Thừa kế tập ấm (hay thế tập)

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 104)

6. Bố cục của luận văn

2.5.3.Thừa kế tập ấm (hay thế tập)

“Tập ấm” là một nội dung quan trọng của thừa kế trong cổ luật. Thế tập và

tập ấm gọi chung là tập ấm, là chế độ bổ nhiệm quan lại thông qua địa vị quan chức của cha ông đã chết mà bổ dụng con cháu. Chỉ có con cháu của các đại thần mới được hưởng chế độ này. Chế độ tập ấm thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với con

cháu các quan đại thần có công. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã chép: “Tập

ấm là người được làm quan, con cháu người ấy được kế tiếp thừa hưởng ơn huệ triều đình”.

- Về thời điểm được tập ấm: con cháu được tập ấm khi mãn tang cha, ông người có địa vị quan chức. Vấn đề này được suy ra từ Lệ 9 Điều 46 Hoàng Việt luật

lệ: “Những người đáng được tập chức, cha hiện còn sống khai man là cha chết rồi,

để gian mạo nối tập quan chức, phải xử tội đưa ra sung làm quân ở biên giới gần. Đợi khi nào người cha chết đi, cho lấy người con trai thứ nối tập chức; nếu không có con trai đích, thứ nào, thì con cháu do vợ thứ sinh ra nối tập chức”.

Minh Mạng năm thứ 15 đã đưa ra chỉ chuẩn: phàm các con cháu công thần được dự phong, đáng được tập phong, thì đợi khi mãn tang rồi do bộ Binh xét nghĩ tâu lên, sau khi được chỉ chiếu lệ tập phong.

- Đảm bảo trật tự đích thứ trưởng ấu và nguyên tắc huyết thống trong tập ấm.

Điều 46 Hoàng Việt luật lệ định rõ: “Phàm quan viên văn võ nào mà con

đáng được tập ấm, đều cho con, cháu trưởng về hàng đích được tập ấm. Nếu con, cháu trưởng về hàng đích có duyên cớ gì, (hoặc là chết, có bệnh tật, can tội thông gian, trộm cắp v.v...), thì con, cháu thứ về hàng đích được tập ấm. Nếu không có con, cháu thứ về hàng đích mới cho con, cháu trưởng về hàng thứ được tập ấm. Nếu không có con, cháu của vợ thứ đẻ ra, thì cho em ruột hay là cháu gọi bằng chú, bác đứng ăn thừa tự được tập ấm. Nếu các con, cháu của hàng vợ thứ sinh ra và em

ruột, cháu gọi bằng chú bác không theo thứ tự, mà tập ấm lấn vượt, thì phải phạt roi, trượng, đồ 3 năm (vẫn bắt phải theo thứ tự mà tập ấm).

Con cháu các viên quan nào đáng được nối tập ấm, (người trong chi ấy và quan bản quản làm cam đoan khám xét rõ ràng) làm tờ tư (do bộ ấy) tâu xin cho nối tập ấm, chi lương. Nếu con, cháu nào được tập ấm mà tuổi còn bé phải đợi đến năm 18 tuổi mới dự vào triều tham làm việc công. Nếu chi phái ấy không có ai thừa tự được thì chuẩn cho vợ viên quan ấy khai xin cấp lương cho để nuôi sống suốt đời. Nếu xin con người họ khác, người ngoài, về nuôi làm con đẻ, lừa dối quan trên, gian mạo tập ấm, thì người con nuôi ấy phải phạt 100 trượng đưa đi sung làm quân ở biên giới xa. Về lương cấp cho nhà ấy, ngày ngày việc phát ra đình chỉ không cấp cho nữa. Kẻ nào xui bao (tranh lấn, gian mạo) cũng phải chịu tội ngang người can phạm.

Nếu quan tư nào coi việc ấy biết (việc tranh lấn, gian mạo) mà để vậy cho làm, thì cũng phải cùng chịu tội; nếu không biết thì không bắt tội. (Nếu nhận tiền giúp đỡ cho kẻ can phạm, đoán nhận là xét thực, thì khép vào tội lấy tiền làm cong vẹo pháp luật theo mức nặng trị tội).”

Hoàng Việt luật lệ quy định nghiêm ngặt trật tự đích thứ trưởng ấu, và bảo đảm tuyệt đối nguyên tắc huyết thống trong thừa kế tập ấm. Ngoài quy định tập ấm cho các con, cổ luật minh định cho người vợ góa của người mệnh một được hưởng dụng lương bổng của người này một đời.

Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã chép lại các sự lệ về tập ấm được định ra trong các đời vua triều Nguyễn.

Gia Long năm thứ 16 (1817), lệ định: Con cháu các công thần được tập ấm, phẩm cấp chia ra làm 7 bậc, chỉ cho con trưởng, cháu trưởng về hàng đích của các công thần được 1 người tập ấm; nếu không có con, cháu trưởng về hàng đích, cho theo luật lấy hàng thứ tập ấm.

Năm thứ 18 (1819), định lệ con các quan viên được tập ấm: Phàm các quan văn, võ từ nhất, nhị, tam phẩm, con đẻ ra có bao nhiêu người đều cho làm quan viên tử cả; được tha cho không phải đi lính, làm công việc quan; thuế thân, thuế hộ, tiền đầu quan, tiền cước phí. Quan viên tứ phẩm có con đẻ ra bao nhiêu người đều cho

làm quan viên tử, được tha không phải đi lính, làm công việc quan, nhưng phải nộp tiền thuế thân, thuế hộ, tiền đầu quan, tiền cước phí theo như lệ tráng hạng. Chánh, tòng ngũ phẩm và chánh lục phẩm, con đẻ ra chỉ được 1 người làm quan viên tử, việc tập ấm theo như con quan tứ phẩm [196; 31].

Minh Mạng thứ 1 (1820), có ân Chiếu rằng: Phàm các công thần đã chết đi, mà không có con cháu thừa tự, chuẩn cho quan cai quản và quan ở doanh, trấn, nơi sở tại ấy tra xét cho rõ ràng, nếu vợ cả của viên quan ấy còn ở lại giữ tiết, thì khai rõ họ, tên, tuôi và quán chỉ, tâu xin lượng cấp cho tiền lương để nuôi sống, có thứ bậc khác nhau.

Năm thứ 5 (1824), y lời nghị, chuẩn định rằng: Từ nay về sau, các con, cháu đích, thứ của công thần phẩm trật vào bậc nào, cùng con đẻ của các quan viên được tập ấm, người nào có đơn kêu xin, thì quan sở tại phải xét hỏi cho rõ ràng, đích xác. Nếu phàm trật của người cha từ chánh lục phẩm trở lên, thì đều nên chiểu theo phẩm trật của người cha cho con tập ấm làm quan viên tử, tuân theo như lệ năm Gia Long thứ 18 (1819) đã định ra. Nếu phẩm trật của người cha từ tòng lục phẩm trở xuống, thì không cần phải bàn nữa [198; 31].

Việc trừng phạt nặng đối với những trường hợp “gian mạo” tập ấm cũng

được Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép một lời dụ của vua Minh Mạng năm

thứ 3 (1822): Năm thứ 3 (1822), y lời nghị, chuẩn định rằng: “Tên Trần Đức Tự ở

huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định mạo xưng là chính phái của Khánh lý quận công tranh bậy ruộng thờ cúng, tập ấm bậy, chiếu theo luật phải gia lên mức nặng phạt

100 trượng, đồ 4 năm” [200; 31].

Nếu không có con, Hoàng Việt luật lệ cho phép cháu cũng được tập ấm. Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) đã chuẩn định cho phép cháu (gọi người mệnh một

bằng chú ruột) được thừa tập địa vị của chú ruột. “Năm thứ 6 (1846) y lời nghị,

chuẩn định rằng: Người tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Văn Nhượng, nguyên trước là Quốc tử giám tế tửu; đã chết, được truy tặng là Quang lạc tự khanh, không có con trai, lập cháu gọi bằng chú là Văn Tuấn làm con thừa tự; vả lại, tên Nguyễn Văn Nhượng nguyên trật khi trước là chánh tứ phẩm; sau được truy tặng hàm tòng tam

phẩm, thì phẩm trật của viên ấy so với Vũ Đức Mậu cũng ngang nhau; sao ví được với Ngô Tòng Chu, Tống Phúc Đạm mà cho được đời đời tập tước. Huống chi Văn Tuấn là cháu thừa tự cho chú, lại không bằng Vũ Đức Đôn là cháu thừa tự cho ông, lại con thân hơn. Trước đây tên Vũ Đức Đôn còn không được dự vào lệ tập ấm, thì tên Nguyễn Văn Tuấn sao lại được đặc cách tập ấm. Đơn của tên Nguyễn Văn Tuấn kêu xin làm hạng quan viên tử, khoản ấy không cần phải bàn đến nữa. Từ nay về

sau, có việc nào giống vậy cứ theo thế mà làm” [201; 31]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thủ tục tập ấm

Điều 46 Hoàng Việt luật lệ quy định chặt chẽ về thủ tục tập ấm tránh võng mạo (lừa dối) làm uổng pháp (cong vẹo pháp luật). Con cháu được thừa kế tập ấm, tộc trưởng của bản gia, và bổn quản các quan phải xét tra, lấy lời khai, kết luận cho rõ ràng, gởi về nội bộ đề nghị xin cấp cho họ. Nếu còn nhỏ tuổi thì không cho tham gia vào công dịch nơi triều đình, phải đợi đến 18 tuổi trở lên mới được tham gia việc công.

Nếu có ai xui xiển làm chuyện vượt bực dối trá kia thì bắt tội cùng phạm nhân. Người xui xiển vượt bực bị phạt 100 trượng, đồ 3 năm, kẻ làm theo việc dối trá đó cũng phạt 100 trượng, đày ra biên giới xa, sung lính.

Nếu cai quản ty nơi ấy biết mọi việc trá mạo con ngoài họ xin cấp lương ấy, mà còn giúp đỡ cho họ nữa để tiến đến xin tập ấm, thì phạm tội như phạm nhân. Cho phép làm chuyện vượt thứ lớp, phạt 100 trượng, đồ 3 năm, cho phép gian trá cũng phạt 100 trượng, sung vào lính biên giới. Không biết là tội ở bản gia, không ở quan ty, cho nên không tội.

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ

THỜI NGUYỄN

Hoàng Việt luật lệ là sản phẩm lập pháp của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng, đã thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn đất nước hơn hai phần ba thế kỷ. Pháp luật triều Nguyễn, vì thế, đó là một nền pháp luật tương đối hoàn bị, trên cơ sở đúc kết và rút tỉa được nhiều kinh nghiệm lập pháp của các triều đại trước để lại. Hiểu biết về lịch sử pháp chế Việt Nam dưới thời phong kiến trong đó có cả việc nghiên cứu pháp luật thừa kế dưới triều Nguyễn không chỉ để hiểu biết thêm về triều đại này mà còn để hiểu biết thêm về phong tục, tập quán của người Việt. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn về pháp luật thừa kế hiện đại, đặt pháp luật thừa kế hiện đại trong tính lịch sử và biện chứng của nó.

Tuy nhiên, triều Nguyễn lại là triều đại mà trong sự tồn tại của mình đã gắn liền với sự kiện đất nước lần lượt rơi vào tay thực dân Pháp. Những sự kiện này nằm trong tình hình chung những biến động lịch sử của toàn bộ khu vực châu Á vào giữa thế kỷ XIX (kể cả Trung Quốc), đó là thách thức của thế lực tư bản chủ nghĩa và văn hóa tôn giáo của phương Tây. Điều này khiến cho việc đánh giá về triều Nguyễn trở nên hết sức phức tạp, các ý kiến đánh giá trái ngược nhau giữa các nhà nghiên cứu. Vấn đề nhìn nhận về luật pháp triều Nguyễn cũng nằm trong tình trạng phức tạp nói trên.

Từ trước đến nay, việc đánh giá về pháp luật triều Nguyễn có nhiều điều bất nhất. Đối với giới luật học phương Tây, Anbaret và P.L.F. Philastre là 2 nhà luật học đầu tiên đã nghiên cứu Hoàng Việt luật lệ. Ông Anbaret là người đầu tiên đã dịch Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp và xuất bản năm 1862, nhưng bản dịch này, theo giáo sư Nguyễn Quang Quýnh đã mắc phải nhiều sai sót [123; 5]. P.L.F. Philastre là người thứ 2 dịch Hoàng Việt luật lệ ra tiếng Pháp, xuất bản tại

Paris vào năm 1875, dưới tiêu đề là “Le Code Annamite”. Ngoài phần dịch luật và lệ của Hoàng Việt luật lệ Philastre đã luận giải, có phân tích và so sánh với pháp luật nhà Thanh. Theo giới nghiên cứu cổ luật, đây là bản dịch đầy đủ và sát nghĩa hơn.

Ở Việt Nam hiện nay có 2 bản dịch bộ Hoàng Việt luật lệ ra chữ quốc ngữ. Bản dịch thứ nhất là của Viện Sử học Việt Nam, vẫn đang còn ở dạng bản đánh máy, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Viện Sử học ở Hà Nội. Bản dịch thứ hai là của Nguyễn Q. Thắng do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 1994, có in kèm nguyên văn phần chữ Hán. Đây là lần đầu tiên, có một bản dịch đầy đủ Hoàng Việt luật lệ được xuất bản, tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc rộng rãi với công trình lập pháp đồ sộ này.

Tạm gác lại những nhận định chung về bộ luật Hoàng Việt luật lệ, mà tập trung vào những nhận định đánh giá về chế định thừa kế trong pháp luật triều Nguyễn. Những nhận định này đã có sự ảnh hưởng ít nhiều từ kết luận đưa ra vào

năm 1875 của P. Philastre về Hoàng Việt luật lệ “là một bộ luật mô phỏng theo bộ

luật nhà Thanh, chỉ có khác là bỏ bớt vài chỗ nơi này và sửa đổi vài chỗ nơi khác”

(trong “lời nói đầu” đề ngày 5 tháng 3 năm 1875).

Giáo sư Vũ Văn Mẫu trong cổ luật Việt Nam và tư pháp sử (xuất bản tại Sài

Gòn năm 1973) ghi rằng: “Đây là một sự suy đồi bất ngờ trong lịch trình tiến hóa

của nền pháp luật Việt Nam... Điều khổ tâm lớn nhất cho ta là bộ luật ấy, vì chép nguyên văn của bộ luật nhà Thanh, nên mất hết cả tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều Lê, không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Thanh... Vì một việc làm vô ý thức như vậy mà trong luật lệ của nhà Nguyễn, không còn những điều khoản liên quan đến hương

hỏa, chúc thư, đến chế độ tài sản của vợ chồng” [124; 5].

Từ năm 1958 đến năm 1975, quan điểm đó được giáo sư Vũ Văn Mẫu giữ nguyên và ông là người độc chuyên giảng dạy tư pháp sử ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 nên chúng đã trở thành nhận thức chính thống của giới luật học miền Nam trước đây.

Nhà luật học Đinh Gia Trinh trước đây cũng đã viết: “Nếu pháp luật thời Hồng Đức có quan tâm đến việc phản ánh phong tục tập quán dân tộc tới một mức nhất định và đã có những quy định về một số vấn đề dân luật quan trọng, thì luật Gia Long ngược lại đã chú ý rất ít đến những vấn đề đó. Chẳng hạn về pháp luật thừa kế, nó chỉ quan tâm đến việc đặt những quy định xét thấy cần thiết để bảo vệ trật tự đạo đức và lễ giáo phong kiến và lợi ích kinh tế và chính trị đương thời của nhà nước phong kiến, còn thì bỏ qua những vấn đề khác được coi là thứ yếu... Khác với luật Hồng Đức, luật Gia Long chú ý rất ít đến những vấn đề chế độ tài sản giữa vợ chồng, thừa kế di sản, chúc thư, khế ước v.v... Luật Gia Long đã thủ tiêu những chế định tương đối tiến bộ của pháp luật thời Hồng Đức trong phạm vi luật dân sự. Luật Hồng Đức công nhận cho người đàn bà một địa vị khá hơn trong gia đình, người vợ có thể có tài sản riêng và khi người chồng chết mà không có con thì gia đình riêng của người đó có thể được thừa kế tài sản ấy, người đàn bà góa có một số quyền đối với di sản của gia đình. Luật Gia Long tuyệt nhiên không quy định gì về những vấn đề này. Quyền của người con gái trong thừa kế di sản bị hạ xuống rất thấp. Trong khi luật nhà Lê ở thế kỷ XV có một phần nào phản ánh phong tục, tập quán của dân tộc, có xuất phát một phần từ tình hình thực tế của xã hội Việt Nam, thì luật Gia Long trái lại tỏ ra là một sự thụt lùi đối với tiến bộ lịch sử, về một số

điểm đã cắt đứt quan hệ với truyền thống và tư tưởng pháp luật dân tộc” [126; 47].

Từ năm 1990 trở lại đây cũng rải rác một số ý kiến của các nhà nghiên cứu

khen, chê khác nhau. Có ý kiến cho rằng: “Luật pháp triều Nguyễn chịu ảnh hưởng

sâu nặng của bộ luật nhà Thanh nên nghiệt ngã, đề cao quyền cực đoan... nặng nề

và cơ sở làm tăng tính chuyên chế của vương triều Nguyễn” [128; 5] và “Nhà làm

luật triều Nguyễn đã mù quáng, không thừa kế được những quy tắc thích hợp của

luật triều Lê”. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng “Hoàng Việt luật lệ là một bộ

luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, đây là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam... Nếu đọc kỹ Hoàng Việt luật lệ và tham khảo từ các sách khác, chúng ta mới thấy được phần đóng góp và sáng tạo của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 104)