Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

2.1.Khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ

2.1.1. Khái niệm

Tài sản của một người chết đi để lại gọi là di sản, và người được hưởng di sản này gọi là người thừa kế. Chữ thừa kế còn có một nghĩa khác là sự chuyển dịch tài sản của người mệnh một sang một hay nhiều người thừa kế của họ. Đó là phương pháp thủ đắc vì sự mệnh một. Sự di chuyển tài sản này được thực hiện theo ý muốn của chính người mệnh một hoặc theo quy định của cổ luật.

Để có được khái niệm thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ, chúng ta cần đặt nó trong tục lệ của xã hội xưa với hai nền tảng căn bản, đó là: nền tảng kinh tế và nền tảng đạo đức (như ý kiến của TS. Nguyễn Mạnh Bách).

Đứng trên phương diện kinh tế, người ta có thể cho rằng luật thừa kế chỉ là hậu quả của quyền sở hữu. Quyền sở hữu do bản chất là một quyền vĩnh cửu, và do tính chất vĩnh cửu ấy quyền sở hữu phải được di chuyển từ đời này đến đời kia, kể cả chức tước, phẩm hàm mà thế hệ trước đã tạo dựng được. Nếu một người chỉ có quyền sở hữu tạm thời và bị giới hạn trong thời gian còn sống, thì sự thực người ấy chỉ có quyền hưởng dụng tài sản hoặc địa vị đó, họ sẽ tiêu xài hết tiền bạc kiếm được mà không nghĩ đến việc dành dụm để mua tài sản để lại cho con cháu hoặc

không phấn đấu để lại “cơ đồ” cho hậu thế. Vì vậy, quyền sở hữu vĩnh cửu sẽ là

một nhân tố để tạo ra một tình trạng kinh tế ổn định và phong phú.

Đứng trên phương diện đạo đức, theo tục lệ người Việt, người ta có thể nói rằng luật thừa kế là cần thiết để cho người quá cố làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình. Bổn phận của mỗi người đối với gia đình, đối với con cháu không phải chỉ giới hạn trong hiện tại mà còn phải hướng về tương lai. Theo quan điểm này, thì mỗi người còn có bổn phận cả sau khi chết, người ta không phải chỉ nuôi dưỡng con

cái mà còn có bổn phận phải gây dựng cho chúng, tức là phải để lại của cải cho chúng, để đời sống của chúng được dễ dàng sau này, thậm chí để lại địa vị xã hội cho chúng.

Theo quan niệm cao cả này thì gia đình có thể được coi là một chuỗi thế hệ liên tiếp nhau, mà thế hệ sau ngay khi ra đời đã được hưởng những gì do thế hệ trước để lại.

Hai nền tảng kinh tế và đạo đức của luật thừa kế đưa đến những hậu quả khác nhau. Nếu người ta chỉ căn cứ vào khía cạnh kinh tế, hay nói khác đi, nếu cho rằng luật thừa kế là hệ luận của quyền sở hữu, thì luật thừa kế sẽ được xây dựng trên căn bản cá nhân. Mỗi người là sở hữu chủ tài sản của mình và quyền sở hữu là quyền tuyệt đối của cá nhân người ấy, cho nên người ta sẽ có toàn quyền tự do sử dụng di sản của mình thế nào cũng được. Theo quan niệm này thì thừa kế theo di chúc có tính cách quan trọng hơn, vì người quá cố có toàn quyền chuyển dịch tài sản của mình theo ý muốn mà không chịu một sự hạn chế nào cả, trong trường hợp này, chế độ thừa kế theo pháp luật chỉ có tính cách phụ thuộc. Trái lại, nếu luật thừa kế được đặt trên nền tảng đạo đức, cho rằng việc chuyển dịch tài sản cho các thừa kế là một bổn phận đối với gia đình sau khi chết, thì nghĩa vụ ấy do pháp luật bắt buộc. Xây dựng trên nền tảng này thì thừa kế theo pháp luật sẽ quan trọng hơn, người quá cố chỉ có thể sử dụng tài sản bằng di chúc trong phạm vi cổ luật cho phép mà thôi.

Sự thực, hai quan niệm trên đây có thể dung hòa với nhau. Thực vậy, sự chuyển dịch tài sản dù là hệ luận của quyền sở hữu đi nữa, thì pháp luật vẫn có

quyền can thiệp để hạn chế quyền sử dụng của chủ sở hữu, để bảo vệ “tính đại gia

đình” trong xã hội xưa. Trái lại nếu sự chuyển dịch di sản được coi là một bổn phận

của người quá cố đối với gia đình, thì cổ luật cũng có thể cho người quá cố được tự do một phần nào trong việc sử dụng tài sản của người ấy, miễn là phải làm tròn bổn phận tối thiểu đối với gia đình.

Trường hợp đặc biệt, để bảo đảm quyền lợi của gia đình và trật tự của xã hội, cổ luật bắt buộc thừa kế hương hỏa và thừa kế tập ấm phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Đặt trong bối cảnh xã hội xưa, “Nếu cần phải chọn cho luật thừa kế một căn bản, thì bổn phận đối với gia đình có thể coi là một căn bản vững chắc nhất. Vì nếu công nhận rằng người quá cố có bổn phận đối với gia đình vợ con thì tức là đã gián tiếp làm cho quan hệ sở hữu có một tác dụng kinh tế và khi đó thì căn bản đạo đức

sẽ bao gồm cả căn bản kinh tế” [105; 7].

Thực vậy, bổn phận chuyển dịch của cải xuống cho con cháu tiên niệm rằng quyền sở hữu phải có tính cách vĩnh cửu, và tính cách này làm cho sản nghiệp có một giá trị kinh tế. Ngoài ra những luật lệ đặt căn bản trên những quy tắc đạo đức thường có một giá trị chắc chắn và vĩnh cửu hơn là một căn bản trên một quan niệm kinh tế thường hay thấy. Ví dụ: đứng về phương diện kinh tế, người ta có thể bàn cãi nhiều về quyền sở hữu, trái lại khó có thể tranh cãi về bổn phận của cha mẹ phải bảo đảm đời sống của các con. Từ nguyên tắc luật thừa kế đặt nền tảng trên bổn phận của mỗi người đối với con cái, chúng ta có thể lí luận rằng để có thể làm tròn bổn phận ấy thì cần phải có một quyền sở hữu vĩnh cửu, và khi đó thì tính cách vĩnh cửu của quyền sở hữu sẽ là hệ luận của bổn phận đối với gia đình, chứ không còn là nền tảng của luật thừa kế nữa.

Trên hai nền tảng này, có thể thấy trong cổ luật Việt Nam, nhà lập pháp đã quy định luật thừa kế theo lợi ích lâu dài của gia đình phụ hệ chế khác với quan niệm chật hẹp về vấn đề thừa kế của pháp luật Tây phương. Mọi sự quy định về thừa kế của cổ luật Việt Nam đều được quy định theo mục đích củng cố nền tảng gia đình và bảo đảm sự lưu truyền dòng dõi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, cổ luật Việt Nam đã coi thừa kế không đơn thuần chỉ là quyền lợi cá nhân được để lại gia sản cho thân thuộc hay quyền được hưởng tài sản của người mệnh một như quan niệm của pháp luật hiện đại. Vì vậy, ngoài thừa kế tài sản với ý nghĩa vật chất thông thường. Nhà lập pháp triều Nguyễn còn quy định vấn đề thừa kế chức tước của người mệnh một để lại (gọi là thừa kế tập ấm).

Ngay bản thân từ “kế tự thừa diêu”, có nghĩa là nối dõi tông đường và thừa

tiếp sự tế tự tổ tiên. Như vậy là trong khái niệm “thừa kế”, nhà lập pháp phương

truyền và thụ tặng tài sản. Để được nâng cao thành một định chế tế tự với mục đích duy trì vĩnh viễn, sự phụng sự tổ tiên theo thời gian. Và việc tiếp nhận gia sản của người mệnh một để lại hay di tặng là một phương tiện để thực hiện mục đích ấy.

Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua việc Hoàng Việt luật lệ quy định thừa kế tập ấm. Quy định này cho phép con cháu của người mệnh một được thừa hưởng quan tước của người này. Tại phần giải thích Điều 46 Hoàng Việt luật lệ, nhà lập

pháp triều Nguyễn đã chỉ rõ: “Tập là ông, cha có công với đất nước, triều đình ban

chức cho con cháu nối đời. Theo thứ lớp tập ấm có hai đặc ân. Ấm cho con cháu gọi là “ân ấm”. Ông, cha đã chết đối với việc phò vua mà ưu đãi xót thương con cháu họ thì gọi là “tước ấm”. Đó là lề lối long trọng tưởng thưởng báo đáp công ơn vậy.”

Vậy là khái niệm thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ không chỉ giới hạn trong việc định đoạt di sản thông thường với giá trị vật chất mà còn được mở rộng việc thừa kế cả những giá trị tinh thần. Quan tước không chỉ có ý nghĩa hưởng dụng một

đời của người mệnh một mà còn là “cơ đồ”, là niềm tự hào của hậu thế dòng họ đó.

Với bản chất đó, trong thừa kế cổ luật, dù thừa kế có chúc thư hay thừa kế theo pháp luật, vấn đề chính yếu vẫn là thừa kế về phương diện phụng sự gia tiên và tùy theo cấp độ trách nhiệm thờ tự trong phạm vi gia tộc kế tục sự nghiệp tổ tiên, ta có thể chia thành hai loại: thừa kế có chúc thư để lại và thừa kế theo pháp luật.

Ý muốn của người mệnh một được thể hiện bằng một chứng thư gọi là chúc thư. Đây là loại thừa kế phát sinh do ý chí của người lập chúc phát biểu vào lúc sinh thời. Các con cháu bao giờ cũng phải tôn trọng ý chí của ông bà cha mẹ. Trong cổ luật có 2 loại di chúc là di chúc miệng (có thể là lời trăn trối) và di chúc viết (còn gọi là chúc thư). Trong cổ luật Việt Nam, chúc thư là một chứng thư liên quan đến toàn thể gia tộc, mặc dù nó có mục đích là ghi ý chí của người lập chúc. Thông thường khi lập chúc thư, người lập chúc thường muốn có sự tham dự của thân thuộc và cả những người thừa kế. Thể thức này có hai điều lợi: một là sự hiện diện của thân thuộc chứng minh cho sự công bằng của việc phân sản; và hai là để đảm bảo sự

sự tham dự của những người thừa kế, chúc thư được làm thành nhiều bản, giao cho mỗi người thừa kế giữ một bản. Về điều kiện nội dung của chúc thư, cổ luật quy định người lập chúc phải có đầy đủ năng lực và sự ưng thuận.

Ngoài ra, cổ luật còn quy định sự tự do lập chúc của người gia trưởng. Với một quyền hạn rất rộng rãi đối với gia sản, người gia trưởng có quyền tự do ấn định phần của các người thừa kế và có quyền truất phần thừa kế đối với những người thừa kế bất xứng (như bất hiếu, bất tuân tranh giành...). Sự tự do lập chúc của người gia trưởng chỉ có một giới hạn duy nhất là sự tôn trọng các luật lệ chỉ định người thừa kế hương hỏa, phần hương hỏa và không được ấn định thừa kế tập ấm vì những nội dung này phải tuân theo quy định của pháp luật [121; 21]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, thừa kế theo pháp luật là việc chuyển dịch gia sản của người mệnh một cho những người thừa kế do pháp luật ấn định, không phụ thuộc vào ý chí của người mệnh một. Thậm chí, nếu người mệnh một có để lại chúc thư liên quan đến các nội dung này thì cũng phải tuân theo quy định của luật pháp.

2.1.2. Những trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ

Nếu cha mẹ không lập chúc thư hoặc không kịp lập chúc thư thì con cháu thỏa thuận tự chia nhau di sản của cha mẹ chúng để lại theo pháp luật dưới sự chứng kiến của người tôn trưởng trong họ. Nếu có tranh chấp thì phải tuân theo luật mà chia cho đúng.

Cha mẹ có lập chúc thư nhưng chúc thư này không có giá trị pháp lý thì di sản chia theo pháp luật. Chúc thư không có giá trị trong các trường hợp sau:

Người vô năng lực vì phạm tội đại ác hoặc vì chưa thoát quyền của người gia trưởng đều không được lập chúc (Điều 223 và Điều 224 Hoàng Việt luật lệ). Vì, cổ luật quy định người lập chúc phải có đầy đủ năng lực và sự ưng thuận khi lập chúc thư.

Về sự ưng thuận của người lập chúc, cổ luật gián tiếp phủ định năng lực lập chúc của người điên và minh thị nghiêm trị loại chúc thư giả mạo hoặc cưỡng bách lập chúc (Điều 76 Hoàng Việt luật lệ).

Ngoài ra, đối với thừa kế hương hỏa, thừa kế tập ấm thì cổ luật trực tiếp quy định các điều khoản mang tính ràng buộc. Thí dụ: người thừa kế hương hỏa và thừa

kế tập ấm luật bắt buộc phải giao cho con trưởng dòng đích, phải tuân theo trật tự đích thứ trưởng ấu...

Với các nội dung phân tích ở trên, thừa kế theo pháp luật được Hoàng Việt luật lệ quy định ba trường hợp: thừa kế không có chúc thư, thừa kế hương hỏa (còn gọi là thừa kế tự sản) và thừa kế tập ấm (trường hợp đặc biệt của thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ).

2.2. Thời điểm mở thừa kế

Xác định được thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì các quan hệ về thừa kế, về chia di sản thừa kế chỉ được phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế. Xác định thời điểm mở thừa kế được quy định trong Hoàng Việt luật lệ cần được chú ý vì nó có những điểm đặc biệt chỉ có trong quy định trong cổ luật, gắn liền với tục lệ của dân tộc.

Điều 82 Hoàng Việt luật lệ minh thị: “Phàm ông, bà, cha, mẹ còn sống,

cháu con không được tách hộ khẩu để chia dứt gọn tài sản. Ai trái thì phạt 100 trượng, nếu ông, bà, cha, mẹ thưa lên là cháu con bị buộc tội. Đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em tách hộ khẩu chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng. Trong thời gian đó tôn trưởng đi thưa thì cháu con bị buộc tội, còn việc chia của theo di

chúc thì chẳng sao”.

Quy định này đã minh thị về thời điểm mở thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ với hai nội dung sau.

Thứ nhất, tại thời điểm người để lại di sản mệnh một thì chưa phát sinh quan hệ thừa kế ngay nếu người phối ngẫu với người mệnh một vẫn còn sống. Cụ thể, nếu người cha mệnh một mà người mẹ vẫn còn sống thì di sản do người cha để lại cho các con của người này hưởng chưa được chia ngay. Ngược lại, nếu người mẹ mệnh một thì người cha sẽ tiếp tục quản lý tài sản chỉ trong trường hợp cả cha lẫn mẹ đều qua đời thì các con mới được chia tài sản.

Ý nghĩa của quy định “Phàm ông, bà, cha, mẹ còn sống, cháu con không

được tách hộ khẩu để chia dứt gọn tài sản” phải được hiểu theo nghĩa toàn diện.

khi cả ông bà cha mẹ còn sống mà còn cấm cả trong trường hợp một người mệnh một nhưng người kia vẫn còn sống thì con cháu vẫn phải tôn trọng quy định này. Quan niệm lập pháp này của phương Đông khác hẳn với quan niệm của luật pháp phương Tây. Trên cơ sở lấy yếu tố tài sản làm trung tâm, luật pháp Tây phương cho phép các con được chia di sản ngay khi một trong hai người (cha hoặc mẹ) chết. Nghĩa là, khi người cha qua đời dù người mẹ vẫn còn sống các con vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia phần di sản mà người cha để lại cho họ trong khối tài sản chung với người mẹ, buộc người mẹ phải thanh toán phần này cho họ mặc dù người mẹ vẫn đang quản lý, sử dụng khối tài sản chung này.

Quy định này của Hoàng Việt luật lệ xuất phát từ nền luân lý Nho giáo được củng cố thêm bởi tục lệ của dân tộc. Thời xưa, trong gia đình, con cháu không có

quyền hành gì về tài sản cả. Nền luân lý Khổng giáo dạy rằng: “Phụ mẫu tại, bất

cảm hữu kỳ thân, bất cảm tư kỳ tài” nghĩa là lúc còn cha mẹ, ngay đến tấm thân của

các con cũng không phải của mình, không dám có đến cả thân thể riêng, cũng như

Một phần của tài liệu Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam Luận văn Ths. Luật học (Trang 47)