Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 129 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
129
Dung lượng
874,88 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THỊ VÂN ANH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 HỒ THỊ VÂN ANH LUẬT DÂN SỰ HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THỊ VÂN ANH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Bố cục của luận văn 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 9 1.1. Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 9 1.1.1. Cơ sở Nho giáo 9 1.1.2. Cơ sở về văn hóa truyền thống, tục lệ của dân tộc 18 1.1.3. Sự kế thừa cổ luật của dân tộc và sự ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh 24 1.2. Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ 29 1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống 29 1.2.2. Nguyên tắc hương hỏa 34 1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối Hiếu - Lễ - Nghĩa 37 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ 43 2.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 43 2.1.1. Khái niệm 43 2.1.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 47 2.2. Thời điểm mở thừa kế 48 2.3. Di sản thừa kế 55 2.4. Phạm vi những người được thừa kế theo pháp luật 67 2.4.1. Quan hệ hôn nhân 67 2.4.2. Quan hệ huyết thống 73 2.4.3. Quan hệ nuôi dưỡng (nghĩa dưỡng) 89 2.5. Phân định di sản thừa kế 93 2.5.1. Thừa kế không có chúc thư 93 2.5.2. Thừa kế hương hỏa (thừa kế tự sản) 97 2.5.3. Thừa kế tập ấm (hay thế tập) 100 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN . 104 3.1. Đánh giá về quyền lợi của người con gái trong việc hưởng di sản thừa kế 108 3.2. Đánh giá về quyền hưởng di sản thừa kế của các con 112 3.3. Đánh giá về quyền lợi của người vợ góa 114 3.4. Đánh giá về truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc trong các quy định về thừa kế 116 KẾT LUẬN 120 PHỤ LỤC 126 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, kéo dài hơn hai phần ba thế kỷ. Triều Nguyễn không chỉ để lại cho hậu thế, cho Huế những di sản văn hóa: vật thể và phi vật thể, được thế giới công nhận, mà còn để lại cho hậu thế một di sản lập pháp tương đối hoàn bị dưới thời phong kiến ở Việt Nam. Việc nghiên cứu về văn hóa triều Nguyễn đã được quan tâm và có những thành tựu nhất định. Song việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng đáng với tầm vóc, nhất là việc nghiên cứu các quy định về thừa kế theo hướng chuyên sâu trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn chưa hề được đề cập đến. Việc nghiên cứu pháp luật triều Nguyễn là cần thiết không chỉ để hiểu thêm về triều đại này, mà còn để hiểu biết về pháp chế triều Nguyễn, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về pháp chế Việt Nam dưới thời phong kiến. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, chính thức sáng lập ra triều Nguyễn. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã triển khai biên soạn một bộ luật với quy mô rộng lớn nhằm làm “chuẩn thằng” cho công tác pháp luật. Bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Hoàng triều luật lệ hoặc Bộ luật Gia Long). Vua Gia Long trực tiếp đọc duyệt, tu sửa, sau cùng viết lời tựa có đoạn: “Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ. Hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào. Thật vậy, sống trong xã hội, con người với những ham muốn vô bờ, nếu không có luật pháp để ngăn ngừa thì không có cách gì để dẫn dắt người ta vào đường giáo hóa mà biết được đạo đức”. Không chỉ dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, các vua sau vua Gia Long cũng đặc biệt quan tâm đến việc lập pháp, hàng loạt các Chỉ, Dụ được ban hành dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức để tiếp tục bổ khuyết, hoàn thiện cho Hoàng Việt luật lệ. Công tác lập pháp được chú trọng, triều Nguyễn để lại một di sản pháp luật đồ sộ không kém gì di sản văn hóa: bộ Hoàng Việt luật lệ, 560 quyển Đại Nam thực lục, 1 262 quyển Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, 25 quyển Minh Mệnh chính yếu, 3.171 tập Châu Bản Tuy nhiên, triều Nguyễn lại là triều đại mà trong quá trình tồn tại của mình gắn liền với nhiều biến động của lịch sử, đất nước lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp. Điều đó khiến cho việc đánh giá về triều Nguyễn trở nên hết sức phức tạp. Vấn đề nhìn nhận về pháp luật triều Nguyễn cũng không nằm ngoài tình trạng phức tạp nói trên. Trong sự giao lưu văn hóa, vấn đề tham khảo, tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia là một hiện tượng bình thường, ở đâu và thời nào cũng có. Song, đối với triều Nguyễn lại bị phê phán nặng nề. Trong số những điều mà pháp luật triều Nguyễn nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng bị phê phán thì các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ là bị chỉ trích nặng nề nhất. Do đó, luận văn đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn để nghiên cứu. Mục đích là nhằm tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của hệ thống pháp luật dưới thời nhà Nguyễn. Bởi, nếu không có một “sự hợp lý” nào đó thì hệ thống pháp luật này đã không thể trở thành nền pháp luật thực định của một triều đại tồn tại gần một thế kỷ. Đồng thời, qua việc nghiên cứu về vấn đề chế định thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ cũng là để góp phần trong việc đánh giá về pháp luật triều Nguyễn. Thừa kế là định chế hết sức đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - văn hóa tộc người. Ở đây, nó ít nhiều thuộc về lĩnh vực pháp lý văn hóa, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế định này cũng như khi vận dụng pháp luật đều phải có sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của dân tộc, về văn hóa dân tộc mà được tập trung ở cổ luật của dân tộc, về văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn còn là để hiểu biết về những phong tục tập quán của người Việt xưa. Vì thời xưa, giữa pháp luật và tục lệ tuy hai mà một. Tục lệ chính là cách ứng xử của cộng đồng và pháp luật chính là sự quy phạm hóa những nguyên tắc của tục lệ để củng cố cho luân lý xã hội. Việc tìm hiểu tục lệ của dân tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn thiết nghĩ là hết sức cần thiết trong thời buổi 2 xã hội đương trải qua một “cơn sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những giá trị truyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên. Trong khi người Việt đang chạy theo đà tiến triển vũ bão của văn minh thế giới, thiết nghĩ có ít nhiều ngoảnh lại vào cuộc sống hôm qua của cha ông, chưa ắt đã là hoàn toàn vong bản! Có thể nói, những giá trị cổ luật này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, về truyền thống, mang yếu tố dân tộc mà còn có ý nghĩa về xây dựng pháp luật. Những giá trị này không mất đi mà nó đã, đang và sẽ đồng hành cùng với sự phát triển của đời sống dân sự hiện đại. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay không thể không kế thừa những giá trị tốt đẹp về thừa kế mang tính dân tộc như các quy định về hương hỏa, hiếu, lễ, nghĩa, huyết thống, thừa tự trong cổ luật mà trong đó tất yếu có pháp luật thời Nguyễn. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy di sản văn hóa dân tộc” Vì vậy, nghiên cứu về “Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam” là cần thiết và có cơ sở khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn nói chung đã được đặt ra từ lâu nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhất là việc nghiên cứu về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn chưa được quan tâm. Cụ thể là, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này, nếu có, chỉ có thể tìm được một số công trình nghiên cứu một khía cạnh nào đó có hàm chứa yếu tố thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn. Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về pháp luật triều Nguyễn. Chỉ đến thời Pháp thuộc, cùng với việc dịch thuật bộ Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp, một số tác giả người Pháp đã chú giải nó và do đó vấn đề nghiên cứu về Hoàng Việt luật lệ mới được bắt đầu. 3 Vào năm 1862, Anbaret dịch xong Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp và cho xuất bản. Đến năm 1875, P. Philastre dịch lại bộ Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp xuất bản tại Paris, dưới tiêu đề Le Code Annamite. Cùng với dịch thuật, P. Philastre đã bình luận, chú giải và đó là những kết quả nghiên cứu đầu tiên về bộ Hoàng Việt luật lệ theo quan điểm pháp lý của Tây phương. Đến năm 1909, trong lời tựa viết cho bản dịch bộ Luật Hồng Đức ra tiếng Pháp của Deloustal tuy tập trung nói về pháp luật thời Lê, nhưng H. Maitre cũng đã dành một đoạn để đánh giá về Hoàng Việt luật lệ. Đến năm 1922, lần đầu tiên, một luận án Tiến sỹ Luật học nghiên cứu về bộ Hoàng Việt luật lệ của luật sư Phan Văn Trường đã được đệ trình tại Đại học đường Paris, xuất bản 1922. Luận án gồm 2 công trình có tên là Essais sur Le Code Gia Long (gồm 86 trang) và Le droit pénal à travers l’ancienne la législation chinoise (Etude comparée sur Le Code Gia Long) (gồm 194 trang). Trong luận án, tác giả đã nghiên cứu tường tận và so sánh, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt giữa Hoàng Việt luật lệ và bộ luật nhà Thanh. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống và quy mô đầu tiên về Hoàng Việt luật lệ, trong đó có các định chế về thừa kế. Đến năm 1928, Trần Văn Liêu tiếp tục đệ trình một luận án Tiến sỹ Luật học khác tại Đại học đường Paris với tiêu đề De la propriété familiale comme fondement du droit familial Vetnamien, d’après Le Code Gia Long et Le Code des Lê. Đến năm 1935, Phạm Quang Bạch lại đệ trình luận án Tiến sỹ Luật học tại Đại học đường Paris với tiêu đề là Essai sur l’idée de la loi dans Le Code Gia Long. Từ sau đó trở đi cũng còn một số luận án khác có bàn ít nhiều đến bộ luật Hoàng Việt luật lệ. Sau năm 1954, giáo sư Vũ Văn Mẫu đã tập trung nghiên cứu về cổ luật Việt Nam, trong đó có Hoàng Việt luật lệ. Năm 1958 với cương vị khoa trưởng trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, ông đã cho ra đời bộ giáo trình Dân luật khái luận, trong đó có bàn về Hoàng Việt luật lệ và có đề cập đến chế định thừa kế. Từ năm 1958 cho đến 1975, quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu về vấn đề thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ được giữ nguyên và ông là người độc chuyên giảng dạy tư pháp sử ở miền Nam Việt năm trước năm 1975 nên chúng trở thành nhận thức chính thống của giới luật học miền Nam trước đây. 4 Cùng thời này, ở miền Bắc, luật gia Đinh Gia Trinh cho ra đời tác phẩm Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1968). Trong tác phẩm này có một phần nhỏ đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung. Ngoài công trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất không còn thấy có một công trình nào khác nữa về vấn đề này. Trong mười năm đầu sau 1975 không thấy có một công trình nghiên cứu nào về pháp luật triều Nguyễn. Chỉ từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ trương đổi mới, ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển. Năm 1986, khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng dạy tại khoa với tiêu đề: Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX). Tài liệu này được xuất bản năm 1993 và là tài liệu học tập cho sinh viên khoa Sử trường Đại học Sư phạm Huế. Tài liệu này có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung. Bốn năm sau, vào năm 1990, khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp tiếp tục xuất bản giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trước Cách mạng tháng Tám 1945). Nội dung có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung. Năm 1994, tại cuộc Hội thảo khoa học về triều Nguyễn (thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ) do trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức cũng đã ít nhiều đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nhưng thừa kế theo Hoàng Việt luật lệ trong triều Nguyễn vẫn chưa được đề cập đến. Năm 1994, tác giả Nguyễn Q. Thắng là người đầu tiên dịch Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Việt, kèm theo nhận xét, đánh giá chung về Bộ luật. Đây là lần đầu tiên công chúng được tiếp cận với một bản dịch đầy đủ về Hoàng Việt luật lệ. Từ năm 1996 cho đến nay, một số giáo trình “lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam” của các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc đều lần lượt được xuất bản, trở thành tài liệu học tập của sinh viên ngành luật. Pháp luật triều Nguyễn bắt đầu được quan tâm nhưng nội dung và thời lượng dành cho nó vẫn chưa nhiều nhất là về mảng thừa kế không được quan tâm đến theo hướng chuyên sâu. Nhiều cuộc Hội thảo Khoa học được tổ chức: Hội thảo khoa học Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay, tổ chức tại Đại học Huế vào năm 5 2000. Gần đây nhất là Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ngang tầm cỡ quốc gia, được tổ chức ở Thanh Hóa từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008 Đáng tiếc, là trong các cuộc hội thảo này, vấn đề về pháp luật triều Nguyễn chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có bài tham luận nào về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn. Đầu năm 2005, trên cơ sở của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TS. Huỳnh Công Bá đã xuất bản tác phẩm: Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Và như vậy, thừa kế vẫn đang là vấn đề về pháp luật triều Nguyễn bị bỏ ngỏ. Có thể nói, công tác nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn và pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn đã được đặt ra từ lâu, song cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách dứt khoát vì chưa có sự quan tâm đúng mức. Trên cơ sở những kết luận đầu tiên của P. Philastre vào năm 1875, về sau nhiều tác giả đã tiếp tục nghiên cứu nhưng không đi sâu vào lĩnh vực thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn. Điều này khiến kết quả nghiên cứu về vấn đề này bị dẫm chân tại chỗ, mặc dù thời gian đã lùi xa trên nền của những người đã khai phá mở đường. Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan về nền pháp luật triều Nguyễn, nhất là ở phương diện pháp luật thừa kế là một việc làm hết sức cần thiết để góp phần hiểu đúng về nền pháp luật triều đại này, góp phần đánh giá triều Nguyễn và góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoạt động lập pháp hiện đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện để trình bày toàn bộ nền pháp luật của triều Nguyễn, mà chỉ tập trung ở lĩnh vực pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn. Trong một số nội dung, chúng tôi không dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, mà cố gắng khảo sát thêm các luật lệ bổ sung dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Ở một số trường hợp khi luật văn tỏ ra mặc tĩnh, chúng tôi đã cố gắng xem xét thêm ở thái độ của tục lệ (ở các câu giải đáp của Ủy ban cố vấn Án lệ). Tuy nhiên, về cơ bản, [...]... Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn Chương 2 Những quy định về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ Chương 3 Đánh giá giá trị những quy định về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 1.1 Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 1.1.1 Cơ sở Nho giáo Thừa kế là một quan... cơ sở những vấn đề lý luận, vấn đề pháp lý về thừa kế, các quy định của Hoàng Việt luật lệ về thừa kế và các Chỉ, Dụ được bổ sung suốt thời gian trị vì của triều Nguyễn, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa các quy định về thừa kế theo pháp luật của Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn Luận văn đã đặt vấn đề này vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của chúng để đánh giá về những giá trị của những quy định thừa. .. của dân tộc, pháp luật hóa thành các chế định trong thừa kế Hoàng Việt luật lệ đã chứng minh được ý thức dân tộc, tính Việt trong các chế định về thừa kế dưới pháp luật triều Nguyễn 1.1.3 Sự kế thừa cổ luật của dân tộc và sự ảnh hƣởng của pháp luật nhà Thanh Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ Việt Nam gắn liền với sự kiện đất nước lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp Điều này... Việt luật lệ và bộ luật nhà Thanh Người tiếp theo nghiên cứu bộ Hoàng Việt luật lệ là giáo sư Vũ Văn Mẫu Giáo sư Vũ Văn Mẫu lại khẳng định: Hoàng Việt luật lệ mô phỏng hoàn toàn luật nhà Thanh từ hình thức đến nội dung” [13; 40] Nhóm thứ là 2 người đầu tiên giới thiệu Hoàng Việt luật lệ Đây là các nhà luật học người Pháp đến Việt Nam giữa thế kỷ XIX: ông Anbaret và ông P.L.F Philastre đã dịch Hoàng Việt. .. hoàn toàn giống với pháp luật triều Lê Nên, nhìn chung, pháp luật triều Nguyễn vẫn giải quyết các vấn đề tài sản trong 27 hôn nhân và gia đình theo phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt Nam đã kế thừa theo truyền thống pháp luật của dân tộc” Vấn đề này sẽ tiếp tục được làm rõ trong các nội dung sau của luận văn 1.2 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ 1.2.1 Nguyên tắc... những quy định thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ Từ đó, góp phần đánh giá nền luật pháp triều Nguyễn nói chung Một mục đích khác của luận văn là ở sự so sánh với pháp luật triều Lê, pháp luật nhà Thanh, pháp luật phương Tây Tuy không phải ở tất cả mọi điểm đều được so sánh (vì như thế là nhiệm vụ của một đề tài khác) Song đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà luận văn đề ra và nó...công trình tập trung ở Hoàng Việt luật lệ, vì đây là tài liệu căn bản trong nền pháp luật của triều Nguyễn, đã được áp dụng trong suốt thời gian trị vì của thời đại này và còn được tiếp tục áp dụng sang cả giai đoạn đầu của thời kỳ Pháp thuộc, cho đến ngày người Pháp ban hành các bộ Dân luật giản yếu ở Nam Kỳ (1883), Dân luật Bắc ở Bắc kỳ (1931) và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật ở Trung kỳ (1936) Đối... về Hoàng Việt luật lệ: tiến sĩ Nguyễn Q Thắng (người đã dịch Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Việt) và tiến sĩ Huỳnh Công Bá Theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Q Thắng thì: Hoàng Việt luật lệ thực sự là một bộ luật do người Việt Nam soạn thảo (tuy nhiên có vay mượn từ luật nhà Thanh như vua Gia Long đã viết) công phu được xem như một chuẩn thằng cho công tác luật pháp của triều Nguyễn [158; 40] Tiến sĩ Nguyễn. .. của các chế định về thừa kế hiện nay ở nước ta, vốn đã được các nhà lập pháp thời hiện đại kế thừa từ trong di sản pháp luật của dân tộc 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận khoa học luật dân sự, các quy định của Hoàng Việt luật lệ, các Chỉ, Dụ bổ sung sau Hoàng Việt luật lệ, và trên cơ sở các nguồn tư liệu tiếp cận được, chúng tôi đã tiến hành xử lý, sử dụng các phương pháp khác nhau như: phân... đến kết luận: Hoàng Việt luật lệ do người Việt Nam biên soạn có “xét lọc, chước định, lấy bỏ, thêm bớt” so với luật nhà Thanh (theo sử quán triều Nguyễn) , mà “Khoản sửa đổi quan trọng hơn hết là phần lược bỏ một số điều của bộ luật Thanh triều” (Theo Philastre) Điều này được chứng minh qua các lệ của Hoàng Việt luật lệ Kèm theo mỗi điều luật có các lệ và lời ghi chú của nhà làm luật Các lệ này . VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ 43 2.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 43 2.1.1. Khái niệm 43 2.1.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật trong. PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 1.1. Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 1.1.1. Cơ sở Nho giáo Thừa kế là một quan hệ phát sinh trong. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Bố cục của luận văn 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 9 1.1. Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ