Quan hệ huyết thống

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 77)

6. Bố cục của luận văn

2.4.2.Quan hệ huyết thống

Trong tục lệ cũng như trong cổ luật Việt Nam từ xưa nhà lập pháp luôn luôn căn cứ vào liên hệ họ hàng xa hay gần với người mệnh một để ấn định ai được hưởng di sản của người ấy. Đây là mối liên lạc trong quan hệ huyết thống.

Theo tục lệ cũ của ta, phạm vi gia đình rất rộng rãi, gồm có thân thuộc và nhân thuộc.

Về thân thuộc: Ủy ban Cố vấn Án lệ giải đáp câu hỏi số 1, đã phân biệt 4 loại thân thuộc:

- Các thân thuộc trong gia tộc gồm có các bà con họ gần cùng sống chung trong một nhà. Trong gia tộc, thường có hai vợ chồng và các con.

- Các thân thuộc cửu tộc gồm có chín đời thân thuộc. Nếu lấy đời mình làm gốc, thì ở trên có cha mẹ hay phụ mẫu; trên cha mẹ có ông bà hay tổ phụ mẫu; trên ông bà có cụ hay tằng tổ phụ mẫu; trên cụ có kỵ hay cao tổ phụ mẫu; trên kỵ có cao cao tổ; trên cao cao tổ có thủy tổ. Ở dưới đời mình, thì có con hay tử; ở dưới con thì có cháu hay tôn; ở dưới cháu thì có chắt hay tằng tôn; ở dưới chắt thì có chút hay huyền tôn; ở dưới nữa, có chít gọi chung là viễn tôn. Từ cao tổ đến viễn tôn, gọi là cửu tộc.

4. Cao tổ phụ mẫu (kỵ) 3. Tằng tổ phụ mẫu (cụ) 2. Tổ phụ mẫu (ông bà) 1. Phụ mẫu (cha mẹ) Mình 1. Con: Tử 2. Cháu: Tôn 3. Chắt: Tằng tôn 4. Chút: Huyền tôn 5. Chít: Viễn tôn

Kể từ đời cao tổ trở lên, trên bàn thờ tổ tiên các bài vị riêng sẽ bỏ đi và sự thờ cúng chỉ cử hành chung cho tất cả các vị, không thờ riêng biệt nữa.

- Thân thuộc tông tộc hay đồng tông gồm các người thân thuộc cùng thờ một ông tổ, cùng đội một họ. Giữa những người này, kể từ ngũ đại trở đi, không phải để tang nhau nữa.

- Thân thuộc đồng tính gồm những người cùng đội một họ. Nhưng cần nhận định rằng những người này có thể không cùng chung một ông tổ.

Điểm qua 4 loại thân thuộc trên đây ta thấy rằng hai loại trên thuộc về thân thuộc trực hệ nghĩa là mối dây thân thuộc do huyết thống mà có. Nói một cách khác, trong thân thuộc trực hệ giữa hai đời liên tiếp với nhau có một mối tương quan phụ hệ hay tử hệ, tức là mối tương quan giữa cha mẹ và các con.

Hai loại thân thuộc dưới thuộc về thân thuộc bàng hệ. Bà con bàng hệ hay bàng thân không thuộc cùng một ngành, tuy là cùng chung một tổ. Thí dụ: chú, cháu mỗi người một ngành khác nhau.

Tục lệ của ta lại phân biệt trong thân thuộc bà con bên nội hay nội thân nghĩa là thân thuộc về bên cha, và bà con họ ngoại hay ngoại thích nghĩa là thân thuộc về bên mẹ, cũng như trong luật Tây phương phân biệt dòng họ cha hay dòng họ mẹ. Tùy theo, người ta phải đi ngược về phía cha hay phía mẹ để tìm ông tổ chung với người thân thuộc của mình, người này sẽ được coi là nội thân hay ngoại thích.

Chúng ta có sơ đồ “Thân đẳng trực hệ” như sau:

TRỰC HỆ

Nội thân (bên nội) Ngoại thích (bên ngoại)

(Bậc thứ 4) kỵ 0 0 Kỵ ngoại (Bậc thứ 3) cụ 0 0 Cụ ngoại (Bậc thứ 2) ông 0 0 Bà ngoại (Bậc thứ 1) cha 0 0 Mẹ (Bậc thứ 1) con 0 (Bậc thứ 2) cháu 0 (Bậc thứ 3) chắt 0 (Bậc thứ 4) chút 0 Thân đẳng trực hệ

Theo tục lệ của ta, phàm thân thuộc ngang hàng với nhau thuộc về cùng một đời thường gọi là bà con bằng vai. Sự sơ thân của thân thuộc một đời đối với thân thuộc đời khác, sẽ lấy số đời phân cách giữa 2 người làm tiêu chuẩn. Thí dụ, giữa chú và cháu, chỉ cách có một đời. Cách tính này không được chuẩn xác lắm, nhưng có lợi là biểu lộ một cách giản dị mối thân thuộc xa gần giữa hai người bà con.

Nhiều khi trong các gia đình đại Nho, để phân biệt các bà con thân thuộc cùng một đời, người ta thường chọn một chữ đệm riêng cho tên tất cả những người ấy. Một thí dụ điển hình là bài thơ Đế hệ do vua Minh Mạng làm ra để ấn định tên hiệu các đời vua trong hoàng tộc:

Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh Bảo Quý Định Long Trường Hiền Năng Kham Kế Thuận Thế Thụy Quốc Gia Xương

T ôn thuộc T y thuộc

Mỗi một chữ trong bài thơ trên đây phải dùng để làm chữ đệm cho tất cả những người trong hoàng tộc thuộc về cùng một đời. Thứ tự các đời trong hoàng tộc như vậy sẽ do thứ tự các chữ trong bài thơ chỉ định. Thí dụ: tất cả các con của vua Minh Mạng đều lấy chữ đệm là Miên; các con của vua Thiệu Trị đều lấy chữ đệm là Hồng; vua Thành Thái và vua Khải Định đều là cháu năm đời của vua Minh Mạng cho nên lấy chữ đệm thứ tư là Bửu, vua Thành Thái là Bửu Lan và vua Khải Định là Bửu Đảo.

Với sự phân biệt họ hàng trên đây, thân thuộc và thích thuộc, trực hệ và bàng hệ, tôn thuộc và ty thuộc, nội thân và ngoại thích. Tục lệ và cổ luật Việt Nam trước đây đã ấn định rõ ràng và theo thứ tự những người họ hàng lần lượt được quyền thừa kế của nhau. Cũng theo tục lệ và cổ luật, trong việc thừa kế, liên lạc họ hàng do tang chế ấn định. Quyền thừa hưởng không còn nữa khi nào người sống không còn phải để tang người chết. Theo tục lệ thì họ hàng hết đời thứ 5 thì không phải để tang nhau nữa [136; 7]. Ngoài ra, tục lệ và cổ luật thường định sự thân sơ để xác định thứ tự ưu tiên hưởng di sản thừa kế giữa các thân thuộc bằng thời hạn để tang dài ngắn (theo các điều lễ trong Nho giáo). Những vấn đề này đã được các bộ cổ luật trong đó có Hoàng Việt luật lệ đặc biệt chú trọng. Trong Hoàng Việt luật lệ, nhà lập pháp cổ xưa đã trù liệu ở ngay đầu bộ luật, các biểu đồ về thời hạn để tang đối với những người thân thích [127; 23].

Tang chế chia làm 5 bậc:

- Đại tang trảm thôi 3 năm (áo vải sô chặt bằng dao và may chứ không cắt bằng kéo).

- Đại tang tề thôi 1 năm (áo vải sô, gấu liền - trường hợp mẹ chết trước cha, thì tang phục may theo lối tề thôi).

- Đại công 9 tháng (tang phục may bằng vải thô). - Tiểu công 5 tháng (tang phục may bằng vải hơi thô).

- Và các tiểu tang ty ma không quá 3 tháng (tang phục bằng vải nhỏ).

Vì mỗi loại tang trên đây, nhà lập pháp triều Nguyễn đã định rõ các tang phục, cho nên 5 bậc tang thường gọi là ngũ phục.

Để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này, chúng ta có 2 biểu đồ để tang bên nội và bên ngoại.

* Biều đồ để tang bên nội

ÔNG BÀ CAO TỔ của chồng ty ma Tằng tổ cô của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chồng: không để tang ÔNG BÀ TẰNG TỔ của chồng ty ma

Ông bà tằng thúc bá của chồng không để tang

Đường tổ cô của chồng:

Không để tang

Đường cô của chồng: Xuất giá / Trong không gia để đình tang tyma

ÔNG BÀ NỘI của chồng Đại công

ông bà bác, ông chú

thím của chồng: tyma Ông chú bác họ của chồng: không để tang

Cô họ của chồng

không để tang Đường cô của chồng: Xuất giá / Trong không gia để đình tang tyma Cô chồng Tiểu công CHA MẸ CHỒNG Trảm thôi 3 năm Chú thím chồng

Bác chồng đại công Đường chú bác của chồng ty ma Chú thím họ của chồng không để tang

Chị, em họ của chồng: không để tang Chị em bà con xa của chồng không để tang Đường chị em của chồng: Tyma Chị em chồng: Tiểu công Chồng để tang vợ Nếu cha / Tề mẹ vợ thôi còn sống với thì không gậy chống gậy 1 năm Vợ để tang chồng: Trảm thôi 3 năm Anh em chồng và vợ họ: Tiểu công

Đường huynh đệ của chồng và vợ họ: Tyma

Anh em xa của chồng và vợ họ không để tang

Anh em bà con của chồng không để tang

Cháu xa của chồng: Xuất giá / Trong không gia để đình tang tyma

Đường cháu gái của chồng: Xuất / Trong giá gia đình tyma tiêu công Cháu chồng Xuất giá / Trong đại công gia

đình 1 Năm Vợ và các con: Đại / Các con công 1 năm Vợ và Con cả con cả 1 năm 1 năm Vợ của Cháu cháu gái của chồng chồng: đại 1 năm công

Vợ của / Đường đường cháu cháu gái gái của của chồng: chồng: tiểu tyma công

Cháu gái xa của chồng: Tyma

Vợ đường cháu gái của chồng: Xuất giá / Trong không gia để đình tang ty ma

Cháu gái của chồng: Xuất / Trong giá gia đình ty ma đại công

Vợ của cháu: ty ma Cháu: đại công Vợ của cháu trai của chồng

Ty ma cháu của cháu chồng tiểu công

Đường cháu gái của cháu gái của chồng tyma

Chồng tằng của chồng:

Xuất giá / Trong không gia để đình tang tyma TẰNG TÔN Ty ma Vợ tằng tôn của chồng: Ty ma Nguyên tôn Ty ma

* Biều đồ để tang bên ngoại.

CAO TỔ Tề thôi, 3 tháng Cô của Tằng tổ

Xuất giá / Trong không để gia tang đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty ma

TẰNG TỔ Tề thôi, không chống gậy

Chú bác của ông bà nội, ty ma

Tằng tổ cô Xuất giá / Trong không để gia tang đình

ty ma Tổ cô

Xuất giá / Trong ty ma gia đình:

tiểu công

ÔNG BÀ NỘI Tề thôi, không có chống gậy

Bác, chú thím: tiểu công

Chú thím liên hệ: ty ma

Tộc cô Xuất giá / Trong không để gia tang đình

ty ma

Đường cô (cùng ông nội)

Xuất / Trong giá gia đình: ty ma tiểu công

Xuất giá / Trong đại công gia

đình 1 năm

CHA, MẸ Trảm thôi, 3 năm

Chú thím: 1 năm Chú thím 3: tiểu công Chú bà con thím: ty ma

Chị, em gái họ Xuất giá / Trong không để gia tang đình ty ma Chị, em gái xa Xuất / Trong giá gia đình: ty ma tiểu công Chị em gái cùng nội Xuất / Trong giá gia đình tiểu đại công công

Chị, em gái Xuất giá / Trong đại gia công đình 1 năm CHÍNH MÌNH Anh, chị, / anh em tiểu em công 1 năm Vợ chồng / Anh anh em em ruột kế ty ma đại công Vợ anh / Anh cả 2, em em xa xa tiểu không công để tang Vợ anh / Anh cả cả, em em bà bà con con không ty ma để tang Cháu xa

Xuất giá / Trong không để gia tang đình

ty ma

Cháu kế Xuất giá / Trong ty ma gia

đình tiểu công

Cháu gái Xuất giá / Trong đại gia công đình 1 năm Vợ các / Các con con đại 1 năm công Dâu / Con trưởng cả 1 1 năm năm Vợ của / Cháu cháu 1 đại công năm

Vợ của / Cháu cháu kế kế ty ma tiểu công Vợ của / Cháu cháu xa xa không ty ma để tang Cháu gái kế Xuất giá / Trong không để gia tang đình

ty ma

Cháu gái nhỏ Cháu kế Xuất giá / Trong ty ma gia đình tiểu công Vợ / Các của cháu cháu nhỏ đại trai nhỏ công ty ma Vợ của / Cháu cháu ruột ruột đại 1 năm công Vợ của / Cháu cháu nhỏ nhỏ tiểu ty ma công Vợ cháu / Cháu nhỏ kế nhỏ không kế để tang ty ma

Cháu gái tằng tôn Xuất giá / Trong không để gia tang đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty ma

Vợ của cháu tằng:

không để tang Cháu tằng: ty ma Vợ của / Cháu cháu tằng tằng ty ma không

để tang Vợ của cháu nguyên:

không để tang

Liên hệ họ hàng trên cơ sở huyết thống với người để lại di sản rất rộng. Tuy nhiên, đối với chế định thừa kế, quan hệ huyết thống quan trọng hàng đầu và được cổ luật đặc biệt quan tâm là quan hệ giữa cha mẹ và các con. Đây là người đối tượng được hưởng di sản chủ yếu trong cổ luật. Theo Hoàng Việt luật lệ với quan hệ huyết thống xuôi con cái là hàng thừa kế được ưu tiên đầu tiên. Khi người mệnh một không để lại di chúc thì di sản được truyền xuống cho các con của người này. Những người họ hàng có quan hệ huyết thống còn lại chỉ được hưởng tiếp sau nếu người mệnh một không có con, nhưng trong xã hội xưa những trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Với lý do này, trong việc nghiên cứu nội dung phạm vi những người được hưởng di sản thừa kế có quan hệ huyết thống, luận văn tập trung nghiên cứu chế định về tử hệ trong Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn.

Tử hệ là mối dây liên lạc giữa cha mẹ và con cái dưới hình thức phụ hệ hay mẫu hệ. Mối liên hệ giữa con cái với người cha là phụ hệ. Mối liên hệ giữa con cái với người mẹ là mẫu hệ.

Trong quan điểm pháp lý của Hoàng Việt luật lệ và pháp luật triều Nguyễn, trong quan hệ huyết thống, tử hệ có 2 loại: tử hệ chính thức và tử hệ tư sinh. Tử hệ chính thức là khi con sinh ra do cha mẹ của chúng có kết lập giá thú với nhau, nghĩa là đứa trẻ được thụ thai trong thời gian giá thú. Tử hệ tư sinh (hay còn gọi là tử hệ ngoại hôn) khi con sinh ra do cha mẹ của chúng ăn ở với nhau mà không có giá thú. Các con tư sinh có thể được chính thức hóa khi cha mẹ chúng kết lập giá thú với nhau [99; 5].

* Về chế định tử hệ chính thức

- Sự thừa nhận tử hệ chính thức

Trong gia đình xưa, con cháu đông đúc là biểu hiện của phúc đức vì vấn đề nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên được đặt lên hàng đầu. Do đó, pháp luật chấp nhận chế độ đa thê. Ngoài vợ cả, người chồng được lấy thêm vợ lẽ và nàng hầu, với điều kiện phải tôn trọng nghiêm ngặt trật tự thê thiếp và đích thứ trưởng ấu. Vì vậy, tất cả các con sinh ra bởi người chồng và được người chồng công nhận, bất

luận là con vợ cả, vợ lẽ, nàng hầu đều được xác định là con chính thức. Trong cổ luật Việt Nam không có con ngoại tình về phía người cha, cổ luật Việt Nam không quan tâm đến việc xác định phụ hệ chính thức. Mà quyền xác định phụ hệ chính thức được nhà lập pháp cổ xưa thừa nhận mặc thị cho người cha. Theo đó, tất cả các con của người cha đều là con chính thức của người cha đó, bất kể con được sinh ra trong hay ngoài giá thú. Về tục lệ, cũng dành cho người chồng những quyền hạn rộng rãi về việc xác định phụ hệ chính thức cho người cha. Do đó, tuy không minh thị quy định sự thừa nhận và suy đoán phụ hệ chính thức, nhưng Hoàng Việt luật lệ và pháp luật triều Nguyễn vẫn công nhận quyền đó cho người chồng và người cha. Tất cả những người con này đều được quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của người cha.

Trái lại, pháp luật triều Nguyễn không cho phép người vợ có được quyền này. Hoàng Việt luật lệ trừng phạt nặng tội ngoại tình, thông gian của người đàn bà có chồng. Nhưng so sánh với Quốc triều Hình luật và luật nhà Đường thì hình phạt người đàn bà có chồng mà phạm gian ở Hoàng Việt luật lệ có phần nhẹ hơn nhiều.

- Sự suy đoán tử hệ chính thức

Sự suy đoán tử hệ chính thức cũng không được Hoàng Việt luật lệ minh thị quy định, nhưng tục lệ cho biết: Các người con được sinh ra trong thời kỳ giá thú, bất kể người mẹ là vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu đều được thừa nhận là con chính thức của người chồng. Luật lệ cũng không ấn định thời kỳ thai nghén tối thiểu và tối đa của người phụ nữ là bao nhiêu ngày. Mặc dù, dân gian vẫn quan niệm thời gian mang thai của người phụ nữ là 9 tháng 10 ngày (tức là 280 ngày), nhưng tục lệ vẫn không loại trừ những đứa trẻ sinh ra trước 5 tháng sau ngày kết lập giá thú và quá 12 tháng sau ngày giá thú bị đoạn tiêu. Đối với những đứa trẻ sinh ra trước 7 tháng

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 77)