Phân định di sản thừa kế

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 97)

6. Bố cục của luận văn

2.5.Phân định di sản thừa kế

2.5.1. Thừa kế không có chúc thƣ

Tương tự như pháp luật hiện đại, khi người mệnh một không để lại chúc thư, vấn đề thừa kế được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong cổ pháp, khi một trong hai người phối ngẫu mệnh một, gia sản không phải đem chia ngay cho các người thừa kế. Nếu có con chung, người phối ngẫu còn sống vẫn tiếp tục điều khiển khối cộng đồng gia sản. Di sản chỉ truyền cho các người thừa kế khi nào người phối ngẫu còn lại mệnh một. Trong trường hợp người mẹ chết trước, các con vẫn sống dưới quyền của người cha là gia trưởng nên không có quyền được có tài sản riêng. Trong trường hợp người cha chết trước, nếu người mẹ vẫn tiếp tục thủ tiết ở vậy thì luật pháp công nhận cho người mẹ được tiếp tục điều khiển toàn thể khối tài sản cộng đồng. Các con cháu không thể xin lập sổ hộ tịch riêng biệt và phân chia tài sản. Chỉ khi nào người quả phụ tái giá hoặc cả cha lẫn mẹ đều đã chết thì con cái mới được quyền phân chia gia sản. Lệ 1 Điều 83

Hoàng Việt luật lệ quy định: “Ngoại trừ phẩm tước tập ấm và tự sản, các tài sản

còn lại của người chết được chia đều cho các con, không phân biệt con của vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu. Đối với con tư sinh do người cha thừa nhận cũng được hưởng quyền thừa kế như các người con khác của người cha đó. Nếu không được cha thừa nhận thì con tư sinh chỉ được thừa kế của người mẹ đẻ với điều kiện người mẹ đó

không có chồng khác với cha nó”. Điều 76 Hoàng Việt luật lệ cho phép nghĩa tử

cũng được hưởng thừa kế nếu như đã bị vứt bỏ và thu nuôi từ lúc dưới 3 tuổi. Theo tục lệ, đối với người nghĩa tử khác (ngoài người con nuôi lập tự được thừa kế hương hỏa) được phần gia tài nếu có chúc thư của cha mẹ nuôi. Trường hợp các con rể ở gửi rể, tuy không được lập tự nhưng cũng được chia gia tài cùng với người lập tự (theo Lệ 3 Điều 76 Hoàng Việt luật lệ). Trong Hoàng Việt luật lệ không thấy minh thị quy định quyền thừa kế của cha mẹ người mệnh một. Theo tục lệ, nếu người vợ góa còn sống và không cải giá thì ông bà không có quyền gì đối với tài sản của người con mình đã chết và người vợ góa có bổn phận phải phụng dưỡng cha mẹ chồng. Trong trường hợp người chết có con thì tài sản sẽ để lại cho con. Nếu người

chết không có con và người vợ cải giá thì quyền thừa kế của cha mẹ chồng hoặc tôn nhân nhà chồng mới được đặt ra và có liên quan với vấn đề lập tự cho người chết ấy. Cũng theo cổ luật, sự thừa kế của con cái là một sự chuyển dịch đương nhiên và

do đó cũng phải chịu trách nhiệm đương nhiên theo nguyên tắc “phụ trái tử hoàn”

(cha mắc nợ thì con phải trả). Ngoài ra, đối với con cháu mà bổn phận là phải thờ phụng cha mẹ ông bà và tổ tiên, do đó không có quyền từ khước sự thừa kế. Người phối ngẫu còn sống cũng là người thừa kế và chịu trách nhiệm đương nhiên đối với các trái khoản của người mệnh một. Còn đối với cha mẹ và các tôn nhân đều có quyền khước từ sự thừa kế của mình. Cũng theo cổ luật, trừ trường hợp có chúc thư minh định phần của mỗi người thừa kế, nếu sự phân sản không công bằng và hợp pháp thì các người thừa kế có quyền đi kiện để bảo vệ quyền thừa kế của mình [120; 5].

Trên đây là tinh thần chung của pháp luật triều Nguyễn về thừa kế không có chúc thư để lại. Vậy vấn đề phân định di sản thừa kế trong trường hợp này được nhà lập pháp triều Nguyễn quy định cụ thể như thế nào?

Khi một người mệnh một làm chấm dứt các quan hệ tài sản liên quan đến người này và phát sinh quan hệ thừa kế liên quan đến khối di sản người này để lại, buộc phải phân chia và thanh toán. Song cũng giống những trường hợp về tài sản khác, ở vấn đề phân định cụ thể di sản này nhà lập pháp triều Nguyễn cũng vẫn giữ một thái độ mặc tĩnh.

Bởi lẽ, được coi như một định chế có tính cách cao đẹp và trang nghiêm, nhằm mục đích thờ phụng tổ tiên và nối dõi tông đường, chứ không phải là vì lý tài. Song những khó khăn vẫn cứ đặt ra trong cuộc đời hằng ngày, buộc các nhà chức trách phải giải quyết theo tục lệ. Nhưng điều đó không thể không khiến cho các quan tòa phải phân vân, vì xét xử mà không có luật đều dễ dẫn đến những sai sót,

làm “cong vẹo pháp luật” (uổng pháp). Trong khi đó, ở luật pháp thời Lê các định

chế về phân sản do sự đoạn tiêu giá thú giữa vợ chồng thì lại rất phong phú. Do đó, trong những năm đầu của triều đại mình, Minh Mệnh nhận thấy cần thiết phải tham chước luật cũ để bổ sung trong các trường hợp:

* Phân chia gia tài khi vợ trước có tạo lập điền sản nhưng không có con, vợ sau có con nhưng không góp phần tạo lập điền sản.

* Phân chia tài sản khi hai vợ chồng cùng gây dựng được điền sản nhưng chết mà không có con.

* Xử lý tài sản khi người vợ trước có con nhưng không góp phần tạo lập điền sản, vợ sau không có con nhưng có tạo lập điền sản.

* Xử lý tài sản riêng của người vợ hay của người chồng vốn là tài sản thừa kế riêng của cha mẹ mình.

* Phân chia tài sản riêng của người chồng chết trong trường hợp vợ cả có một hay nhiều con, người vợ sau không có con.

* Phân chia tài sản do người vợ cả tạo lập nên cho con người vợ cả và cho người vợ sau không có con.

Trong các trường hợp trên, Quốc triều tân luật của Minh Mệnh đã giải quyết

như sau: Khi hôn thú bị chấm dứt do một người phối ngẫu mệnh một, thì nếu người vợ chết trước, tài sản thuộc về người chồng quản lý; ngược lại, nếu người chồng chết trước, tài sản được giao cho người vợ quản lý. Nếu người vợ có con thì sau khi người vợ chết sẽ giao tài sản đó cho con giám thủ và phụng tự. Nếu vợ chồng không có con thì người vợ chỉ được hưởng dụng một đời với điều kiện là không được tái giá. Nếu người vợ tái giá, tài sản đó sẽ thuộc về gia tộc của người chồng và người ta sẽ trích ra 1/10 để dùng lập tự cho người chồng. Nếu người vợ không tái giá, thì tài sản đó, gồm cả tài sản của cha mẹ chồng cho người chồng đều thuộc về người vợ hưởng dụng. Sau khi người vợ chết, tài sản đó được chia đôi: một nửa thuộc về gia tộc nhà chồng và người ta trích lấy 1/10 để lập tự cho người chồng, còn lại thì gia tộc chia nhau; một nửa thuộc về gia tộc nhà vợ và người ta cũng trích lấy 1/10 để lập tự cho người vợ và số còn lại thì gia tộc chia nhau. Riêng đối với tài sản do cha mẹ của vợ hoặc chồng chia cho, thì khi vợ chồng khi ly hôn mà không có con, hoặc khi hai người phối ngẫu chết đi mà không có con, hoặc khi người vợ chết đi mà không có con thì sẽ trả về cho mỗi bên, hoặc cho gia đình của mỗi bên đã cho. Trường hợp người chồng có nhiều vợ: Nếu người vợ trước có một con, vợ sau

không có con, khi người chồng chết thì gia sản được chia làm 3 phần, con của vợ trước được 2 phần, người vợ sau không con được 1 phần dùng để dưỡng lão cho đến hết đời (sau khi chết hoặc cải giá thì tài sản đó thuộc về con của người vợ trước). Nếu người vợ trước có 2 con trở lên thì người vợ sau không con được hưởng một phần giống như phần của mỗi người con của vợ trước. Nếu người vợ trước có con và cùng chồng tạo lập điền sản, người vợ sau không con và cũng không tham gia tạo lập điền sản thì khi người chồng chết, tài sản được chia làm hai: một nửa giao cho con người vợ trước, còn một nửa đem chia thành 2 phần: một phần giao cho con người vợ trước, còn lại một phần giao cho người vợ sau dùng để dưỡng lão cho đến hết đời (khi người vợ sau chết hoặc cải giá, phần đó tiếp tục được giao về cho con người vợ trước).

Trong những vấn đề nêu trên, pháp luật của triều Nguyễn, từ sau năm 1824 đã không khác gì so với pháp luật của triều Lê.

Trong Quốc triều Hình luật, việc thanh toán hôn sản được quy định như sau:

Nếu chồng cùng vợ trước có một con, vợ sau không có con, nay chồng chết trước và không có chúc thư, thì điền sản sẽ chia làm 3 phần: cho con vợ trước 2 phần, vợ sau 1 phần. Nếu vợ trước có 2 con trở lên thì phần vợ sau chỉ bằng phần của mỗi người con mà thôi. Phần của người vợ sau chỉ được dùng để cấp dưỡng cho một đời mình, không được nhận làm của riêng. Nếu vợ sau chết hay cải giá thì phần ấy lại thuộc về con chồng. Trường hợp người vợ chết trước cũng thế, nhưng người chồng vẫn cứ được hưởng, dù có cải thú hay không. Nếu điền sản là của chồng và vợ trước làm ra thì chia làm 2 phần: vợ trước và chồng mỗi người một phần. Phần của vợ trước thì để riêng cho con của bà ta, còn phần của chồng thì được đem chia ra như đoạn trên. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau mỗi người một phần. Phần của chồng thì đem chia như đoạn trên, còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng. Ngược lại, trường hợp vợ chết trước thì chồng cũng phải đem tài sản ra phân chia như thế

(Điều 1 “phần tăng bổ” của chương “Điền sản”).

Về trường hợp vợ chồng không có con, nếu một trong hai người chết trước thì việc phân chia điền sản do cha mẹ cho trước đây được thực hiện như sau: Nếu chồng

chết trước, số điền sản đó sẽ được chia làm 2 phần: một phần giao cho người trong họ ăn thừa tự để giữ việc hương khói; một phần thuộc về người vợ dùng để cấp dưỡng cho đến suốt đời mình. Khi vợ chết hay tái giá thì phần ấy sẽ được chuyển giao cho người thừa tự. Nếu cha mẹ chồng còn sống thì giao cả về cho cha mẹ chồng. Ngược lại, trường hợp người vợ chết trước người chồng thì cũng phân chia như thế, chỉ khác là dù chồng có tái thú hay không thì cũng đều được hưởng. Nếu điền sản ấy là do hai vợ chồng làm ra thì sẽ chia làm 2 phần: mỗi người một phần. Phần của vợ sẽ được dùng làm của riêng, phần của chồng sẽ được chia làm 3 phần: 1 phần cho người thừa tự, 2 phần cho người vợ dùng để cấp dưỡng suốt đời mình (nếu vợ chết hay cải giá thì 2 phần đó sẽ giao cho người thừa tự). Về phần thừa tự, nếu cha mẹ chồng còn sống thì sẽ do cha mẹ chồng giữ. Ngược lại, trường hợp người vợ chết trước thì điền sản cũng được phân chia như thế, chỉ khác là cho dù có tái thú hay không người chồng

cũng được hưởng (Điều 2 “phần tăng bổ” của chương “Điền sản”). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về trường hợp vợ chồng đã có con nhưng một người chết trước và con cũng lại chết: Nếu trường hợp vợ chết trước thì điền sản riêng của vợ sẽ chia làm 3 phần: cho chồng 2 phần, cho người thừa tự 1 phần. Nếu cha mẹ vợ còn sống thì tài sản ấy được chia làm 2 phần: một phần giao về cho cha mẹ vợ và một phần giao về cho người chồng. Phần của người chồng chỉ được dùng để cấp dưỡng trong một đời mình, không được nhận làm của riêng (khi người chồng chết thì phần ấy sẽ thuộc về cha mẹ vợ hay người thừa tự. trường hợp ngược lại, nếu người chồng chết trước thì tài sản riêng của người chồng cũng được phân chia như thế, nếu người vợ cải giá thì

phải trả lại (Điều 3 “phần tăng bổ” của chương “Điền sản”).

2.5.2. Thừa kế hƣơng hỏa (thừa kế tự sản)

Khác với pháp luật hiện đại, việc để lại “một phần di sản dành cho việc thờ

cúng” là một nội dung của thừa kế theo di chúc, theo đó người mệnh một có toàn

quyền quyết định vấn đề để lại hay không để lại di sản thờ cúng và cả việc để lại bao nhiêu dành cho việc thờ cúng.

Khi nghiên cứu cổ luật thừa kế về các tài sản hương hỏa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người mệnh một không có toàn quyền sử dụng các tài sản do mình để

lại mà bị bó buộc phải tuân theo nhiều quy tắc của cổ luật về thừa kế hương hỏa. Pháp luật bắt buộc phải lập hương hỏa, ngoài ra còn có các quy định ràng buộc về người lập hương hỏa, thành phần hương hỏa, người ăn hương hỏa, sự chấm dứt hương hỏa. Các phép tắc này do nhà làm luật đặt ra với mục đích bảo vệ gia đình và phụng sự gia tiên. Vì vậy, trong cổ pháp, thừa kế hương hỏa là một nội dung quan trọng của thừa kế theo pháp luật. Lý do có sự khác biệt giữa cổ luật và luật pháp hiện đại về vấn đề này được

giáo sư Vũ Văn Mẫu lý giải: “Trong khi sự quy định của luật Tây phương về thừa kế

hướng về sự bảo vệ các con, trong cổ luật Việt Nam thừa kế chỉ là một kỷ luật pháp lý để làm vững chắc nền móng căn bản của gia đình. Có thể nói rằng sự quy định của Tây phương hướng về tương lai, còn sự quy định của Đông phương ngoảnh về quá khứ và muốn quá khứ được bảo tồn trong tương lai” [202; 24].

- Người lập hương hỏa

Ai cũng có quyền được lập hương hỏa (tự sản), không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong thực tế, việc lập hương hỏa được đặt ra khi một người lúc sống được thừa hưởng phần hương hỏa do tiền nhân thiết lập, đến khi người ấy chết thì một phần hương hỏa ấy sẽ được chuyển sang cho người con trưởng, nếu không có con trưởng thì sẽ giao cho cháu trưởng, nếu không có người kế tự (nam giới) thì phải chỉ định người lập tự trong hàng thân tộc. Nếu một người cha chết nhưng không làm chúc thư, mà có để lại gia sản cho các con, thì bổn phận của các người con đó lúc chia gia sản phải lập hương hỏa giao cho người con trưởng giám thủ. Người quả phụ cũng có thể lập hương hỏa cho chồng với các tài sản do chồng để lại hoặc do mình kiếm ra được. Trường hợp một gia đình tuyệt tự thì việc lập hương hỏa phải do gia tộc hoặc xã quan quyết định và chuyển giao cho người kế tự.

- Thành phần hương hỏa

Căn cứ vào Lệ 1 Điều 87 Hoàng Việt luật lệ nói rằng: “Nếu các con cháu

bán trái phép các điền sản của tiền nhân di lưu để dùng vào việc tế tự thì sẽ bị lưu

đi viễn châu, nếu bán quá 50 mẫu”, qua đó cho thấy tài sản hương hỏa thuộc vào

loại bất động sản ruộng đất. Sở dĩ hương hỏa phải là bất động sản vì chúng phải được di chuyển từ đời này qua đời khác để lưu truyền việc tế tự, nên chỉ có các bất

động sản mới thỏa mãn được các điều kiện ấy. Tuy nhiên, theo một đạo dụ năm Thiệu Trị 4 (1844), trong các gia đình tuyệt tự phần dùng làm tự sản không thể nào vượt quá giới hạn 30 mẫu ruộng và 3000 quan tiền [286; 31]. Như vậy, trong thành phần hương hỏa, ngoài ruộng đất còn có thể có cả tiền nong, nhưng bất động sản vẫn là yếu tố chính yếu. Vì theo tục lệ, phần hương hỏa gồm có những bất động sản có thể sinh lợi như ruộng đất, ao, vườn, nhà cửa. Các lợi tức do nó sinh ra sẽ được dùng vào việc tế tự, còn bản thân các bất động sản đó thì sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà không bị biến mất.

- Người ăn hương hỏa

Người ăn hương hỏa có nghĩa vụ phải phụng sự gia tiên hoặc người mệnh

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 97)