Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

1.2.Những nguyên tắc của pháp luật thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ

1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống

Tín ngưỡng của ta lấy việc thờ cúng tổ tiên làm quan trọng, và cúng lễ tổ tiên phải do người đồng khí huyết với người khuất khấn vái hương hồn cho người khuất mới có thể phối hưởng được. Vì vậy, trong cổ luật vấn đề huyết thống được đặc biệt coi trọng; vấn đề nối dõi tông đường là một điều to tát. Mục đích tối hậu của hôn nhân trong xã hội xưa là duy trì gia thống, nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên. Trong gia đình, cháu con đông đúc là một biểu hiện của phúc đức.

Trả lời câu hỏi 125 về mục tiêu của hôn nhân trong cổ luật, Ủy ban cố vấn án

lệ đã giải đáp: “Mục tiêu chính yếu của giá thú là có con để nối dõi và phụng sự tổ

tiên. Một gia đình càng đông con càng được coi là có phúc. Vì vậy, đối với hai vợ chồng mới cưới, lời chúc mừng quý nhất là có đông con. Lời chúc ấy còn quý hơn cả những sự chúc tụng giàu sang. Để cho sớm có cháu, nhiều khi cha mẹ đã làm lễ thành hôn cho con ngay từ khi còn nhỏ...” [30; 23].

Tục ngữ Việt Nam thường nói: “Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”, “lấy

vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Hoặc các cụ bảo: “Lấy con xem nạ” (mạ) v.v...

Bởi theo các cụ, “nòi nào thì giống ấy”, “cây nào thì quả ấy”, “giỏ nhà ai quai nhà

ấy”, “con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh”... Cho nên, về mặt thể cách, đối tượng được lựa chọn trong hôn nhân, nhất là chọn dâu, tất nhiên là phải dị tính (khác phái tính) và đặc biệt là phải có khả năng sinh sản tốt. Khi chọn dâu,

ngày xưa các cụ thường chọn những cô gái lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” (được

quan niệm là có khả năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái tốt). Hoặc phải là: “Đàn bà

thắt đáy lưng ong, đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”.

Tuy nhiên, không chỉ ở phương diện sinh lý, việc “tìm tông, tìm họ” còn có

mục đích tìm nơi gia giáo, có đức độ: “Tìm nơi có đức gửi thân”. Các cụ quan niệm:

Do đó, “môn đăng hộ đối” không hẳn là sự “bắc bậc leo thang”, “kẻ khinh người trọng”, mà chính là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, hai “họ” có những mặt cân đối phù hợp với nhau. Hai họ dựng vợ gả chồng cho con cháu của nhau.

Đó là những điều kiện nặng về mặt luân lý, xã hội. Đồng thời, cũng vì lợi ích của đại gia đình, người ta còn chú ý đặc biệt đến đạo đức, phẩm cách và năng lực của người con dâu. Những điều kiện đó được đúc kết thành 4 tiêu chuẩn cơ bản gọi

“công, dung, ngôn, hạnh”. Sở dĩ người con dâu được lựa chọn cẩn thận như vậy,

là vì theo gia đình phụ hệ chế “dâu là con, rể là khách”. Người con dâu sẽ sống

trong gia đình nhà chồng như con cái trong nhà và sẽ liên quan đến sự thịnh suy của gia đình nhà chồng.

Với việc bảo vệ quan hệ huyết thống trong Hoàng Việt luật lệ, đã hướng đến xây dựng sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ. Các thành viên yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những người cùng nhà, cùng họ khuyến khích cổ vũ lẫn nhau để giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống của gia đình, của dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha ông với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến các đời con cháu.

Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên trong họ, xây nhà thờ từ đường, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả v.v... đều góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ trong gia đình, gia tộc.

Nguyên tắc bảo vệ quan hệ huyết thống đã hướng các quy định thừa kế của

Hoàng Việt luật lệ vào việc bảo vệ “tính đại gia đình” mà coi nhẹ quyền lợi cá

nhân, quan hệ hôn nhân trong cổ luật chỉ được quy định trên phương diện quyền lợi gia đình mà thôi [29; 23]. Cụ thể như sau:

Theo quan niệm cổ ở Việt Nam, giá thú là sự phối hợp, được pháp luật công nhận, giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích lập gia đình sinh con để nối dõi. Vì mục đích nối dõi là mục đích cốt yếu nên theo Hoàng Việt luật lệ, nếu vợ không có con hoặc mắc các bệnh ác tật không thờ phụng được tổ tiên thì người chồng có quyền tự ý rẫy vợ. Quan niệm này cũng có trong cổ luật Pháp và trong giáo hội Pháp cũng tương tự. Việc giá thú không ngoài mục đích sinh con. Vì thế đối với cổ luật Pháp,

không những 2 bên vợ chồng sắp cưới phải đến tuổi cưới, hơn nữa còn không được bất lực. Đối với giáo hội Pháp, nếu một giá thú vị toại, có thể xin tiêu hủy được [30; 23].

Trong Hoàng Việt luật lệ, Điều 108 quy định 7 trường hợp “thất xuất”. Đây là 7 trường

hợp lỗi mà người vợ phạm phải thì người chồng được tự ý đơn phương rẫy vợ: Vô tử,

dâm dật, bất sự cậu cô, đa ngôn, đạo thiết, đố kỷ, ác tật. Việc quy định “thất xuất” trong

Hoàng Việt luật lệ kế thừa các quy định của Quốc triều Hình luật, chịu ảnh hưởng bởi cổ luật Trung Hoa và chúng bắt nguồn từ cách thức tổ chức của đại gia đình. Trong 7 nguyên cớ ấy có tới 5 nguyên cớ được xem là có hành vi phạm lỗi của người vợ; nhưng tính cách phạm lỗi ở đây cũng được xét theo quan điểm lợi ích của đại gia đình: không vừa ý phụ mẫu tức là nghịch đức, dâm ô thì làm loạn tộc (rối loạn tử tức, tộc họ), ghen tuông thì hại gia phong (làm hỗn loạn thân thuộc), trộm cắp thì phản nghĩa (làm trái đạo nghĩa). Ngoài 5 trường hợp này, người vợ có thể bị rẫy bỏ nếu không có con hay bị ác tật, mặc dù 2 duyên cớ này không phải do lỗi chủ quan của người vợ. Tuy nhiên, Hoàng Việt luật lệ vẫn chấp nhận 2 duyên cớ này cũng vì quyền lợi của đại gia đình, bởi không có con thì tuyệt tự, điên hủi (ác tật) thì không thể phụng sự gia đình chồng. Mà tôn chỉ của việc thiết lập gia đình là người ta cần có cháu trai để nối dõi và cần có một người con dâu khỏe mạnh để có thể phụng sự tổ tiên.

Tục lệ này lại được củng cố thêm bởi quan điểm của Nho giáo. Nho giáo đặt chữ “hiếu đễ” lên trên chữ “tình” (vợ chồng). “Vợ chết có thể lấy vợ khác, nhưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cha mẹ anh em mất đi thì không thể lấy lại được” [149; 16]. Mặc dù, địa vị pháp lý

của người phụ nữ Việt dưới triều Nguyễn và theo tục lệ Việt Nam (như đã chứng minh ở trên) đã có một vị trí xứng đáng nhất định. Tuy nhiên, đặt trong tinh thần đại gia đình, thừa kế trong cổ luật với mục tiêu đặc biệt là củng cố quyền lợi của gia đình, phát triển bền vững nền kinh tế cũng như gia phong của dòng họ. Thì, trong diện thừa kế, quan hệ hôn nhân chỉ là thứ yếu, các quy định của Hoàng Việt luật lệ về thừa kế trước hết phải bảo vệ quyền lợi của con cháu, bảo vệ quan hệ huyết thống, vì đây là phạm vi của dòng tộc.

Tục lệ ta có câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” nghĩa là bất hiếu có ba

người, không có con nối dõi tông đường). Trong 3 điều này, không có con nối dõi là

tội bất hiếu lớn nhất. Vì vậy, tục ta cũng có câu “Tam niên vô tử bất thành thê”

nghĩa là lấy vợ 3 năm vợ không sinh được con thì nghĩa vợ chồng đoạn tuyệt. Tuy

nhiên, con cháu nối dõi tông đường phải là con trai, “nhất nam viết hữu, thập nữ

viết vô” (một trai là có, 10 gái là không), con nào cũng là con nhưng phải con trai

mới được giữ việc phụng thờ tế tự. Không có con trai để giữ việc hương khói là một tội nặng. Do đó, Hoàng Việt luật lệ chấp nhận chế độ đa thê và cho phép người cha có quyền rộng rãi trong việc nhìn nhận các con tư sinh.

Điều 96 Hoàng Việt luật lệ quy định về “thê thiếp thất tự” đã minh thị:

“Đem vợ cả làm thành vợ lẽ sẽ phải phạt 100 trượng. Khi vợ cả còn sống, lấy vợ lẽ làm vợ cả, phạt 90 trượng và phải sửa đổi lại. Đã có vợ cả mà lấy vợ cả nữa cũng

phạt 90 trượng và phải rẫy vợ sau”. Suy ra từ Điều 96, Hoàng Việt luật lệ cho phép

ngoài vợ cả, người chồng còn được quyền lấy thêm vợ thứ và nàng hầu. Những người đàn ông trong xã hội xưa sau khi lấy vợ một thời gian, vợ không sinh con hoặc chỉ sinh con một bề (sinh toàn con gái) thì có quyền cưới thêm vợ lẽ nhưng pháp luật ràng buộc phải được vợ chính bằng lòng. Theo tục lệ ngày xưa, khi vợ chính không có con hay là lấy chồng lâu mà không có con trai thì tự mình đi hỏi và cưới thêm vợ cho chồng, chứ không đợi chồng phải đòi [130; 1].

Chính việc Hoàng Việt luật lệ dung túng tục đa thê và cho phép người đàn

ông có quyền lấy nhiều vợ, nên nhiều người đàn ông dù đã có con đông, “nếp tẻ”

đủ cả vẫn cứ cưới thêm bà bé, lấy thêm nàng hầu, và có người đến năm bảy vợ để thỏa mãn ý muốn của mình không kể gì đến quyền lợi của các bà vợ nữa, nhất là ở các gia đình giàu có.

Sông bao nhiêu nước chẳng vừa Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng!

Để bênh vực mình, các ông lại vin vào việc đảm bảo huyết thống:

Cá sông đông chợ Lắm vợ nhiều con!

Bảo đảm quan hệ huyết thống, Hoàng Việt luật lệ dành cho người đàn ông những quyền hạn rộng rãi về sự nhìn nhận hoặc khước từ phụ hệ. Do đó, tất cả các con sinh ra bởi người chồng và người được người chồng công nhận, bất luận là con vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu đều là con chính thức, và trong cổ luật Việt Nam không có con ngoại tình về phía người cha và các con tư sinh, ngoại hôn vẫn được quyền như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của cha chúng để lại [100; 5]. Ngược lại, Hoàng Việt luật lệ không cho phép người phụ nữ có được quyền này và Hoàng Việt luật lệ trừng phạt rất nặng tội gian dâm của người phụ nữ. Lệ 1 Điều 19

Hoàng Việt luật lệ chỉ rõ: “Phụ nữ phạm tội gian dâm, trộm, bất hiếu thì y luật

phạt roi, trượng và tội lưu, đồ...” [143; 42]. Hoàng Việt luật lệ còn quy định thời

gian cư tang của người vợ góa. Điều 98 Hoàng Việt luật lệ minh thị: “Phàm thê,

thiếp để tang chồng mà tự thân chủ hôn cưới gả thì bị phạt 100 trượng”. Thậm

chí: “Mệnh phụ mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giá thì phạt tội cũng như vậy

(xử như đàn bà cư tang mà lấy chồng) truy thu lại những sắc vua khen trước đây,

bắt li dị” [324; 43]. Theo tục lệ, tang chồng theo chế độ tang phục là đủ 3 năm (27

tháng). Để tang chưa mãn là thời kỳ cư tang. Hoàng Việt luật lệ trừng phạt nặng

những người đàn bà tái giá trong thời kỳ cư tang. Ngoài tư tưởng Nho giáo “tam

tòng, tứ đức” làm nền tảng thì nguyên nhân sâu xa của cổ luật nói chung và Hoàng Việt luật lệ nói riêng khi quy định thời kỳ cư tang của người phụ nữ là tránh việc nhầm lẫn, rối loạn tử tức, rối loạn huyết thống, bảo đảm cho trật tự của quan hệ huyết thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở dĩ cổ luật trừng phạt nặng đối với người vợ ngoại tình là nhằm ngăn chặn tình trạng con ngoại hôn và sự rối loạn tử tức, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thừa tự, thừa kế và duy trì tông tộc của gia đình phụ hệ chế. Nhưng đối với người chồng, vấn đề này không bị ràng buộc, vì người chồng có quyền thừa nhận tất cả các con do vợ chính, vợ thứ, có cưới hỏi, hay nàng hầu, do quan hệ lén lút sinh ra, là con chính thức của mình, và điều này chẳng ảnh hưởng gì đến vấn đề thừa tự, thừa kế hay huyết thống tông tộc. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, nhờ đó mà sự bền vững của tông tộc được đảm bảo.

Trên tinh thần này, Hoàng Việt luật lệ nói riêng và cổ luật nói chung coi trọng quyền thừa kế tuyệt đối của con cái và cấm mọi sự xâm phạm vào quyền của chúng. Nếu con cái chưa trưởng thành thì người cha, người mẹ còn sống hay người họ hàng gần nhất (nếu cha mẹ đã chết) chỉ được giữ tài sản và tạm thời quản lý tài sản. Con, cháu là hàng thừa kế thứ nhất, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi người mệnh một không có con cháu.

1.2.2. Nguyên tắc hƣơng hỏa

Vấn đề hương hỏa là một vấn đề pháp lý đặc biệt ở cổ luật Việt Nam. Việc Hoàng Việt luật lệ (tại Lệ 1 Điều 87) quy định về hương hỏa trong thừa kế, đã chứng minh sự kế thừa bộ luật triều Lê (Tại Lệ 1 Điều 87 Hoàng Việt luật lệ quy

định rằng: “Các của hương hỏa sẽ phải khắc vào bia, ghi vào địa bộ và phải báo

cho hương chức biết. Người nào biết là của hương hỏa mà vẫn mua thì bị phạt tiền

nếu không công bố thì mua ngay hình có thể giữ của hương hỏa đó.”) làm cho định

chế dân luật hoàn toàn thuần túy tính cách Việt Nam khác với các bộ luật Tàu. Vì trong bộ luật nhà Thanh vấn đề thừa kế, hương hỏa không được quy định [85; 35].

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đã chép “Lệnh đặt thêm về

hương hỏa” được ban hành từ năm 1461 như sau: “Cha mẹ đều chết, có ruộng đất

chưa kịp làm chúc thư để lại, anh chị em chia nhau, phải lấy 1 phần 20 số điền sản làm phần hương hỏa phụng thờ cha mẹ, giao cho người con trưởng coi giữ, còn thì chia nhau” (Lệnh năm Quang Thuận thứ 2) [130; 15]. Kể từ lệnh năm Quang Thuận thứ 2 này, hầu như việc quy định hương hỏa được pháp luật các triều đại sau tiếp tục duy trì, các nội dung, điều khoản đặt ra có thể khác nhau nhưng vấn đề thừa

kế hương hỏa thì triều đại nào cũng có. “Vì xét dân gian sở dĩ kiện cáo phần nhiều

là ở sự giữ việc thờ cúng, mà Giáp với Ất, người nọ người kia đã gây mối tranh nhau, nếu không có luật văn chỉ định rõ ràng thì dân chúng lấy gì mà dựa theo, có khi đến chia cửa tan nhà, mà mối tranh vẫn không dứt. Để đến sau khi kiện phải xét

đoán khó nhọc, sao bằng bảo trước mọi lẽ cho dân thì dễ dàng hơn” [131; 15]. Như

vậy, thừa kế hương hỏa là một truyền thống cổ luật đặc biệt mang sắc thái thuần túy Việt, xuất phát từ tục lệ của người Việt Nam.

Theo tục lệ của người Việt thì của hương hỏa là của cải gia tiên để lại, lấy hoa lợi dùng trong việc thờ phụng và cúng giỗ. Không con cháu nào có quyền phát mại của hương hỏa, và trong trường hợp bị tịch biên, của hương hỏa được trừ lại [57; 4]. Nếu không có của hương hỏa để lại đồng nghĩa với việc không ai

cúng giỗ, phải đi “cướp cháo lá đa” trong những lễ cúng cô hồn thường được tổ

chức vào những dịp hè hoặc ra hè, cũng như những dịp rằm tháng bảy hoặc cuối

năm. Đi “cướp cháo lá đa” là một điều cực khổ cho vong hồn người chết, những

người không con không của hương hỏa thừa tự thường bị kẻ thù sỉ vả là đồ

“cướp cháo lá đa!”.

Cướp cháo lá đa là thế nào?

Trong những lễ cúng “cô hồn”, người ta lấy lá đa làm thành những chiếc bồ

dài đổ cháo vào mà cúng. Những cô hồn, ma đói, ma khát không ai cúng giỗ thường

chầu chực ở những lễ cúng cô hồn này “xông vào” cướp lấy chút cháo ăn. Những

đền chùa, những nhà từ tâm thường hay tổ chức những lễ cúng cô hồn, cốt để những

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 33)