Đánh giá về truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc trong các quy định

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 120 - 129)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá về truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc trong các quy định

quy định về thừa kế

Mặc dù mô phỏng khuôn mẫu của các bộ luật phong kiến Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nhưng Hoàng Việt luật lệ vẫn là sản phẩm lập pháp có ý thức của triều Nguyễn, ít nhiều vẫn giữ được sắc thái dân tộc độc đáo, riêng biệt của người Việt Nam. Nhất là đối với pháp luật thừa kế của dân luật - là những định chế hết sức đặc biệt, được thiết lập cho một mối quan hệ xã hội đặc biệt, quan hệ về văn hóa gia đình - văn hóa tộc người. Do đó, ở đây thừa kế gắn liền với lĩnh vực pháp lý văn hóa và nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật cũng như khi vận dụng pháp luật

đều phải có sự am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của dân tộc, về văn hóa dân tộc và tộc người. Nhà lập pháp triều Nguyễn đã tiếp thu các giá trị văn hóa của dân tộc thông qua các phong tục, tập quán của dân tộc vốn có từ lâu đời và đang được đông đảo quần chúng lao động ủng hộ. Có những trường hợp khi Hoàng Việt luật lệ tỏ ra mặc tĩnh, nhất là các vấn đề liên quan đến tài sản thì các vua triều sau lập tức tìm kiếm giải pháp để giải quyết trong tục lệ của dân tộc. Thậm chí, có những nội dung cổ luật không minh thị quy định mà nhường việc giải quyết cho phong tục, tập quán, tục lệ của dân tộc. Thí dụ: vấn đề thừa kế của vợ lẽ, nàng hầu...

Việc thừa nhận và áp dụng các phong tục tập quán như vậy đã ít nhiều đưa Hoàng Việt luật lệ vào gần hơn với thực tế cuộc sống, dễ hiểu hơn và do đó có tính khả thi nhất định. Đặt trong bối cảnh chung của các nước phong kiến khi cổ luật chỉ chủ yếu đặt ra phục vụ cho vương triều thì việc thừa nhận và tiếp thu các phong tục tập quán trên đây đã là một thành tựu đáng kể của pháp luật triều Nguyễn.

Quan hệ thừa kế gắn liền với văn hóa về gia đình, dòng tộc, phản ánh bản sắc của gia đình Việt Nam truyền thống, với đặc điểm trên kính dưới nhường, gọi dạ bảo vâng, thương yêu hòa thuận, bình đẳng nhưng có trật tự và nề nếp.

“Con hơn cha là nhà có phúc” nhưng không phải là lối “Cá đối bằng đầu”, dân

chủ bình đẳng quá trớn trong gia đình. “Vợ chồng bình đẳng, người vợ có địa vị

không thua kém chồng trong gia đình” nhưng trong gia đình cũng cần phải có một người gia trưởng để có một người đại diện thực tế cho gia đình và khi giải quyết các vấn đề cụ thể của gia đình, cũng như việc giáo dục con cái và cả những việc kết ước giao dịch với các đệ tam sẽ khỏi phải bị đình trệ... Vì thế, nếu hạ

thấp các giá trị truyền thống của gia đình mà chỉ chú trọng đến việc “phân định

tài sản” thì sẽ phá vỡ thiết chế bền vững của nề nếp gia đình, mục đích “kế tự

thừa diêu” không đạt được. Nếu không thừa nhận phong tục: “Máu chảy ruột

mềm”, “Chị ngã em nâng”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”... thì không thể

có các chế định trong Hoàng Việt luật lệ, trong pháp luật triều Nguyễn trừng

phạt nặng “con cháu chia tách gia tài khi cha, mẹ còn sống”, “con cháu càn rỡ

Một trong những đặc trưng về bản sắc văn hóa Việt Nam là tính cộng đồng và tình nghĩa: đây là tính cộng đồng trong gia đình, họ tộc mở rộng ra là tính cộng đồng trong xóm giềng, làng bản, vùng miền, đất nước... Tôn trọng tính cộng đồng của gia đình và dòng tộc nên Hoàng Việt luật lệ đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc bảo đảm tuyệt đối Hiếu - Lễ - Nghĩa... trong các chế định về thừa kế. Thừa kế trong bối cảnh phải giữ vững diện mạo, tình đoàn kết của gia đình, phải tiếp tục kế tự để phát triển bền vững cho cả dòng họ. Từ quá khứ, tính cộng đồng xuất phát trước hết và quyết định không phải là theo luật, song luật pháp (bao gồm cả tục lệ) lại có một vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố và điều chỉnh các mối quan hệ ứng xử đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Các phong tục tập quán dù có mâu thuẫn với quan điểm Nho giáo như vấn đề địa vị pháp lý của người phụ nữ trong gia đình nhưng nhà lập pháp triều Nguyễn vẫn chấp nhận giải pháp của tục lệ. Nhất là đối với thừa kế, gắn liền với các phong tục và truyền thống liên quan đến vấn đề kinh tế thì sự can thiệp của luật thành văn không hề đơn giản, thậm chí còn làm cho nó phức tạp hơn. Những nhân tố kinh tế đó ảnh hưởng, chi phối đời sống hàng ngày của dân chúng và gắn bó chặt chẽ với phong tục thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, pháp luật triều Nguyễn đã thừa nhận việc thờ cúng này và điều chỉnh nó là nghĩa vụ pháp lý của con cháu. Thừa kế hương hỏa này theo TS. Nguyễn Quang Quýnh không tìm thấy trong pháp luật Trung Quốc kể cả bộ luật Thanh triều mà Hoàng Việt luật lệ lấy làm khuôn mẫu. Như vậy, thừa kế hương hỏa là quy định riêng có của cổ luật Việt Nam. Vì vậy, khi Minh Mệnh và Thiệu Trị tham chước để quy định về hương hỏa đã tìm kiếm giải pháp tục lệ của dân tộc mà tục lệ của dân tộc lại được phản ánh trung thực trong Quốc triều Hình luật dưới triều Lê nên các vua sau Gia Long đã tham chước các quy định về hương hỏa được quy định trong Quốc triều Hình luật. Các quy định về hương hỏa của pháp luật triều Nguyễn sau Gia Long không khác gì pháp luật nhà Lê thời Hồng Đức.

Thờ cúng là việc thể hiện tấm lòng tôn kính ông bà, cha mẹ, của con cháu. Đây là truyền thống tốt đẹp là bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Xét về phương diện đạo đức và xã hội thì đây là cơ sở để pháp luật triều Nguyễn quy định về

hương hỏa. Hương hỏa là sự biết ơn sinh thành, dưỡng dục, là sự tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Ngày nay, pháp luật dân sự của Nhà nước ta kế thừa quy định về hương hỏa

tại Điều 670 Bộ luật Dân sự 2005. Theo TS. Phùng Trung Tập quy định này “có sự

kế thừa bản sắc dân tộc”, bảo đảm tính truyền thống “trong việc bảo tồn những di

sản của cha, ông cho con, cháu nội tộc theo quan hệ huyết thống sâu sắc: Đích tử, đích tôn, đồng tông, đồng tính, theo tôn ti, theo thế thứ”. Hơn nữa, “quy định này là sự đặt lòng tin vào những người con, cháu, anh, em, vợ, chồng của người để lại di sản thực hiện đầy đủ các nghi lễ, tín nghĩa, trách nhiệm đối với cha ông, tổ tiên trong việc duy trì phong tục tốt đẹp của dân tộc. Đây là cội nguồn của sự bền vững dòng họ, gia đình và mối quan hệ truyền thống của anh em ruột thịt và là cơ sở để

KẾT LUẬN

Pháp luật về thừa kế là một bộ phận trong nền pháp luật của một triều đại, thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của một dân tộc. Mặc dù có tham khảo pháp luật của nhà Thanh, cũng giống như Quốc triều Hình luật đã tham khảo pháp luật nhà Đường, nhưng pháp luật triều Nguyễn vẫn là sản phẩm tinh thần có ý thức của triều đại này. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong quá trình điển chế hóa so với Quốc triều Hình luật tất nhiên, Hoàng Việt luật lệ lúc đầu có thiếu sót về vấn đề thừa kế và hương hỏa nhưng lập tức sau đó đã được Minh Mệnh và Thiệu Trị bổ sung và cách giải quyết vẫn hoàn toàn giống như pháp luật triều Lê. Và như vậy, pháp luật triều Nguyễn vẫn giải quyết vấn đề thừa kế theo phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, là sự kế tục của truyền thống pháp luật dân tộc, không có gì khác hơn. Điều đó thể hiện rất rõ qua các nội dung về di sản thừa kế... được giải quyết trong luận văn. Đặc biệt đối với vấn đề pháp chế về nhân thân và tài sản của người phụ nữ, triều Nguyễn đã thể hiện sâu sắc đặc trưng của văn hóa Việt là sự tôn trọng phụ nữ (khác với xã hội gia trưởng phụ quyền của Trung Quốc): người con gái được thừa kế của cha mẹ để lại, người vợ góa có quyền quản lý di sản và thay quyền gia trưởng khi chồng mệnh một... Thậm chí một số vấn đề pháp luật nhà Thanh không quy định như thừa kế hương hỏa nhưng vẫn được pháp luật triều Nguyễn đề cập đến. Và trong một số vấn đề, nó đã giải quyết được một cách gọn ghẽ nhiều điều mà nền pháp lý phương Tây phải tốn hao không biết bao nhiêu là công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa thể giải quyết được một cách thỏa đáng.

Nghiên cứu đề tài này, học viên gặp rất nhiều khó khăn: không đọc tốt chữ Hán - Nôm và tiếng Pháp, bản thân lại quá trẻ để có thể am hiểu được hết tục lệ của dân tộc và khó khăn nhất là do nguồn tài liệu quá khan hiếm, các tài liệu trước năm 1975 hầu hết đều bị hư hỏng, thất lạc. Đề tài này lại quá cổ điển, nghe qua dường như không mang tính thời sự, tính hiện đại như những đề tài khác nên

khăn, học viên vẫn nỗ lực hết sức để thực hiện luận văn này vì học viên yêu thích tính cổ điển và trên hết học viên là người con được sinh ra, lớn lên ở Huế, mong muốn làm điều gì đó dù là rất nhỏ bé cho quê hương mình. Thực hiện luận văn

này, học viên tâm đắc với câu nói của nhà văn hào Leibnitz: “Hiện tại chứa đầy

quá khứ và cũng nặng gánh tương lai”, âu cũng là “một lòng bất vong bản”, ấy

cũng là “nghĩa cử của người”.

Tất nhiên, đây chỉ là bước đầu nghiên cứu về cổ luật triều Nguyễn của một

học viên “trẻ mà hoài cổ”, gặp phải rất nhiều khó khăn nêu trên nên không tránh

khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong quý thầy cô, các nhà nghiên cứu lượng thứ và chỉ bảo!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn.

2. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn nghệ,

Tp. Hồ Chí Minh.

3. Toan Ánh (2005), Con người Việt Nam, Nxb Trẻ.

4. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ.

5. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn,

Nxb Thuận Hóa, Huế.

6. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

7. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Tìm hiểu Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai.

8. Nguyễn Mạnh Bách (2005), Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb Chính trị

quốc gia.

9. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng

dạy lịch sử triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông”.

11. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb

Chính trị quốc gia.

12. Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV

đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia.

13. Lê Trung Chánh (1950), Dân pháp đại cương, Tác giả tự xuất bản.

14. Trương Chính (2003), Nếp sống tình cảm người Việt, Nxb Lao động, Hà Nội.

15. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí (Bản dịch), Tập II, Nxb

Sử học, Hà Nội.

16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.

17. Trần Cao Đàm (1936), Tài sản của vợ chồng theo luật ta, Nxb Mỹ Thắng,

Nam Định.

19. Nguyễn Sĩ Hãi (1962), Tổ chức chính quyền Trung ương thời Nguyễn Sơ

(1802 - 1847), Luận án luật khoa tiến sĩ, đệ trình tại Đại học đường Luật khoa

Sài Gòn.

20. Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn

và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam”, Nxb Văn hóa - Thông tin.

21. Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ Luật học.

22. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.

23. Vũ Văn Mẫu (1959), Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn

xuất bản.

24. Vũ Văn Mẫu (1968), Dân luật lược giảng, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn xuất bản.

25. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Quyển II, ĐHLK Sài Gòn

xuất bản.

26. Vũ Văn Mẫu (1973), Việt Nam dân luật lược giảng, Quyển thứ nhất, Tập I,

ĐKLK Sài Gòn xuất bản.

27. Nghiên cứu Huế, Tập II, Nxb Trung tâm nghiên cứu Huế, 2001.

28. Nghiên cứu Huế (28), Tập VI, Nxb Trung tâm nghiên cứu Huế.

29. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam,

Tạp chí Xưa và Nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

30. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học

Sư phạm - Huế.

31. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 11, Nxb

Thuận Hóa - Huế.

32. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Bản dịch),

Tập 12, Nxb Thuận Hóa, Huế.

33. Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc

đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Quốc triều hình luật (Bản dịch) (1991), Nxb Pháp lý - Hà Nội.

36. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá

trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Phùng Trung Tập (1997), Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ với

di sản thừa kế, Tạp chí Luật học, Số 1 năm 2001.

38. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội.

39. Lê Thăng (1936), Dân luật phổ thông, Quyển I, Nxb Trung Bắc Tân Văn.

40. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa - Thông tin.

41. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập I,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

42. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập II,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

43. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập III,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

44. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập IV,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

45. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập V,

Nxb Văn hóa - Thông tin.

46. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình (trước và sau Cách

mạng tháng Tám), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

47. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 3, Nxb Viện Đại

học Huế.

49. Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 2, Nxb Viện Đại

học Huế.

50. Viện Đại học Huế (1959), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 11, Nxb Viện Đại

học Huế.

51. Viện Đại học Huế (1959), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 7, Nxb Viện Đại

52. Viện Đại học Huế (1959), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 9, Nxb Viện Đại học Huế.

53. Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 40, Nxb Viện Đại

học Huế.

54. Viện Đại học Huế (1962), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 28, Nxb Viện Đại

học Huế.

55. Viện Đại học Huế (1959), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 8, Nxb Viện Đại

học Huế.

56. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Một số văn bản pháp luật Việt Nam từ

thế kỷ XV - thế kỷ XVIII (Bản dịch), Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)