuận từ công ty, được tham gia quản trị công ty theo thỏa thuận hay luật định, được
mua cổ phần mới chào bán theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ (nếu là công ty cổ phần), được chia phần tài sản còn lại khi công ty bị phá sản hay giải thể, và có các quyền khởi kiện liên quan. Việc góp vốn khiến cho thành viên công ty phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty theo chế độ trách nhiệm được định ra đối với từng loại hình công ty.
Với các hậu quả pháp lý này, pháp luật Việt Nam có dự liệu ở các văn bản pháp luật khác nhau.
2.2.2. Những hạn chế của các qui định pháp luật về hậu quả pháp lý của góp vốn thành lập công ty
Trước hết, về tổng quát, có thể nhận thấy có các hạn chế sau liên quan tới các qui định pháp luật về hậu quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa dự liệu được hình thức góp vốn
bằng công sức và bằng tri thức, do đó chưa dự liệu được các hậu quả pháp lý liên quan. Thực tế có sự góp vốn như vậy Ví dụ góp vốn bằng dịch vụ thị trường thực chất là góp vốn bằng công sức; góp vốn bằng nhận biết các đặc tính của vật thực chất là góp vốn bằng tri thức.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và 2014 dường như được xây
dựng tách bạch khỏi Bộ luật Dân sự 1995, 2005 và 2015 (sắp tới), do đó không có đường kết nối giữa các đạo luật nay. Vì vậy không thấy yêu cầu tìm kiếm giải pháp giải quyết các tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ góp vốn.
Thứ ba, quyền tự do khởi kiện của người góp vốn không được dẫn
chiếu sang Bộ luật Tố tụng Dân sự khiến cho người góp vốn khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi liên quan tới việc góp vốn của mình.
Việc xây dựng pháp luật thiếu một tư duy hệ thống, đặc biệt trong xây dựng pháp luật về công ty còn giằng co giữa các vấn đề “mở” hoặc “đóng” trong chính sách đối với công ty nói chung và sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng nên nhiều khi tạo ra sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều luật chuyên ngành và các Luật này
thường chồng chéo lên nhau. Để đồng bộ thì bản thân Luật Doanh nghiệp không thể sửa đổi một mình được mà các luật chuyên ngành khác cũng phải sửa đổi cho phù hợp với những tiêu chí cơ bản của luật doanh nghiệp, có như vậy khi Luật Doanh nghiệp đi vào thực tế mới phát huy được hiệu quả của nó [14, tr. 55].
Công ty từ khi thành lập đã không có sự thỏa thuận rõ ràng về mức góp vốn và cách thức phân chia lợi nhuận, vì vậy hậu quả là khi xảy ra tranh chấp các thành viên góp vốn rất khó có đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý để bảo vệ mình trước nội bộ doanh nghiệp hoặc khi tranh chấp tại các cơ quan tố tụng.
Một trong các nhóm nguyên nhân là thành viên, cổ đông lập trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần đến từ quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết. Một nguyên nhân khác do tập quán văn hóa Á Đông, nên các loại hình doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập đã không có sự thỏa thuận rõ ràng về: cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, mức góp vốn và cách thức phân chia lợi nhuận, cơ chế kiểm soát hoạt động sản xuất- kinh doanh. Vì vậy mà luôn tiềm ẩn những nguy cơ tranh chấp là rất lớn và các cơ quan tài phán cũng không có đủ cơ sở pháp lý để xem xét nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, làm cho tranh chấp xung đột kéo dài cản trở sự phát triển của doanh nghiệp [14, tr. 56].
Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã có quy định chi tiết trong trường hợp góp vốn bằng tài sản để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Trong đó, đối với trường hợp góp vốn không phải bằng tiền, vàng hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Tuy nhiên, với quy định như trên, nếu tài sản góp vốn được định giá bởi các cổ đông thì sẽ dẫn đến khả năng các cổ đông cùng nhau định giá tài sản không sát với giá trị thị trường và cùng nhau chấp thuận giá trị tài sản không sát giá trị thị trường đó. Hậu quả gây ra là thiệt hại cho những cổ đông không biết, cổ đông đến sau và thất thu thuế Nhà nước. Vì vậy, việc định giá tài sản cần thiết phải được xác định giá trị bởi tổ chức thẩm định giá độc lập đối với tài sản góp vốn, qua đó tránh việc thất thu thuế cho Nhà nước cũng như giúp bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ trên thị trường [14, tr. 51].
Theo Điều 6, Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Doanh nghiệp quy định thời hạn góp vốn của cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong khi thời hạn góp vốn đối với thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn lại là trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc quy định thời hạn góp vốn quá dài như trên dẫn đến việc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn không trung thực trong việc góp vốn bằng cách "khai khống", "khai ảo" vốn điều lệ, hoặc lợi dụng kẽ hở này của pháp luật để tham gia các dự án, giao dịch có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương nền kinh tế trên bước đường hội nhập. Hậu quả của việc khai không vốn đăng ký, không góp đủ, đúng hạn, là các doanh nghiệp này đã tạo ra một nguồn lực vốn “ảo” cho xã hội, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các đối tác, bạn hàng, ngân hàng… Vì vốn góp (vốn điều lệ thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp với những thiệt hại phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh. Giả sử có tranh chấp xảy ra thì với những quy định hiện hành, doanh nghiệp cũng không biết sợ, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài xử phạt vi phạm hành chính do chưa được ban hành [33].
Vì vậy, cần hạn chế và rút ngắn thời hạn góp vốn của các công ty, đồng thời có cơ chế kiểm soát việc thực hiện các cam kết góp vốn một các chặt chẽ sẽ là tiền đề tốt hạn chế những rủi ro trong sự vận hành chung của nền kinh tế.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 3.1. Các định hƣớng hoàn thiện
Khiếm khuyết của pháp luật về góp vốn và hậu quả pháp lý của hàn vi góp vốn thành lập công ty là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý nhà nước và phát triển xã hội. Bởi lẽ, nhà nước thực thi các chính sách thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật. Thực tế cho thấy, mọi chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ được thực hiện khi nó được chuyển hóa thành luật. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển. Để xác định các định hướng hoàn thiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, những người quyết định chính sách cần phân tích một cách cẩn trọng chính xác các điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, cần xác định đúng mục tiêu phát triển trên cơ sở một chủ thuyết phát triển đúng đắn đảm bảo tính lý luận chặt chẽ, cần hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người dân. Việc xác định các định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về việc chuyển đổi hình thức công ty cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu này.
Về cơ sở kinh tế - xã hội
Việt Nam, nguồn gốc là một nước nông nghiệp. Nghề nông có vị trị đặc biệt quan trọng vì lúa gạo là thực phẩm chính nuôi sống những người dân. Vì vậy nghề nông được trọng hơn nghề thương. Các sử gia mô tả toàn cảnh xã hội Việt Nam thật vắn tắt như sau:
Việt Nam là một xứ nông nghiệp, hàng nghìn năm bưng bít với thế giới bên ngoài. Từ lưỡi cày bằng đá nay chuyển thành bằng gang, những người dân quê “dĩ nông vi bản” trong một thời gian dài đã không thay đổi đáng kể phương thức canh tác của tổ tiên. Vì lấy nông nghiệp làm nghề gốc, thủ công
nghiệp và thương mại kém chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ sung, những làng nghề về cơ bản vấn được tổ chức là làng nông nghiệp. Thương mại ở Việt Nam chủ yếu vẫn diễn ra trên các chợ, người buôn vốn liếng eo xèo “buôn thúng bán mẹt”, tổ chức sơ sài, nếu có hùn vốn cũng mang tính nhất thời [31, tr. 200].
Tuy nhiên, gần ba thập niên trở lại đây Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Ngày 18 tháng 12 năm 1986, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng đường lối đổi mới với ba trụ cột: i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Kể từ đó Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục trong nhiều năm. Ngày 01 tháng 01 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương ma ̣i Thế giới. Sự kiện này thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới. Cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang mở ra.
Cùng với việc xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh
doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Trong việc xây dựng môi trường pháp lý cho kinh doanh, việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 là một sự nỗ lực đáng ghi nhận. Đạo luật này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh, và mở rộng quyền tự do kinh doanh.
Như vậy từ các nghiên cứu tóm tắt về cơ sở kinh tế- xã hội nêu trên, có thể thấy: (1) Nếu xét trên bình diện thương mại, thì nền tảng kinh tế- xã hội Việt Nam ở mức độ rất thấp để phát triển thương mại; (2) Đảng và nhà nước rất quyết tâm phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; (3) thương mại đang dần chiếm vị trí quan trọng trong xã hội; (4) quyền tự do kinh doanh và môi trường cạnh tranh đang dần phát triển và cần sự kiểm soát của Nhà nước.
Về truyền thống lịch sử, văn hóa
Các bậc tiền nhân người Việt đã nhận thức không sai rằng, không kinh doanh thì không thể trở nên giàu có. Nhưng thực tế cho thấy, họ không quan tâm nhiều đến phương thức tổ chức kinh doanh, quy mô kinh doanh, nên khi nói đến nhận thức của người Việt về công ty, có một số tác giả đưa ra dẫn