1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thừa kế theo pháp luật trong hoàng việt luật lệ thời nguyễn ở việt nam

240 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN.. Song việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễnvẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHÙNG TRUNG TẬP

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG

HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 9

1.1 Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn 9

1.1.1 Cơ sở Nho giáo 91.1.2 Cơ sở về văn hóa truyền thống, tục lệ của dân tộc 181.1.3 Sự kế thừa cổ luật của dân tộc và sự ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh 24

1.2 Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ 29

1.2.1 Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống 291.2.2 Nguyên tắc hương hỏa 341.2.3 Nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối Hiếu - Lễ - Nghĩa 37

Trang 4

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG

VIỆT LUẬT LỆ 43

2.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 43

2.1.1 Khái niệm 432.1.2 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ 47

2.2 Thời điểm mở thừa kế 48

Trang 5

2.3 Di sản thừa kế 55

2.4 Phạm vi những người được thừa kế theo pháp luật

67 2.4.1 Quan hệ hôn nhân 67

2.4.2 Quan hệ huyết thống 73

2.4.3 Quan hệ nuôi dưỡng (nghĩa dưỡng) 89

2.5 Phân định di sản thừa kế 93

2.5.1 Thừa kế không có chúc thư 93

2.5.2 Thừa kế hương hỏa (thừa kế tự sản) 97

2.5.3 Thừa kế tập ấm (hay thế tập) 100

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN 104 3.1 Đánh giá về quyền lợi của người con gái trong việc hưởng di sản thừa kế

108 3.2 Đánh giá về quyền hưởng di sản thừa kế của các con 112

3.3 Đánh giá về quyền lợi của người vợ góa 114

3.4 Đánh giá về truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc trong các quy định về thừa kế 116

KẾT LUẬN 120

PHỤ LỤC 126

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, kéodài hơn hai phần ba thế kỷ Triều Nguyễn không chỉ để lại cho hậu thế, cho Huếnhững di sản văn hóa: vật thể và phi vật thể, được thế giới công nhận, mà còn

để lại cho hậu thế một di sản lập pháp tương đối hoàn bị dưới thời phong kiến ởViệt Nam Việc nghiên cứu về văn hóa triều Nguyễn đã được quan tâm và cónhững thành tựu nhất định Song việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễnvẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa xứng đáng với tầm vóc, nhất là việcnghiên cứu các quy định về thừa kế theo hướng chuyên sâu trong Hoàng Việt luật

lệ dưới thời nhà Nguyễn chưa hề được đề cập đến Việc nghiên cứu pháp luậttriều Nguyễn là cần thiết không chỉ để hiểu thêm về triều đại này, mà còn để hiểubiết về pháp chế triều Nguyễn, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về pháp chế ViệtNam dưới thời phong kiến

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, chính thức sáng lập ra triều Nguyễn.Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã triển khai biên soạn một bộ luật với quy

mô rộng lớn nhằm làm “chuẩn thằng” cho công tác pháp luật Bộ luật có tên là

Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Hoàng triều luật lệ hoặc Bộ luật Gia Long) Vua

Gia Long trực tiếp đọc duyệt, tu sửa, sau cùng viết lời tựa có đoạn: “Thánh nhân

cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ Hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào Thật vậy, sống trong xã hội, con người với những ham muốn vô bờ, nếu không có luật pháp để ngăn ngừa thì không có cách gì để dẫn dắt người ta vào đường giáo hóa mà biết được đạo đức” Không

chỉ dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, các vua sau vua Gia Long cũng đặc biệt quantâm đến việc lập pháp, hàng loạt các Chỉ, Dụ được ban hành dưới thời MinhMệnh, Thiệu Trị, Tự Đức để tiếp tục bổ khuyết, hoàn thiện cho Hoàng Việt luật lệ.Công tác lập pháp được chú trọng, triều Nguyễn để lại một di sản pháp luật đồ sộ

Trang 7

và thời nào cũng có Song, đối với triều Nguyễn lại bị phê phán nặng nề Trong sốnhững điều mà pháp luật triều Nguyễn nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng

bị phê phán thì các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ là bị chỉ tríchnặng nề nhất Do đó, luận văn đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề thừa kế trongHoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn để nghiên cứu Mục đích là nhằm tìm kiếmnhững giá trị tốt đẹp của hệ thống pháp luật dưới thời nhà Nguyễn Bởi, nếu

không có một “sự hợp lý” nào đó thì hệ thống pháp luật này đã không thể trở

thành nền pháp luật thực định của một triều đại tồn tại gần một thế kỷ Đồngthời, qua việc nghiên cứu về vấn đề chế định thừa kế trong Hoàng Việt luật lệcũng là để góp phần trong việc đánh giá về pháp luật triều Nguyễn

Thừa kế là định chế hết sức đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - vănhóa tộc người Ở đây, nó ít nhiều thuộc về lĩnh vực pháp lý văn hóa, đòi hỏi các nhàlập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế định này cũngnhư khi vận dụng pháp luật đều phải có sự am hiểu sâu sắc về phong tục tậpquán của dân tộc, về văn hóa dân tộc mà được tập trung ở cổ luật của dân tộc, vềvăn hóa dân tộc Việc nghiên cứu các chế định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệthời Nguyễn còn là để hiểu biết về những phong tục tập quán của người Việt xưa

Vì thời xưa, giữa pháp luật và tục lệ tuy hai mà một Tục lệ chính là cách ứng xửcủa cộng đồng và pháp luật chính là sự quy phạm hóa những nguyên tắc của tục lệ

để củng cố cho luân lý xã hội Việc tm hiểu tục lệ của dân tộc thông qua việc

Trang 8

nghiên cứu thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn thiết nghĩ là hết sức cầnthiết trong thời buổi

Trang 9

xã hội đương trải qua một “cơn sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những giá trị

truyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên Trong khi người Việt đangchạy theo đà tến triển vũ bão của văn minh thế giới, thiết nghĩ có ít nhiềungoảnh lại vào cuộc sống hôm qua của cha ông, chưa ắt đã là hoàn toàn vongbản!

Có thể nói, những giá trị cổ luật này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, vềtruyền thống, mang yếu tố dân tộc mà còn có ý nghĩa về xây dựng pháp luật.Những giá trị này không mất đi mà nó đã, đang và sẽ đồng hành cùng với sự pháttriển của đời sống dân sự hiện đại Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kếhiện nay không thể không kế thừa những giá trị tốt đẹp về thừa kế mang tnh dântộc như các quy định về hương hỏa, hiếu, lễ, nghĩa, huyết thống, thừa tự trong cổ luật mà trong đó tất yếu có pháp luật thời Nguyễn

Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy

di sản văn hóa dân tộc”

Vì vậy, nghiên cứu về “Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời

Nguyễn ở Việt Nam” là cần thiết và có cơ sở khoa học.

2 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn nói chung đã được đặt ra từ lâunhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhất là việc nghiên cứu về thừa kế trong HoàngViệt luật lệ dưới thời Nguyễn chưa được quan tâm Cụ thể là, chưa có công trìnhnào nghiên cứu về vấn đề này, nếu có, chỉ có thể tìm được một số công trình nghiêncứu một khía cạnh nào đó có hàm chứa yếu tố thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thờiNguyễn

Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về pháp luậttriều Nguyễn Chỉ đến thời Pháp thuộc, cùng với việc dịch thuật bộ Hoàng Việt luật

Trang 10

lệ ra tếng Pháp, một số tác giả người Pháp đã chú giải nó và do đó vấn đề nghiêncứu về Hoàng Việt luật lệ mới được bắt đầu.

Trang 11

Vào năm 1862, Anbaret dịch xong Hoàng Việt luật lệ ra tếng Pháp và choxuất bản Đến năm 1875, P Philastre dịch lại bộ Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp

xuất bản tại Paris, dưới têu đề Le Code Annamite Cùng với dịch thuật, P Philastre

đã bình luận, chú giải và đó là những kết quả nghiên cứu đầu tiên về bộ Hoàng Việtluật lệ theo quan điểm pháp lý của Tây phương Đến năm 1909, trong lời tựa viếtcho bản dịch bộ Luật Hồng Đức ra tiếng Pháp của Deloustal tuy tập trung nói vềpháp luật thời Lê, nhưng H Maitre cũng đã dành một đoạn để đánh giá về HoàngViệt luật lệ

Đến năm 1922, lần đầu tên, một luận án Tiến sỹ Luật học nghiên cứu về bộHoàng Việt luật lệ của luật sư Phan Văn Trường đã được đệ trình tại Đại học

đường Paris, xuất bản 1922 Luận án gồm 2 công trình có tên là Essais sur Le Code

Gia Long (gồm 86 trang) và Le droit pénal à travers l’ancienne la législation chinoise

(Etude comparée sur Le Code Gia Long) (gồm 194 trang) Trong luận án, tác giả đãnghiên cứu tường tận và so sánh, phân tch những điểm tương đồng và dị biệt giữaHoàng Việt luật lệ và bộ luật nhà Thanh Đây là công trình nghiên cứu có tính hệthống và quy mô đầu tên về Hoàng Việt luật lệ, trong đó có các định chế về thừa

kế Đến năm 1928, Trần Văn Liêu tếp tục đệ trình một luận án Tiến sỹ Luật học khác

tại Đại học đường Paris với têu đề De la propriété familiale comme fondement du

droit familial Vetnamien, d’après Le Code Gia Long et Le Code des Lê Đến năm 1935,

Phạm Quang Bạch lại đệ trình luận án Tiến sỹ Luật học tại Đại học đường Paris với

têu đề là Essai sur l’idée de la loi dans Le Code Gia Long Từ sau đó trở đi cũng còn

một số luận án khác có bàn ít nhiều đến bộ luật Hoàng Việt luật lệ

Sau năm 1954, giáo sư Vũ Văn Mẫu đã tập trung nghiên cứu về cổ luật ViệtNam, trong đó có Hoàng Việt luật lệ Năm 1958 với cương vị khoa trưởng trường

Đại học Luật khoa Sài Gòn, ông đã cho ra đời bộ giáo trình Dân luật khái luận,

trong đó có bàn về Hoàng Việt luật lệ và có đề cập đến chế định thừa kế Từ năm

1958 cho đến 1975, quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu về vấn đề thừa kế trongHoàng Việt luật lệ được giữ nguyên và ông là người độc chuyên giảng dạy tư pháp

Trang 12

sử ở miền Nam Việt năm trước năm 1975 nên chúng trở thành nhận thức chínhthống của giới luật học miền Nam trước đây.

Trang 13

Cùng thời này, ở miền Bắc, luật gia Đinh Gia Trinh cho ra đời tác phẩm Sơ

khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (tập 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1968).

Trong tác phẩm này có một phần nhỏ đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung

Ngoài công trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đấtnước thống nhất không còn thấy có một công trình nào khác nữa về vấn đề này

Trong mười năm đầu sau 1975 không thấy có một công trình nghiên cứunào về pháp luật triều Nguyễn Chỉ từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ trương đổimới, ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển Năm 1986, khoa Lịch sử - TrườngĐại học Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng dạy tại khoa với têu đề:

Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX) Tài liệu

này được xuất bản năm 1993 và là tài liệu học tập cho sinh viên khoa Sử trường Đạihọc Sư phạm Huế Tài liệu này có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nói chung

Bốn năm sau, vào năm 1990, khoa Luật của trường Đại học Tổng hợp tếp

tục xuất bản giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến

trước Cách mạng tháng Tám 1945) Nội dung có đề cập đến pháp luật triều Nguyễn

nói chung

Năm 1994, tại cuộc Hội thảo khoa học về triều Nguyễn (thuộc chương trìnhnghiên cứu khoa học cấp Bộ) do trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức cũng đã ítnhiều đề cập đến pháp luật triều Nguyễn nhưng thừa kế theo Hoàng Việt luật

lệ trong triều Nguyễn vẫn chưa được đề cập đến

Năm 1994, tác giả Nguyễn Q Thắng là người đầu tiên dịch Hoàng Việt luật lệ

ra tiếng Việt, kèm theo nhận xét, đánh giá chung về Bộ luật Đây là lần đầu tiêncông chúng được tiếp cận với một bản dịch đầy đủ về Hoàng Việt luật lệ

Từ năm 1996 cho đến nay, một số giáo trình “lịch sử nhà nước và pháp luật

Việt Nam” của các cơ sở đào tạo luật trong toàn quốc đều lần lượt được xuất

bản, trở thành tài liệu học tập của sinh viên ngành luật Pháp luật triều Nguyễn bắtđầu được quan tâm nhưng nội dung và thời lượng dành cho nó vẫn chưa nhiềunhất là về mảng thừa kế không được quan tâm đến theo hướng chuyên sâu

Trang 14

Nhiều cuộc Hội thảo Khoa học được tổ chức: Hội thảo khoa học Văn hóa Việt

Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay, tổ chức tại Đại học Huế vào

năm

Trang 15

2000 Gần đây nhất là Hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn

trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ngang tầm cỡ quốc gia, được tổ

chức ở Thanh Hóa từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008 Đáng tếc, là trongcác cuộc hội thảo này, vấn đề về pháp luật triều Nguyễn chưa được quan tâm đúngmức Chưa có bài tham luận nào về thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệthời Nguyễn

Đầu năm 2005, trên cơ sở của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TS Huỳnh

Công Bá đã xuất bản tác phẩm: Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn.

Và như vậy, thừa kế vẫn đang là vấn đề về pháp luật triều Nguyễn bị bỏ ngỏ

Có thể nói, công tác nghiên cứu về pháp luật triều Nguyễn và pháp luậtthừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn đã được đặt ra từ lâu, songcho đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách dứt khoát vì chưa

có sự quan tâm đúng mức Trên cơ sở những kết luận đầu tên của P Philastrevào năm 1875, về sau nhiều tác giả đã tếp tục nghiên cứu nhưng không đi sâu vàolĩnh vực thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn Điều nàykhiến kết quả nghiên cứu về vấn đề này bị dẫm chân tại chỗ, mặc dù thời gian đãlùi xa trên nền của những người đã khai phá mở đường

Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan về nền pháp luậttriều Nguyễn, nhất là ở phương diện pháp luật thừa kế là một việc làm hết sứccần thiết để góp phần hiểu đúng về nền pháp luật triều đại này, góp phần đánh giátriều Nguyễn và góp phần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộctrong hoạt động lập pháp hiện đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện để trình bày toàn

bộ nền pháp luật của triều Nguyễn, mà chỉ tập trung ở lĩnh vực pháp luật về thừa

kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời Nguyễn

Trong một số nội dung, chúng tôi không dừng lại ở Hoàng Việt luật lệ, mà cốgắng khảo sát thêm các luật lệ bổ sung dưới thời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức

Trang 16

Ở một số trường hợp khi luật văn tỏ ra mặc tĩnh, chúng tôi đã cố gắng xem xétthêm ở thái độ của tục lệ (ở các câu giải đáp của Ủy ban cố vấn Án lệ) Tuy nhiên, về

cơ bản,

Trang 17

Ngoài ra, luận văn cũng đã chú ý so sánh với pháp luật nhà Thanh của TrungQuốc, so sánh với Quốc triều Hình luật của triều Lê, pháp luật của phương Tâytrong một chừng mực có thể, để góp phần tìm kiếm một cách đánh giá kháchquan hơn đối với nền pháp luật triều Nguyễn.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đây là công trình đầu tên tập hợp và trình bày một cách tương đối có hệthống về vấn đề thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn.Loại bỏ định kiến, luận văn nhìn triều Nguyễn bằng cái nhìn bình đẳng như nhữngtriều đại phong kiến khác Trên cơ sở những vấn đề lý luận, vấn đề pháp lý về thừa

kế, các quy định của Hoàng Việt luật lệ về thừa kế và các Chỉ, Dụ được bổ sung suốtthời gian trị vì của triều Nguyễn, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa các quy định

về thừa kế theo pháp luật của Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn Luận văn đãđặt vấn đề này vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của chúng để đánh giá về những giá trịcủa những quy định thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ Từ đó, gópphần đánh giá nền luật pháp triều Nguyễn nói chung

Một mục đích khác của luận văn là ở sự so sánh với pháp luật triều Lê, phápluật nhà Thanh, pháp luật phương Tây Tuy không phải ở tất cả mọi điểm đều được

so sánh (vì như thế là nhiệm vụ của một đề tài khác) Song đây cũng chính là mộttrong những mục têu mà luận văn đề ra và nó cũng đem lại một số kết quả

Trang 18

bước đầu trong việc góp phần đánh giá đúng đắn hơn về nền pháp luật triềuNguyễn.

Trang 19

Một mục đích khác nữa của luận văn là luận văn đã chọn đúng vào chỗ phápluật triều Nguyễn bị phê phán nặng nề nhất, nên việc nghiên cứu vấn đề này sẽgóp phần giải tỏa định kiến bấy lâu nay về pháp luật triều Nguyễn

Luận văn cũng còn có thể góp phần trong việc hiểu biết về cội nguồn của cácchế định về thừa kế hiện nay ở nước ta, vốn đã được các nhà lập pháp thời hiệnđại kế thừa từ trong di sản pháp luật của dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận khoa học luật dân sự, các quy định của Hoàng Việt luật lệ,các Chỉ, Dụ bổ sung sau Hoàng Việt luật lệ, và trên cơ sở các nguồn tư liệu tếp cậnđược, chúng tôi đã tến hành xử lý, sử dụng các phương pháp khác nhau như:phân tch, so sánh, đối chiếu Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháplịch sử và phương pháp lôgic để rút ra các ý nghĩa, hệ thống hóa các chế định vàtrình bày thành luận văn của mình

Trong đó, luận văn đặc biệt chú ý phương pháp so sánh (trong một giới hạnvới khả năng có thể) với pháp luật triều Lê, pháp luật Trung Quốc nhà Thanh vàpháp luật phương Tây Để đánh giá các định chế về pháp luật thừa kế dưới triềuNguyễn, chúng tôi phải cố gắng vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; nhìn nhận vấn đề trong tnh lịch sử cụ thể của nó; xem xét từng vấn

đề trong tến trình vận động và phát triển của chúng, cũng như trong tnh toànthể của các sự vật và sự việc

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương Cụ thể là:

Chương 1 Khái quát về pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời

Trang 20

Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn.

Trang 21

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ TRONG HOÀNG

VIỆT LUẬT LỆ THỜI NGUYỄN

1.1 Những cơ sở của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn

1.1.1 Cơ sở Nho giáo

Thừa kế là một quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội với yếu tố nềntảng là gia đình, dòng họ Vấn đề gia đình được Nho giáo đặc biệt quan tâm, tạo

cơ sở vững chắc cho những chế định về quan hệ thừa kế trong cổ luật

Trong lịch sử gần hai nghìn năm phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, phảiđến thời Nguyễn thì những phạm trù của học thuyết này mới được các Nho

sĩ nghiền ngẫm, luận giải một cách sâu sắc, trở thành ngọn cờ tnh thần thốngnhất được toàn xã hội trên một nền tảng đạo lý, lễ nghi, tâm lý, nếp sống, mộtdiện mạo văn hóa Nho giáo khá điển hình [617; 6]

Các quan hệ trong đời sống người dân và kể cả pháp luật thời kỳ này đều ítnhiều đậm nét Nho giáo Điều đáng lưu ý là các tư tưởng Nho giáo này đều quaquá trình sàng lọc lịch sử, vì vậy nó chỉ được chấp nhận khi phù hợp với đạo đức,luân lý của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn đời nay

Nho giáo coi gia đình là cơ sở của xã hội Nho giáo xác định “Thiên hạ chi

bản tại quốc, quốc chi bản tại gia” (Mạnh Tử - Ly lâu thượng 5) (tức: gốc của thiên

hạ là nước, gốc của nước là nhà) Nhà Nho Phan Bội Châu nêu ra: “Nước là cái nhà

to, nhà là cái nước lớn” (Khổng học đăng) [140; 16] Trong Tam cương, vua làm

giường mối cho bầy tôi, cha làm giường mối cho con, chồng làm giường mối cho

vợ, thì đã có hai điều nói về quan hệ gia đình Trong Ngũ thường: 1- Quân quânthần thần, 2- Phụ phụ tử tử, 3- Huynh huynh đệ đệ, 4- Phu phu thê thê, 5- Bạn bèbằng hữu, thì cũng có 3 điều nói về mối quan hệ trong gia đình Tam cương liên kết

Trang 22

với Ngũ thường, là năm đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Đây là những nội dung cơbản của đạo đức Nho giáo.

Trang 23

Những vấn đề luân lý đạo đức này được nhà Nguyễn điển chế thành cácquy định pháp luật và truyền bá đến tận làng, xã Mỗi khi triều đình ban bố huấnđiều - giáo điều thì lý trưởng, xã trưởng tập hợp nhân dân giảng giải cặn kẽ giáođiều để mọi người thấm nhuần, tuân thủ lễ giáo Nho giáo và xây dựng nên phongtục làng xã thuần hậu (Mỗi nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu, mỗi nhà

lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng)

Đây là những nguyên nhân đã khiến nhà làm luật dự liệu hình phạt cả trongnhững vấn đề liên hệ đến quyền lợi của tư nhân trong gia đình như các vấn đề giáthú, nghĩa dưỡng, thừa kế v.v , thiết tưởng chỉ cần nhấn mạnh rằng trạng thái ấy

đã ghi nhận một sự đắc thắng của Nho giáo [456; 22]

Sự đắc thắng của Nho giáo càng có ý nghĩa hơn, nếu ta nhận định quan

niệm pháp trị đã xâm lấn vào cả địa hạt luân lý, nghĩa là lãnh vực đáng lẽ phải

dành riêng cho các giáo điều của nhân trị chủ nghĩa Chính trong phạm vi củaluân thường đạo lý, những sự xâm phạm vào các điều mà chủ nghĩa nhân trị coi

là căn bản của gia đình hay cơ sở của nền tam cương ngũ thường cổ điển, lại được

luật pháp coi là những tội đại ác Do đó, các tội bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạnluân được xếp ngang hàng với các trọng tội chính trị trong sự qui định tội thập ác,trong các bộ luật cổ của Trung Hoa cũng như của Việt Nam, từ bộ Hình luật nhà Lý,đến các bộ luật triều Lê, triều Nguyễn

Theo Điều 2 Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ (cũng là Điều 2 luậtnhà Đường và nhà Thanh), tội thập ác là:

1 Mưu phản (mưu làm nghiêng đổ xã tắc, nghĩa bóng là mưu hại vua)

2 Mưu đại nghịch (mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng và cung quyết, nghĩabóng là mưu hại đến tổ tên nhà vua)

3 Mưu bạn (mưu phản nước theo giặc)

4 Ác nghịch (đánh đập hay mưu giết ông bà, cha mẹ, bác, chú, thím, cô,anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng)

5 Bất đạo (giết trong một nhà ba người không đáng phải tội chết; giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc bùa mê)

Trang 24

6 Đại bất kính (ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ ngự dụng, làm giả ấnngự bảo, chế thuốc ngự không theo đúng phương, nấu ngự thiện (đồ

ăn của vua) phạm vào những món ăn cấm, không giữ gìn thuyền ngựcho được chắc chắn, chỉ trích vua và đối với sứ giả nhà vua không giữ lễcủa kẻ bầy tôi)

7 Bất hiếu (tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ; trái lời dạy bảo; nuôi nấngthiếu thốn ông bà cha mẹ; có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi

ăn mặc như thường; được tn tang ông bà cha mẹ mà giấu, không tỏnỗi xót thương; nói dối là ông bà cha mẹ chết)

8 Bất mục (giết hay đem bán những người trong họ từ hàng để tang

ba tháng trở lên, đánh đập và tố cáo chồng, cùng những người trong

họ từ hàng tang tểu công (phải để tang từ 5 tháng trở lên))

9 Bất nghĩa (giết quan cai trị đương tại chức trong địa hạt; giết thầyhọc; được tin tang chồng mà không thương xót, vui chơi ăn mặc nhưthường cùng là cải giá)

10 Nội loạn (gian dâm với người trong họ từ hàng tang tểu công (tang 5tháng) trở lên, cùng nàng hầu của ông cha))

Các tội thập ác được coi là những tội đại hung ác Vì vậy những sự khoanhồng được dự liệu trong luật đều không áp dụng cho các tội này; thí dụ các người

ở trong trường hợp bát nghị phạm tội thập ác, không được hưởng sự ưu đãi màluật đã dành cho họ; tội thập ác không thể được chuộc bằng tền, dù phạm nhân

đã già quá

70 tuổi hay còn trẻ dưới 15 tuổi hoặc phế tật

Theo giáo lý của Nho giáo thì “gia giáo” rất mực được đề cao, “phụ phụ tử

tử, huynh huynh đệ đệ” (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em) Trong mối

quan hệ ấy thì “cha nhân từ, con có hiếu, anh rộng lượng, em kính trọng” Hoàng

Việt luật lệ nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm tôn t, trật tự trong gia

Trang 25

đình; Điều 76 Hoàng Việt luật lệ cấm “lập đích tử trái phép”, Điều 96 Hoàng Việt luật lệ xử phạt trường hợp “mất thứ bậc thê và thiếp” v.v

Trang 26

Nho giáo chủ trương tuyệt đối phụ quyền gia trưởng nên pháp luật quyđịnh cho người gia trưởng có uy quyền đối với mọi thành viên trong gia đình Khi

người vợ phạm phải các lỗi “thất xuất” thì người chồng được phép rẫy vợ.

Điều 108

Hoàng Việt luật lệ quy định 7 trường hợp “thất xuất” là: vô tử, dâm dật, bất sự cậu

cô, đa ngôn, đạo thiết, đố kỵ, ác tật Trong khi đó người vợ bị trừng phạt nghiêmkhắc nếu ruồng bỏ chồng Con cái trong gia đình phải hiếu kính với cha mẹ, dướiquyền của người gia trưởng, theo cổ luật nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng,con cái trong gia đình không được phép có tài sản riêng Điều này bắt nguồn từ

luân lý Nho giáo, trong sách Lễ ký đã viết: “Phụ mẫu tại bất cảm hữu kỳ thân, bất

cảm tư kỳ tài”, nghĩa là khi cha mẹ còn sống thì con cái không dám có đến cả thân

thể của mình, cũng như không được có tài sản riêng tư Điều 82 Hoàng Việt

luật lệ minh thị quy định: “Phàm không phải ông bà cha mẹ cho phép, mà con

cháu lập riêng sổ hộ tịch, chia gia sản thì phải bị phạt 100 trượng”.

Chính sách pháp luật trên cơ sở Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đờisống xã hội thời bấy giờ Quan niệm thừa kế trong cổ luật có những khác biệt sovới quan niệm thừa kế phương Tây hiện đại Thừa kế trong bối cảnh phải giữ vữngdiện mạo của gia đình về lối sống luân lý, đạo đức Bảo đảm được tôn t, trật tự,củng cố được tnh đoàn kết của gia đình, dòng tộc, đó mới là yếu tố cơ bản quantrọng

Vấn đề xây dựng nề nếp gia đình Nho giáo được nhà Nguyễn rất quan tâm.Hàng năm, lý trưởng, xã trưởng phải lập danh sách những người trong làng, xãthọ

100 tuổi với đàn ông, 80 tuổi với đàn bà, những gia đình tứ, ngũ đại đồng đường,những người con hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, những người con gái, nhữngngười vợ tết hạnh để triều đình kịp thời cấp biển biểu dương, phong tặng làmgương cho mọi người noi theo, xây dựng nên mỹ tục ở làng xã [80; 20]

- Quan niệm của Nho giáo về vấn đề tài sản

Trang 27

Chế định thừa kế gắn liền với yếu tố tài sản Nếu yếu tố gia đình là điều kiện

“cần” thì yếu tố tài sản là điều kiện “đủ” để phát sinh quan hệ thừa kế Tuy nhiên

dưới góc nhìn của Nho giáo, vấn đề tài sản trong cổ luật hầu như không được đềcập đến Vấn đề này có lý do của nó

Trang 28

Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặt chẽtrong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ chính trị - xã hội Việc vunđắp tôn t, tnh cảm trong gia đình, từ đó phát triển lên trở thành những tnh cảm

và đức tnh trọng đạo thờ vua, trị nước Nho giáo khẳng định: Hiếu giả sở dĩ sựquân dã, để giả sở dĩ sự trưởng dã, từ giả sở dĩ sự chúng dã (Đại học, 9), nghĩa làHiếu là để phụng sự nhà vua đấy, Để là để phụng sự bề trên đấy, Từ là để saikhiến dân chúng đấy Ngoài việc xây dựng một gia đình bền vững, một xã hội luân

lý thì đây còn là nguyên nhân chính khiến các triều đại phong kiến (triều Lê, triềuNguyễn) chọn Nho giáo làm cơ sở của pháp luật và đạo đức

Vì vậy, các bộ cổ luật được soạn ra để phục vụ trước hết là chế độ quân chủnên phạm vi các quan hệ về tài sản trong đời sống pháp luật dân sự thường hay bịmặc tĩnh Quyền hưởng di sản trong cổ luật không phải hướng tới quyền lợi cánhân như ta thấy qui định ở trong luật phương Tây mà hướng đến quyền lợi lâu dài

và sự bền vững của cả dòng họ, vì theo quan niệm triết lý phương Đông, “thiên

hạ vi

công” dưới gầm trời này không có gì là tư cả [110; 24].

Với ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội Việt Nam thời bấy giờ tn là có sự điềuhòa tự nhiên giữa vạn vật; vạn vật và xã hội loài người có một sự giao hòatương cảm tương ứng rất mật thiết Xã hội chỉ cần hoạt động theo đúng quy luậtđiều hòa của vạn vật là giữ được trật tự Vì vậy, nhà làm luật khi đề cập đến vấn

đề dân sự, tài sản chỉ cần quy định những điều gì liên quan đến sự điều hòa của

vạn vật Trong “di sản, thừa kế, thừa tự” chỉ cần không làm rối loạn các điều lễ

-nghĩa, để trật tự đó trong vạn vật, trật tự xã hội khỏi bị têu tán Vì vậy, nhà làmluật thường có thái độ mặc tĩnh đối với một số các quan hệ liên quan đến tài sản,thừa kế Hoàng Việt luật lệ không quy định các vấn đề về di sản, tài sản của vợchồng mà được bổ sung bằng các Đạo, Dụ của các vua sau đó: Minh Mạng,Thiệu Trị, Đây không phải là một bước thụt lùi so với Quốc triều Hình luật nhưmột số ý kiến mà có thể lý giải là do thời Nguyễn sự ảnh hưởng của Nho giáo vào

Trang 29

pháp luật đã sâu sắc hơn so với thời nhà Lê (chỉ bắt đầu nảy sinh từ thời vua LêThánh Tông [39; 58]) Nói như vậy không có nghĩa là nhà làm luật không quantâm giải quyết những vấn đề này, mà

Trang 30

theo Nho giáo “dĩ hòa vi quý”, “một sự nhịn chín sự lành”, đã đưa các tranh chấp

liên quan đến tài sản trở về giải quyết bằng tập quán, tục lệ Gặp các trường hợptranh chấp này, trước khi có pháp luật can thiệp thì đã có sự dàn xếp và uyquyền của người gia trưởng, xã trưởng để giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề Trong

xã hội cổ điển của ta, đức “nhượng” là đức tnh của người hiền nhân, quân tử; đức tnh ấy đã xóa nhòa quan niệm “quyền lợi cá nhân” khiến các tranh chấp liên quan

đến tài sản luôn trong vòng lễ giáo và giữ đúng khuôn phép của đạo đức xã hội

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Quá trình lựa chọn và vay mượn tư tưởngNho giáo để xây dựng Hoàng Việt luật lệ là một quá trình chọn lọc, có ý thức củanhà cầm quyền triều Nguyễn Lựa chọn Nho giáo phải đặt trên cơ sở kinh tế xã hộiđương thời, phù hợp với truyền thống và tục lệ của người dân Việt

Trong xã hội truyền thống, pháp lý có tính cách hình thức thiên về cưỡngbức; mà tục lệ lại là sự thể hiện cả cuộc sống nội tâm của con người, của xã hội.Con người Việt Nam lại giàu tnh cảm, cuộc đời là sự thể hiện về tâm lực của ngườiViệt Nam Vì vậy, nếu pháp luật chỉ đơn thuần vay mượn các học thuyết Nho giáocủa Trung Quốc mà không quan tâm gì đến truyền thống của dân tộc thì Hoàng Việtluật lệ không thể tồn tại đến gần một thế kỷ

Trong hội thảo quốc tế “Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ

hướng tiếp cận liên ngành” được Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) cùng với

Viện Harvard - Yenching (Hoa Kỳ) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào ngày

Trang 31

nhất có thể dự kiến, sự đồng nhất với ý thức hệ Khổng giáo và văn hóa Trung Hoa chính thống trở thành đường lối chính trị của chính phủ Sự tập trung hành chánh

Trang 32

theo khuôn Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn là trong quá khứ, với sự áp dụng nghiêm ngặt luật lệ Khổng giáo, là lợi khí nhà Nguyễn dùng để khắc phục các xu hướng ly tâm quân sự và chính trị tại các địa phương Song phải nói là quá trình vay mượn này phản ánh lòng tin rằng Khổng giáo diễn đạt các kinh nghiệm toàn cầu chứ không phải của Trung Quốc mà thôi, đồng thời thể hiện phương sách kiểm tra xã hội và cai trị tiên tiến nhất Như thế, các vua nhà Nguyễn không mong muốn

mô phỏng theo thể chế Mãn Thanh cùng thời, mà là chế độ đã có trong các thời kỳ lịch sử vẻ vang trong quá khứ Điều này giải thích tại sao biên niên sử nhà Nguyễn miêu tả vị quân vương Việt Nam trong thế kỷ XIX như là nhân vật bảo vệ học thuyết Khổng giáo chính thống, đứng trên cả vua nhà Thanh về mặt văn hóa” [368;

28]

Chứng minh cho vấn đề này, luận văn tìm hiểu địa vị pháp lý của người phụ

nữ trong Nho giáo và thực tế trong xã hội xưa ở Việt Nam

Đối với học thuyết Nho giáo

Cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình Nhưng xuất phát từ quanđiểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi rẻ phụ nữ (xếp đàn bà và bọn tểunhân vào cùng một duộc là hạng người khó nuôi dạy), Nho giáo đặt tnh nghĩaanh em cao hơn tnh nghĩa vợ chồng Vợ chết thì có thể lấy được vợ khác, chứanh em không còn thì biết lấy gì mà thay thế?

Phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều nhất những đau khổ, thiệt thòi dochế độ hà khắc, bất công và bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình gây nên

Bị dồn nén trong vòng cương tỏa của “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh

-hiểu theo lúc bấy giờ), người phụ nữ chỉ biết phận mình là phải nép vàokhuôn phép, biết tự kiềm chế, tự tước bỏ mọi ham muốn cá nhân, chịu “thuầndưỡng” để vâng lời, để nhường nhịn, để kiên nhẫn chịu đựng và hy sinh Cô con gái

ngay trước lúc về nhà chồng, đã được mẹ dặn: “Con về nhà của con (tức nhà

chồng, thì nên kính nhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng” (Vãng chi nhữ

gia, tất kính, tất giới, vô vi phu tử)

Trang 33

Phải đeo đẳng cái đạo lý “tam tùng” (tại gia tùng phụ, thích nhân tùng phu,

phu tử tùng tử): ở nhà theo cha, qua nhà người theo chồng, chồng chết theocon

Trang 34

Người đàn bà suốt đời bị phụ thuộc vào người đàn ông, dù người đó là cha,

là chồng, hay là con trai của mình

Cũng không kém phần ác nghiệt, cái đạo lý về “tiết hạnh”! Người đàn ông

có thể năm thê bảy thiếp, nhưng người đàn bà thì không thể lấy hai chồng, cũng

ví như bậc trung thần không thể thờ hai vua! (Trung thần bất sự nhị quân, liệt nữ

bất giá nhị phu).

Người đàn bà chồng chết thì cứ phải ở vậy Đi lấy chồng khác là thất tết Vàtheo Trình Y Xuyên, danh nho đời Tống, nếu người đàn ông lại đi cưới người đã

thất tết, thì chính mình là người thất tết (Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân,

thị kỷ thất tiết dã) Kể cả những bà góa, nghèo đói, không nơi nương tựa, cũng

không nên đi bước nữa, vì đói chết là việc cực nhỏ, thất tết mới là việc cực lớn

(Nhiên ngạc tử sự cực tiểu, thất tiết sự cực đại).

Học thuyết Nho giáo trên đây mặc dù được vận dụng vào Việt Nam nhưngnhà lập pháp triều Nguyễn đã điều chỉnh cho phù hợp với truyền thống tôntrọng phụ nữ của dân tộc ta

Hoàng Việt luật lệ và phong tục đối với đàn bà đã hòa hoãn bớt cái tnh cáchtàn nhẫn của Nho giáo Theo Hoàng Việt luật lệ thì đàn ông có quyền thất xuất,nhưng lại có ba trường hợp khiến người chồng không thể bỏ vợ được, trừ khi vợ

có tội ngoại tnh, là: nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có,nếu ngoài nhà chồng ra vợ không còn chỗ nào nương tựa nữa Nếu người chồng

vô cớ mà bỏ vợ, hay nếu ở trong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ, thì pháp luật trừngphạt

Gia dĩ Hoàng Việt luật lệ tuy cho phép chồng có quyền dùng của cải của

vợ, vợ không bao giờ được kiện chồng, nhưng theo phong tục thì chồng chỉđược quản lý của ấy, nếu muốn cắt nhượng thì phải có vợ thuận tnh.Nếu chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, cho nênnhững tài sản ấy bán mà vợ không ký tên hay điểm chỉ vào văn khế thìkhông ai dám mua Theo luân lý xưa thì chồng có quyền đem bán vợ mà

Trang 35

29pháp luật thì cấm chồng không được bán vợ, bắt vợ làm thuê, hay là hạ vợchính xuống hàng vợ hầu và đem vợ hầu lên hàng vợ chính.

Trang 36

Cổ luật lại nhận cho người vợ có địa vị tương đương với chồng ở trong giađình, mà theo tục thường thì việc quản lý gia sản không những là vợ làm giúpchồng mà lại chính vợ tự đảm đương, cho nên không những người ta gọi ngườichủ phụ là nội trợ, mà lại thường gọi là nội tướng.

Nhất là khi chồng chết thì quyền của người chủ phụ lại rõ rệt lắm Nho giáobuộc người đàn bà chết chồng phải ở vậy nuôi con, người nào đi lấy chồng khác làthất tết Theo nguyên lý thì người quả phụ ở với con là phải phụ thuộc theo con(tòng tử), nhưng theo sự thực thì bà mẹ góa có quyền quản lý gia chính và cóquyền giám đốc con cái cũng như người cha khi sống Nếu con trưởng của bà là tộctrưởng mà còn nhỏ thì bà có quyền thay con mà tế tự tổ tên, song khi hành lễthường có một người đàn ông trong họ (ông chú) giúp đỡ

Địa vị của đàn bà như thế cũng là cao hơn địa vị do Nho giáo chỉ địnhnhiều, song nếu người quả phụ bỏ con cái và gia đình chồng mà đi lấy chồng khácthì những quyền kể trên tự nhiên mất hết Người đàn bà tái giá đối với gia đìnhchồng đã dứt hết quan hệ cho nên đối với con cái cũng không quan hệ gì nữa.Nếu con cái còn nhỏ thì tài sản của chúng cùng việc nuôi dạy chúng có người chúbác hay bà con gần của cha chúng trông nom Người con gái xuất giá là bỏ giađình mình mà vào gia đình chồng; người quả phụ tái giá là bỏ gia đình chồng

cũ mà vào gia đình chồng mới Nhưng ở trong gia đình chồng mới, người đàn bàvẫn có địa vị tương đương

Cũng có nhiều khi, nếu gia đình không có con trai thì người con gái trưởngđược giữ của hương hỏa và thờ phụng cha mẹ tổ tên như con trai trưởng TheoQuốc triều Hình luật đời Lê và một đạo sắc chỉ lời Quang Thuận (Lê Chiêu Tôn,1517) thì con gái trưởng ấy có đủ các quan hệ nghĩa vụ về pháp luật và tôn giáonhư một người gia trưởng vậy Đến triều Nguyễn, khi cha chết không có ngườithừa tự nữa thì pháp luật và phong tục cũng cho con gái được hưởng của hươnghỏa để phụng sự tổ tiên Theo thực tế, nếu chỉ có con gái thì các con gái vẫn đượchưởng di sản và của hương hỏa, duy khi nào không có con, hầu thì mới nuôi con

Trang 37

nuôi để lập tự Câu tục ngữ “Vô nam dụng nữ” ta thường nghe lại làm chứng rõ rệt

cho tập tục ấy

Trang 38

Hoàng Việt luật lệ lại trừng phạt những người thất kính với đàn bà TheoHoàng Việt luật lệ (Điều 17) thì người nào dùng lời thô tục dâm đãng làm chongười đàn bà đến xấu hổ mà tự tử thì phải xử đến hình giảo giam hậu Cũngđiều luật ấy định rằng nếu người nói lời tục tĩu dâm đãng ấy mà không cố ý làmnhục, nhưng người đàn bà nghe thấy cũng lấy làm xấu hổ mà tự tử, thì phải

xử hình trượng nhất bách lưu tam thiên lý

Dẫu về thực tế thì những điều ấy không khi nào thi hành, nhưng trongHoàng Việt luật lệ có những điều ấy cũng đủ tỏ rằng đàn bà ở xã hội ta không đếnnỗi bị khinh miệt quá mức như theo đạo đức Nho giáo

1.1.2 Cơ sở về văn hóa truyền thống, tục lệ của dân tộc

Pháp luật phản ánh trình độ phát triển của một xã hội trong một giaiđoạn lịch sử nhất định Tuy nhiên, đối với pháp luật thừa kế trong cổ luật còn chịu

sự ảnh hưởng của truyền thống đạo đức, phong tục tập quán và bản sắc dân tộc,

nó phản ánh rõ nét các yếu tố tâm lý xã hội Tùy theo truyền thống mỗi dân tộc,

mà các thể thức tến hành cùng với giới hạn về quyền và nghĩa vụ trong các chếđịnh thừa kế rộng hẹp không chừng Đó chính là bản sắc văn hóa của từng dân tộc

Đầu tên là phong tục tập quán, truyền thống: có xứ theo mẫu hệ chế, có xứtheo phụ hệ chế, có xứ theo tục lệ đa thê, có xứ lại theo tục độc thê Có nhữngdân tộc sống về nghề nông, ở cố định một nơi không đi nơi khác Trái lại cũng cónhững dân tộc du mục thích sống nay đây mai đó Tất cả các hình thái sinh hoạtkhác nhau này dĩ nhiên ảnh hưởng sâu xa tới nền pháp luật của các dân tộc đó.Ngoài yếu tố xã hội, cơ cấu kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo lậppháp luật Thí dụ, sự phát triển kỹ nghệ quá mạnh mẽ tại Âu Châu vào cuối thế kỷXIX đã làm phát sinh các xã hội, các công ty hợp tư Nó đã đảo lộn quan niệmthông thường về giá trị các động sản nên đã đòi hỏi nhiều pháp chế mới về sự sửdụng động sản [42; 35]

Ở xã hội Việt Nam xưa, pháp luật trọng về tinh thần, theo quan niệm pháp

luật cổ truyền của Việt Nam là một quan niệm tĩnh với lý tưởng “đi tìm giải pháp ở

Trang 39

mỗi cá nhân và đòi hỏi ở mỗi cá nhân một kỷ luật cao thượng bắt nguồn ở sự rèn luyện tâm tính, lấy việc tu thân làm gốc” [27; 24] Bởi vậy trong xã hội cổ điển giữa

Trang 40

pháp luật và tục lệ tuy hai mà một Đây là “mẫu số chung” của các bộ cổ luật Việt

Nam và Hoàng Việt luật lệ không phải là ngoại lệ Nhất là vào thời điểm lịch sử đó,Hoàng Việt luật lệ trước tên là một công cụ trị nước của triều sơ Nguyễn vào thờiđiểm nước Việt mới thu về một mối; nhất là sau cuộc nội chiến kéo dài (1771 -

1802) từng phá nát kỷ cương và tục lệ của dân tộc làm cho “phong hóa suy đồi”

têu trầm luật pháp (như lời tựa của vua Gia Long) [148; 40]

Tục lệ chính là cách thức ứng xử của cộng đồng và pháp luật chính là sự quyphạm hóa những nguyên tắc của tục lệ để củng cố cho luân lý xã hội Trong nhiềutrường hợp, pháp luật phải nhường chỗ cho luân thường đạo lý

Bằng chứng là Điều 31 Hoàng Việt luật lệ cho phép tất cả những người trongmột gia đình được quyền che giấu tội phạm lẫn nhau Khi biết có người trong giađình phạm tội mà không tố cáo lại tm cách che chở thì cũng không bị tội

Qua đó cho thấy, quan niệm cổ truyền của phương Đông không những coitrọng đạo Hiếu mà lại còn coi nền tảng gia đình trọng hơn là trật tự xã hội Quanniệm trong tục lệ này được biểu thị rõ rệt trong luật pháp

Tục lệ vừa là nội dung vừa là hình thức của pháp luật Nó không chỉ giúphiểu biết về nội dung của pháp luật mà còn làm giảm bớt sự trần trụi của phápluật, sự khắt khe của Nho giáo, sự nghiệt ngã, nặng nề khi tham chướcpháp luật nhà Thanh và chứng minh cho sự kế tục các truyền thống tốt đẹp

của dân tộc từ pháp luật nhà Lê Hơn hết, nó chỉ ra “dân tộc tính” của sắc

thái Việt Nam trong một bộ luật được xây dựng với ý thức dân tộc HoàngViệt luật lệ thừa nhận và bảo vệ các tục lệ cổ truyền Việt Nam, luân lý của xãhội, thí dụ điển hình là Điều 351 Hoàng Việt luật lệ Điều này quy định

rằng: “phàm những điều không nên làm mà làm thì phải phạt 40 roi” Thế nào

là những điều không nên làm? Đó là những điều mà tục lệ, luân lý xã hội ViệtNam cổ cấm đoán Như vậy, phạm vi áp dụng của Điều 351 thật quá rộng Tácdụng của nó là chế tài tất cả những điều của luân lý, tục lệ xã hội Điều 351 của

Ngày đăng: 18/01/2019, 02:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Bốn Phương
Năm: 1951
2. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 1996
3. Toan Ánh (2005), Con người Việt Nam, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
4. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
5. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2005
6. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn hóa Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2008
7. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Tìm hiểu Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
Năm: 1995
8. Nguyễn Mạnh Bách (2005), Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật dân sự Việt Nam lược khảo
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
9. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học "“Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2002
12. Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XVđến thời Pháp thuộc
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
13. Lê Trung Chánh (1950), Dân pháp đại cương, Tác giả tự xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân pháp đại cương
Tác giả: Lê Trung Chánh
Năm: 1950
14. Trương Chính (2003), Nếp sống tình cảm người Việt, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp sống tình cảm người Việt
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
15. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí (Bản dịch), Tập II, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NxbSử học
Năm: 1961
16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo với văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1998
17. Trần Cao Đàm (1936), Tài sản của vợ chồng theo luật ta, Nxb Mỹ Thắng, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài sản của vợ chồng theo luật ta
Tác giả: Trần Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Mỹ Thắng
Năm: 1936
18. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật La Mã
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đào
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1994
19. Nguyễn Sĩ Hãi (1962), Tổ chức chính quyền Trung ương thời Nguyễn Sơ (1802 - 1847), Luận án luật khoa tiến sĩ, đệ trình tại Đại học đường Luật khoa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức chính quyền Trung ương thời Nguyễn Sơ(1802 - 1847)
Tác giả: Nguyễn Sĩ Hãi
Năm: 1962
20. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam”, Nxb Văn hóa - Thông tn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học "“Chúa Nguyễnvà vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tn
Năm: 2008
21. Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Huệ
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w