ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠ THỊ THANH TÂM VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÖC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG N
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TẠ THỊ THANH TÂM
VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÖC
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÖC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 9
1.1 Trí thức và đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc 9
1.1.1 Quan niệm về trí thức và tầng lớp trí thức 9
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc 11
1.2 Công nghiệp hóa , hiện đại hóa và vai trò của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 19
1.2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 19
1.2.2 Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 25
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÚC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 30
2.1 Khái quát vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc 30
2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên 30
2.1.2 Về đặc điểm kinh tế 31
2.1.3 Về đặc điểm xã hội 32
2.2 Tình hình đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 33
2.2.1 Tình hình đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 33
2.2.2 Thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 39
2.2.3 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn 58
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI
Trang 33.1 Xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc và quan điểm
phát huy vai trò của đội ngũ này trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 63
3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc 63
3.1.2 Những quan điểm chỉ đạo 67
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới 72
3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc 73
3.2.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi để trí thức tỉnh Vĩnh Phúc phát huy cao độ khả năng sáng tạo 82
3.2.3 Nhóm giải pháp về đề cao trách nhiệm của người trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc 84
3.2.4 Nhóm giải pháp về thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo 87
3.2.5 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền đối với đội ngũ trí thức trong tình hình mới 90
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105
Trang 4BẢNG QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Hiện đại hóa Nhà xuất bản Tiến sĩ
Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của tiến bộ xã hội và đội ngũ trí thức (ĐNTT) là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình sáng tạo, tiếp nhận và truyền bá tri thức Với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ, của nền kinh tế tri thức, khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội
và trở thành một xu thế lớn trong thời đại hiện nay, ĐNTT trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Trí thức Việt Nam hiện nay đang nỗ lực phấn đấu cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động thực hiện đường lối đổi mới, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH); phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để đạt được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta xác định phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, huy động
sự tham gia tích cực của mọi lực lượng xã hội, đặc biệt là phải xây dựng, phát huy tốt nhất tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của ĐNTT
Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò của ĐNTT trong giai đoạn hiện nay, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, BCH TW đã ban hành Nghị quyết số 27 - NQ - TW “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đảng ta khẳng định: đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn
bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, trí thức nước ta còn nhiều mặt hạn chế cần sớm được khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
Trang 6Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay (tái lập tỉnh năm 1997), ĐNTT Vĩnh Phúc đã tăng nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng và có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong 7 tỉnh dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và đứng thứ 2 ở miền Bắc Tuy nhiên ĐNTT Vĩnh Phúc còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, bất cập Công tác trí thức thực sự chưa được coi trọng đúng mức, chưa giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn và
do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh
Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của một vùng đất đang chuyển mình nhanh chóng như Vĩnh Phúc và trước những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, ĐNTT Vĩnh Phúc cần phát huy hết thế mạnh vốn có của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH trong tình hình mới Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐNTT trong tỉnh trước yêu cầu phát triển mới, tháng 7 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 16/2008/NQ - HĐND “Về một số chính sách phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” Tuy nhiên, Nghị quyết này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách địa phương; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và một số đối tượng đặc biệt được đào tạo, tuyển dụng để bổ sung nguồn công chức, viên chức của tỉnh; mà chưa bao quát hết các thành phần của ĐNTT nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp thích hợp để phát huy đầy đủ vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH trong thời kỳ mới là một vấn đề cấp thiết hiện nay
Vì những lý do trên đây, tác giả chọn vấn đề "Vai trò của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình
Trang 72 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề trí thức và vai trò của trí thức, đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, đề cập đến rất nhiều trong các tác phẩm của mình và tất cả đều đi đến khẳng định: trong cách mạng XHCN không thể thiếu vai trò quan trọng của ĐNTT, nhất là các nhà khoa học, các chuyên gia, những tổng công trình sư , kỹ sư, bác sĩ…
Ở Việt Nam, ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời, đã rất coi trọng vai trò của ĐNTT Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đưa đất nước theo định hướng XHCN, Đảng ta khẳng định: trí thức là lực lượng nòng cốt, đi tiên phong trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Nghị quyết 27-NQ-TW “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với lực lượng này
Trong những năm gần đây, vấn đề trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiê ̣p đổi mới đất nước đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau như:
- Trí thức Việt nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Tác phẩm là tập hợp những bài phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của ĐNTT; những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng, động viên, phát huy năng lực sáng tạo của ĐNTT Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiê ̣m vụ xây dựng và phát triển đất nước
- Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GS.TS Phạm Tất Dong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001 Cuốn sách chủ yếu tập trung vào hai vấn đề Một là, trình bày tổng quan những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đối với ĐNTT; làm
rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của họ trong công cuộc xây dựng nền kinh tế - xã hội hiện đại Hai là, phân tích tương đối toàn diện lịch sử phát
Trang 8triển và thực trạng hiện nay của ĐNTT; đề xuất những định hướng chính sách
về xây dựng ĐNTT
- Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, của PGS TS Nguyễn Văn Khánh
và TS Nguyễn Quốc Bảo, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001 Tác phẩm đi từ lý luận đến thực tiễn để khẳng định vai trò của người trí thức Việt Nam trong lịch sử dân tộc, từ đó trình bày đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức trong thời kỳ xây dựng CNXH và đổi mới hiện nay
- Một số vấn đề về trí thức Việt nam, của TS Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Cuốn sách đã đi sâu phân tích những đặc trưng chung của trí thức với tư cách là một tầng lớp xã hội đặc thù; khái quát
sự hình thành, phát triển của những tư tưởng chính yếu, đặc trưng truyền thống dân tộc của trí thức Việt Nam trong lịch sử; đề xuất một số phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách kinh tế - xã đối với ĐNTT nước ta
- Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, của tác giả Nguyễn Đức Hưng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Cuốn sách khái quát về trí thức và ĐNTT; về những vấn đề đặt ra đối với trí thức Việt Nam; về thực trạng, những trăn trở, những tâm trạng của trí thức và những phương hướng giải pháp để phát triển ĐNTT trong thời kỳ hội nhập
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, do TS Ngô Huy Tiếp chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008
Tác phẩm đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT Đồng thời tác phẩm cũng chỉ ra mục tiêu, phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và kiến nghị bẩy giải pháp cơ bản đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nhằm phát huy tốt hơn vai trò của t rí thức nước ta trong sự nghiệp CNH , HĐH Tác phẩm là nguồn tư liệu quý trong nghiên cứu, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về công tác vận động trí thức trong tình hình mới
Trang 9- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài KX.04.16/06 -10 về:
“Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Khoa học
và Công nghệ thực hiê ̣n Công trình đã đánh giá thực tra ̣ng ĐNTT Viê ̣t Nam
và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đô ̣i ngũ này qua hơn 20 năm đổi mới; dự bá o xu hướng phát triển của ĐNTT , từ đó đề xuất mục tiêu , quan điểm, phương hướng và những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT giai đoa ̣n
2011 - 2020
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề trí thức
và đã bảo vệ thành công như: Phan Thanh Khôi - "Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay", luận án phó tiến sĩ Triết học, 1992; Nguyễn Xuân Phương - "Vai trò của trí thức Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", luận án tiến sĩ Triết học, 2004; Hoàng Thị Duyệt - "Trí thức và một số vấn đề cấp bách về trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", luận văn thạc sĩ Triết học, 1995
Một số bài viết trên các tạp chí, báo như: PGS, TS Bùi Thị Ngọc Lan -
"Đội ngũ trí thức Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Tạp chí Thông tin CNXH - Lý luận và thực tiễn, số 18, tháng 9 năm 2008; "Xác định khái niệm trí thức" của Trần Hồng Lưu, Tạp chí Thông tin KHXH, số 2/1995; "Đội ngũ trí thức trẻ ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Quốc Anh, Tạp chí Cộng sản, số 9,10/ 1999; bài viết: “Xây dựng đội ngũ chuyên gia và sử dụng chuyên gia” và bài viết "Thái độ và trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước" của GS,
TS Hoàng Chí Bảo
Đặc biệt trong những năm gần đây, ở một số địa phương đã có các công trình nghiên cứu về ĐNTT của tỉnh mình dựa trên cơ sở những đặc điểm, điều kiện cụ thể để đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng ĐNTT đáp ứng yêu cầu của tỉnh, của đất nước như: Nguyễn Thành
Trang 10Phương - "Đội ngũ trí thức tỉnh Bến Tre: thực trạng và phương hướng phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", luận văn thạc sĩ Triết học, 1998; Nguyễn Thị Hằng Nga - "Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Lâm Đồng trong công cuộc đổi mới đất nước", luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2000; Đặng Thị Mai - "Đội ngũ trí thức Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ Triết học, 2003
Ở Vĩnh Phúc đã có những đề án, báo cáo về vấn đề trí thức như:
- Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015
Tất cả các công trình khoa học nêu trên là nguồn tư liệu quý để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa những vấn đề liên quan Tuy vậy, tất cả các công trình đó đều không có chủ đích đi sâu nghiên cứu vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Do đó đề tài mà chúng tôi thực hiện là hoàn toàn mới và không trùng lặp
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về trí thức và vai trò của trí thức, luâ ̣n văn đánh giá thực tra ̣ng ĐNTT Vĩnh Phúc và vai trò của ho ̣ trong CNH, HĐH, từ đó đề xuất mô ̣t số giải pháp góp phần tiếp tục phát huy vai trò của đô ̣i ngũ này trong tình hình mới
* Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Đánh giá thực tra ̣ng ĐNTT Vĩnh Phúc và vai trò của họ trong sự nghiệp CNH, HĐH thời gian qua
Trang 11- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc trong thờ i gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là trí thức và vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy ma ̣nh CNH, HĐH Vai trò này thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, song luận văn chủ yếu đề cập đến vai trò của trí thức Vĩnh Phúc trong mô ̣t số lĩnh vực tro ̣ng yếu của đời sống xã hô ̣i như: trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, lĩnh vực văn hóa…
* Phạm vi nghiên cứu
- ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc mà luận văn bàn đến bao gồm: những trí thức sinh trưởng ở Vĩnh Phúc hoặc các vùng khác trên đất nước nhưng đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, đang lao động sáng tạo khoa học vì sự phát triển đi lên của Vĩnh Phúc
- Nội dung nghiên cứu là vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
- Luận văn đánh giá thực trạng vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc từ khi thực hiện đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997); đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc trong thời gian tới
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức, vai trò của trí thức và công tác trí thức Đồng thời có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa ho ̣c liên quan đến luận văn
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là hoạt động thực tiễn thể hiện vai trò của trí thức Vĩnh Phúc trong quá trình CNH, HĐH tại đi ̣a phương và đất nước
Trang 12* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn trình bày theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời sử dụng phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới của luận văn
- Cung cấp cứ liệu khoa học để các cấp uỷ và chính quyền địa phương
có cái nhìn khái quát về trí thức và vai trò của trí thức Vĩnh Phúc trong sự nghiê ̣p đẩy ma ̣nh CNH , HĐH Từ đó hoàn thiện hệ thống chính sách phát huy vai trò của trí thức Vĩnh Phúc trong thời gian tới
- Luận văn cung cấp những cứ liệu thực tế về đội ngũ trí thức Vĩnh Phúc để giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Luận văn là công trình đầu tiên nêu lên mô ̣t cách tương đối hoàn chỉnh đặc đi ểm tiêu biểu của tr í thức Vĩnh Phúc ; đưa ra cái nhìn tổng quát về trí thức và vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc trong thời kỳ CNH , HĐH; xu hướng phát triển của ĐNTT Vĩnh Phúc; đề xuất nh ững nhóm giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát huy vai trò của trí thức Vĩnh Phúc trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 2: Thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 13Chương 1 TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÖC
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Trí thức và đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 Quan niệm về trí thức và tầng lớp trí thức
Trí thức là gì? Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về trí thức
Thuật ngữ “trí thức” bắt nguồn từ danh từ “intellect”, có nghĩa là người có trí tuệ, có kiến thức sâu rộng, khả năng lập luận sắc sảo Thuật ngữ này được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và trở nên thông dụng vào thế kỷ XIX để chỉ những người chuyên lao động trí óc, có học vấn cao, có hiểu biết ở nhiều lĩnh vực và quan tâm tới thời cuộc
Theo Từ điển Triết học, trí thức là tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc như: kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo, người làm công tác khoa học và một bộ phận viên chức [61, tr.74]
Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học viết: Trí thức là một nhóm xã hội gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp, có học vấn chuyên môn cần thiết cho lao động đó, nó khác với lao động chân tay [60, tr.360]
Theo Hồ Chí Minh, trí thức phải là người không chỉ biết học sách mà quan tro ̣ng hơn phải biết áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tế , góp phần xây dựng đời sống của cô ̣ng đồng Người chỉ biết ho ̣c sách là trí thức
một nửa Tức là Hồ Chí Minh nhấn ma ̣nh đến sự cống hiến của trí thức đối
với sự phát triển của xã hô ̣i nói chung [38, tr.235]
Nghị quyết số 27-NQ-TW “Về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng Cộng sản Việt Nam thì cho rằng: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao
về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo,
Trang 14truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [25, tr.81-82]
Nghị quyết này nhấn ma ̣nh đến đặc trưng và tiêu chí cơ bản, chung nhất của người trí thức là: chuyên lao đô ̣ng trí óc , có trình độ chuyên môn sâu rộng, có nhu cầu cao về đời sống tinh thần
GS, TS Triết học Hoàng Chí Bảo trong bài viết “Thái độ trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước” nhấn mạnh yếu tố “tự đào tạo, tự bồi dưỡng suốt đời”, năng lực làm chủ phương pháp của người trí thức trên con đường đạt tới trình độ học vấn cao, đó phải là
người thực học để có thực lực và thực tài, nhấn mạnh đến nhân cách, đạo đức,
thái độ sống, lối sống tích cực, trách nhiệm xã hội, lý tưởng chính trị của người trí thức
Bằng phương pháp tiếp cận lịch sử - logic, trên cơ sở chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kết quả nghiên cứu một số công trình nghiên cứu về trí thức, chúng tôi cho
Mác-rằng: Trí thức trước hết là người lao động trí óc phức tạp, coi lao động là nhu cầu để khẳng định mình; có trình độ học vấn cao do kết quả của quá trình đào tạo ở nhà trường và quá trình tự học, tự đào tạo suốt đời của họ; có tư duy độc lập, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học; có nhu cầu cao về
khát vọng dân chủ , công bằng, tự do; có đạo đức , nhân cách và mong muốn được cống hiến sức mình cho sự phát triển của cộng đồng, của đất nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trí thức không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc biê ̣t
Từ góc độ cơ cấu xã hội - giai cấp, Lênin cho rằng: Trí thức không phải
là một giai cấp bởi trong nền sản xuất xã hội, trí thức không có quan hệ riêng, trực tiếp đối với tư liệu sản xuất Họ không thuộc về một giai cấp nào duy nhất, trong xã hội, họ đến từ nhiều giai cấp, từ các nhóm xã hội khác nhau
Trang 15Với tư cách là một tầng lớp xã hội ở trong một thể chế chính trị cụ thể, trí thức nói chung là của giai cấp thống trị do chính hệ thống giáo dục và đường lối đào tạo của nhà nước ấy tạo ra Họ không phải là một giai cấp nên không có hệ tư tưởng độc lập, tư tưởng của họ phụ thuộc vào giai cấp thống trị đương thời
Thực tế lịch sử chứng minh rằng: giai cấp thống trị nào cũng đều sử dụng lực lượng trí thức trong xã hội theo quan điểm và lợi ích của mình Họ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNTT, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia vào mục đích củng cố và bảo vệ địa vị cầm quyền của giai cấp mình
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), tầng lớp trí thức XHCN được hình thành gắn liền với cuộc cách mạng XHCN Lênin chỉ ra rằng: Giai cấp công nhân khi giành được chính quyền và trở thành giai cấp lãnh đạo phải chú trọng sử dụng trí thức, đào tạo ra những chuyên gia giỏi Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức trở thành nền tảng của xã hội; là yếu tố có tính chất quyết định cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
Ở Việt Nam, ĐNTT hình thành và phát triển gắn với lịch sử dựng nước
và giữ nước, với truyền thống hiếu học của cả dân tộc Trí thức Việt Nam gắn
bó với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và cả dân tộc Việt Nam Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, ĐNTT ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trí thức Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc
Từ các quan điểm trên , chúng tôi cho rằng : Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc gồm những người lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định (có trình độ đại học, cao đẳng trở lên), có năng
Trang 16lực tư duy độc lập, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ… đang làm việc tại Vĩnh Phúc, nằm trong cơ cấu dân cư Vĩnh Phúc do các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức kinh tế của tỉnh quản lý; ngoài ra còn một bộ phận trí thức làm việc cá thể, riêng lẻ hoặc làm trong các tổ chức chuyên môn ngoài biên chế nhà nước
Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh những đặc điểm chung của trí thức nước ta, còn có những đặc điểm tiêu biểu sau:
Thứ nhất: Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc hình thành, phát triển gắn với lịch
sử hào hùng của tỉnh, có lòng yêu nước, yêu CNXH
Vĩnh Phúc là một vùng đất có bề dầy lịch sử trải qua hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước, là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, sản sinh ra nhiều
người con học rộng, tài cao được văn bia, sử sách ghi nhận và có những đóng góp to lớn làm rạng danh quê hương đất nước Ở thời chiến , nhân dân Vĩnh Phúc nói chung , trong đó có giới trí thức , là những người yêu nước chân chính Họ thà chịu chết đói , chết khát chứ nhất đi ̣nh không chịu phục tùng, không trao lãnh thổ cho quân xâm lươ ̣c Trong thời bình , họ lại tập trung tinh thần, sức sáng ta ̣o không mê ̣t mỏi đóng góp vào quá trình xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc Viê ̣t Nam XHCN
Dưới các triều đại phong kiến, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều danh Nho nổi tiếng, tiêu biểu như Phạm Công Bình, Phí Văn Thuật, Nguyễn Duy Thì, Triệu Thái… Ông Phạm Công Bình là người khai khoa hàng danh Nho của tỉnh, đến triều Nguyễn được truy phong là Trạng Nguyên, kết thúc là ông Phạm Duy Bách Trong vòng 765 năm (1124 - 1889), Vĩnh Phúc liên tục có người đăng khoa Đây là giai đoạn phát triển huy hoàng của văn hiến Vĩnh Phúc
Ở từng thời kỳ, trong từng lĩnh vực khoa học, tỉnh Vĩnh Phúc đều có những đại biểu trí thức xuất sắc Trong lĩnh vực quân sự, Vĩnh Phúc có danh tướng Nguyễn Văn Nhượng, nay còn đền thờ ở quê hương ông xã Tứ Trưng,
Trang 17huyện Vĩnh Tường Văn thần có ông Phạm Công Bình xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, thi nho học đỗ đầu hàng Đệ nhất giáp đời Lý Nhân Tông, ông có công hai lần đánh thắng quân Chân Lạp, bảo vệ toàn vẹn vùng biên giới phía Nam Tổ quốc, tên ông được ghi sáng ngời trong quốc sử Trong lĩnh vực giáo dục có ông Nguyễn Duy Thì, ông là người xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên,
đỗ Hoàng Giáp năm 1598, từng nhiều năm giữ chức tế cửu (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, làm phó chủ khảo và đảm lãnh công vụ trong 3 kỳ thi Đình Ông còn là nhà ngoại giao từng đi sứ sang Trung Quốc năm 1605 Ngoài ra ông còn là nhà văn, nhà thơ có nhiều trước tác để lại cho đời, trong
đó có 3 bài văn bia, 2 bài thơ chép trong sách “Toàn Việt thi lục”
Nhìn chung, trí thức Nho học ở Vĩnh Phúc không chỉ góp phầ n cùng dân tô ̣c chống giă ̣c ngoa ̣i xâm mà còn biết tiếp thu một cách sáng tạo Nho giáo, góp phần cùng các triều đại phong kiến nước ta thực hiê ̣n những cải cách lớn nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị, từng bước xây dựng nền
văn hiến dân tộc Họ không chỉ làm quan mà còn có ý thức và tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội đóng góp năng lực và nhiệt tâm của mình cho sự
phát triển của đất nước Khi nước nhà thịnh vượng, họ giúp vua trị nước yên dân và sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khoa học; gă ̣p lúc xã hô ̣i trì trê ̣ , giới cầm quyền bảo thủ , họ đưa ra những phản biện nhằm chống la ̣i những tư tưởng phản tiến bộ
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, rất nhiều trí thức và các tổ chức chức hội bí mật của trí thức Vĩnh Phúc đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào sự nghiệp đánh đuổi thực dân xâm lược Chuẩn bị cho những cao trào cách mạng sau đó ở Vĩnh Phúc
Những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thái Học - một người con của xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường với lòng yêu nước nồng nàn, trước hoàn cảnh đời sống nhân dân ta khổ cực lầm than dưới ách bóc lột của thực dân Pháp đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng với chủ trương lấy trí thức tiểu tư sản, tư
Trang 18sản dân tộc làm nòng cốt, thu hút rất nhiều trí thức tại Vĩnh Phúc tham gia Nguyễn Thái Học cũng đồng thời lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái, để lại tiếng vang và bài học về con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo
Từ khi có Đảng lãnh đạo, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, nhiều người đã được Đảng giao những trọng trách quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc đã đi đầu trong phong trào truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ góp phần kích thích tinh thần yêu nước đang sục sôi trong nhân dân; tham gia công tác văn hóa, tuyên giáo, nghiên cứu, giảng dạy, đưa những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phục vụ sản xuất… nhiều người trong số họ đã hăng hái xung phong ra chiến trường trực tiếp chiến đấu và phục vụ kháng chiến
Sau khi đất nước thống nhất, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, thực hiện cải tạo và xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Yêu nước, tinh thần dân tộc, gắn bó với nhân dân, với quá trình giữ gìn độc lập dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài, biến đổi cho phù hợp với bản sắc dân tộc đồng thời sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới là đặc điểm nổi bật của trí thức Việt Nam nói chung, trí thức Vĩnh Phúc nói riêng trong lịch sử
Bước vào thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống đó trở thành mảnh đất tốt để hạt giống cách mạng của Đảng gieo mầm Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, truyền thống đó như một liều "vắcxin" chống lại những yếu tố ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, là mạch nguồn nuôi dưỡng một thế hệ trí thức mới, có tri thức, có trình độ, năng động, sáng tạo, yêu nước, yêu CNXH, đấu
Trang 19tranh chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch muốn chống phá cách mạng nước ta, xây dựng một nước Việt Nam XHCN, dân chủ, giàu mạnh
Mạch nguồn lịch sử - văn hóa lâu đời Đất và người Vĩnh Phúc luôn là động lực to lớn sâu xa cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong chặng đường phát triển Hơn 20 năm đổi mới, ĐNTT tại Vĩnh Phúc cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng về KT - XH
Thứ hai: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh, nguồn đào tạo phong
phú, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng nhưng còn ít về số lượng, cơ cấu bất hợp lý và năng lực làm việc chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH
ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc hiê ̣n nay xuất thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội, trong đó chủ yếu là từ công nhân và nông dân Đa số ho ̣ được đào tạo từ các trường đại học trong nước, một số được đào tạo, thực tập, nâng cao trình độ từ các nước tư bản phát triển Có người có hai, ba bằng đại học;
có khả năng sử dụng thành thạo một đến hai ngoại ngữ thông dụng; kỹ năng giao tiếp và làm việc với các đối tác nước ngoài không ngừng được cải tiến
Trình độ lý luận chính trị , ngoại ngữ , tin học, chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngạch công chức , viên chứ c trong các cơ quan hành chính sự nghiê ̣p nhà nước do tỉnh quản lý cũng ngày càng được nâng cao Theo thống kê của
Sở Nội vụ, trong vòng 9 năm (từ năm 2001đến 2009), số cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên tăng từ 991 người lên 1521 người (tăng 153%); trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên tăng từ 2696 người lên 4099 người (tăng 152%); trình độ tin học từ chứng chỉ đến đại học tăng từ 753 người lên 6725 người (tăng 893%) (Xem thêm phụ lục 5)
ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như :
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nghiên cứu lý luận chính trị - tư tưởng, văn hóa, kinh tế, báo chí, công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp,
Trang 20công nghệ thông tin, y tế và có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh
Tuy nhiên, ĐNTT tỉnh Vĩnh phúc còn thiếu về số lượng, đặc biệt là thiếu mô ̣t đô ̣i ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực ; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý Trong tổng số 77.500 cán bộ khối doanh nghiệp, chỉ có 89 người có trình độ từ thạc sĩ trở lên (chiếm 0,114%), trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản không có cán bộ nào
có trình độ từ thạc sĩ trở lên (Xem thêm phụ lục 3); nhiều trí thức vì những
nguyên nhân khác nhau mà tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả, đặc biệt
là trí thức trẻ
Nhìn một cách tổng thể, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc có tinh thần yêu nước nồng nàn, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gần gũi với nhân dân; không ngừng phát triển lớn mạnh, có tâm huyết với nghề, có nhiều cố gắng nâng cao trình
độ chuyên môn, khắc phục khó khăn thiếu thốn để sáng tạo; có bản lĩnh chính trị vững vàng và có vai trò to lớn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh nhà Nhiều trí thức trẻ năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, số lượng còn ít, thiếu những chuyên gia đầu ngành, những tổng công trình sư và cơ cấu còn bất hợp lý
Thứ ba: Trí thức Vĩnh Phúc có tiềm năng trí tuệ to lớn, năng động,
sáng tạo, có niềm tin khoa học, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn
Trong quá trình phát triển, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc đã thể hiện tiềm năng trí tuệ to lớn của mình Bằng trí thông minh, sự ham hiểu biết, chịu khó tìm tòi học hỏi, tiềm năng trí tuệ của họ được hình thành trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm và tri thức của ông cha trong quá trình dựng nước, giữ nước, đồng thời lại được phát huy trong chính thực tiễn ấy, thể hiện thông qua quá trình xây dựng CNXH ở Vĩnh Phúc
Trang 21Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, mô hình hợp tác xã đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến cơ chế quan liêu bao cấp trở thành vật cản, không tạo động lực cho người nông dân trong lao động sản xuất, cán bộ thì giáo điều, duy ý trí, không năng động, sáng tạo Trước tình hình đó, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo cần chủ động nghiên cứu, ứng dụng, đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao, tìm tòi cách quản lý mới trong sản xuất Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước đưa ra hình thức “khoán hộ”, hay còn gọi là “khoán mười” mà cha đẻ là người trí thức cộng sản Kim Ngọc - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Hình thức khoán hộ trong nông nghiệp của Vĩnh Phúc được ra đời dựa
trên trên những phân tích khoa học, khảo duyệt trong thực tiễn, qua những thực chứng và cả những trải nghiệm thực tế của một thế hệ những người trí thức mà Cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc là một điển hình Qua thực tiễn, Kim Ngọc cho rằng chỉ có con đường thực hiện khoán cho hộ gia đình mới có thể vực dậy nền sản xuất nông nghiệp đang bị trì trệ, đem lại đời sống ấm no cho người dân Từ đây, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết 86 của Ban thường vụ
về vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong Hợp tác xã và thực hiện thí điểm ở một số xã Việc làm này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, lợi ích của người nông dân được tính đến Tuy nhiên, chỉ sau 3 - 4 vụ thực hiện, Nghị quyết này
bị đình chỉ vì nó trái với đường lối chung khi đó là hợp tác hóa nông nghiệp Nhưng những người nông dân đã kịp thời thấy được lợi ích của chương trình này nên nhiều hợp tác xã vẫn tiếp tục làm với nhiều hình thức Từ Vĩnh Phúc, khoán hộ đã lan ra một số tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hải Dương… với hình thức “khoán chui”
Là người trí thức cộng sản yêu nước, có nhân cách, thương dân, có ý thức và tinh thần dân tộc, cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc cần có những phản biện xã hội trước một đường lối chính sách đã lạc hậu, đã xa rời thực tiễn mà không làm theo tâm lý số
Trang 22đông, không “giả tin”, dũng cảm thừa nhận sự thật, nói lên sự thật, đấu tranh
cho chân lý, cho dù phải đánh đổi cả sự nghiệp chính trị của mình Với ông,
hiểu biết và niềm tin gắn liền với đạo đức, thế giới quan đi liền với nhân sinh quan Ông tự giác nhận lấy trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ông đem hiểu biết của mình phụng sự xã hội và nhân dân, không tính toán, không vụ lợi
Chính những sáng kiến táo bạo của người trí thức cộng sản Kim Ngọc
và các đồng chí của ông trong nông nghiệp là một trong những ví dụ sinh động để Đảng ta cho ra đời chính sách “khoán 10”(hay Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988), làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp Việt Nam cách đây hơn 20 năm Đồng thời, góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để Trung ương Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Những sáng kiến ấy một thời đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ nhưng với niềm tin khoa học, niềm tin được xây dựng trên cơ sở thực tiễn với thái độ làm việc nghiêm túc tất cả vì dân, vì nước, dám đổi mới, dám dấn thân Kim Ngọc đã được thừa nhận, được tôn vinh Ông là đại biểu chân chính cho người trí thức Vĩnh Phúc nói riêng và trí thức Việt Nam nói chung
Cách đây 13 năm (1997), Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương mới tái lập tỉnh, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thì manh mún, nhỏ lẻ Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và quyết tâm xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, sau hơn 10 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã trở thành
“hiện tượng mới” trong phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP bình
quân trong vòng 10 năm (1997 - 2007) của Vĩnh Phúc đạt 17,5% , gấp trên 2
lần mức bình quân chung của cả nước) và là “điểm sáng” trong thu hút đầu tư
(Vĩnh Phúc liên tục đứng trong tốp 10 tỉnh của cả nước có thành tích cao trong thu hút đầu tư nước ngoài)
Trang 23Từ thực tiễn trên, có thể thấy ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng trí tuệ to lớn, năng động, sáng tạo Tiềm năng trí tuệ ấy như mạch nguồn chảy trong máu mỗi người con Vĩnh Phúc, khi cần thiết nó sẽ bùng lên mạnh mẽ
Và như vậy, mục tiêu phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020 của Thế kỷ XXI có cơ sở để sớm trở thành hiện thực
1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Cho đến nay có nhiều quan niệm
khác nhau về CNH, HĐH
Dưới góc độ chính trị - xã hội, tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng cộng sản Việt Nam đã xem xét CNH trong mối quan hệ với HĐH và khẳng định: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao” [15, tr.42]
Quan niệm trên cho thấy , đây là quá trình kế t hợp chă ̣t chẽ hai nô ̣i dung: CNH và HĐH trong quá trình phá t triển Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i
Nội dung của CNH là toàn diện từ lĩnh vực sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác
Trang 24phong lao động, kỹ năng sản xuất, phương thức vận hành của cơ chế hoạt động xã hội cũng như ở cách thức sống của con người.
Phương pháp tiến hành CNH là dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và khoa học công nghệ, trong đó công nghệ mới là yếu tố hạt nhân Viê ̣c làm
chủ công nghệ mới , nhất là công nghê ̣ cao là yêu cầu bức thiết , nó đòi hỏi cần đến trình độ trí tuệ cao của người lao đô ̣ng Lực lượng đi đầu trong viê ̣c sáng tạo, tiếp nhâ ̣n, sử dụng công nghê ̣ mới là những nhà khoa học và công nghệ - những người trí thức
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất mà là hai quá trình nối tiếp, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau Xét về mặt lịch sử, CNH là quá trình diễn ra trước quá trình HĐH CNH về thực chất
là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công, lạc hậu sang sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại HĐH là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội Tức là HĐH mang tính thời đại, thời sự Do đó, CNH
là điều kiện bắt buộc để thực hiện HĐH Tuy nhiên, HĐH cũng không có nghĩa là chỉ đưa khoa học - công nghệ - kỹ thuật thông tin - vi điện tử hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế mà là quá trình vận dụng tất cả những phương tiện đó vào tổng thể hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nó đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng công nghệ trong các cơ cấu kinh tế - xã hội một cách hợp lý, cân đối và phải tạo lập được cơ chế quản lý xã hội ở trình độ chuyên môn cao với phương pháp quản lý hiện đại
Tóm lại , giữa CNH và HĐH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đặc
biệt, trong thời đại của nền kinh tế tri thức, tức là nền kinh tế lấy tri thức và công nghệ kỹ thuật cao làm lực lượng sản xuất thứ nhất thì mối quan hệ này
thể hiện ngày càng rõ nét ĐNTT là lực lượng đi đầu trong quá trình CNH , HĐH Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “CNH gắn với HĐH ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn Nâng cao hàm lượng tri thức
Trang 25trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta” [21, tr.45]
yếu khách quan Bởi vì:
Thứ nhất: Trên thế giới, cuô ̣c cách ma ̣ng khoa ho ̣c - công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i
đang phát triển như vũ bã o, toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ma ̣nh mẽ , quan hê ̣ kinh tế quốc tế trở t hành tất yếu ; các nước phát triển đang chuyển sang nền kinh tế tri thức,… đã mở ra khả năng thuâ ̣n lợi để nước ta có thể đi tắt đón đầu, tranh thủ về vốn , công nghê ̣, học hỏi về kinh nghiệm quản l ý kinh tế , quản lý xã hội để thực h iê ̣n con đường rút ngắn quá trình CNH , HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị kinh tế cao dựa nhiều vào tri thức
Thứ hai: Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH từ một nền kinh tế phổ
biến là sản xuất nhỏ , lao đô ̣ng thủ công là chính Cái thiếu nhất của chúng ta
là một nền đại công nghiệp Chính vì vậy , tiến hành CNH , HĐH là nhiê ̣m vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá đô ̣ ở nư ớc ta nhằm đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH, trong đó phải đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng gắn với công nghiệp chế biến và thị trường Đây là con
đường ngắn nhất để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trong điều kiện quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Thứ ba: CNH, HĐH là tất yếu nh ằm giúp trang bị và trang bị lại công
nghệ mới cho các ngành kinh tế quốc dân , đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra năng xuất lao động cao , chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý , đồng thời cũng làm cho nền kinh tế nướ c ta phát triển theo
xu hướng của nền kinh tế tri thức với đặc trưng là hàm lượng trí tuệ kết tinh
Trang 26trong từng sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng , tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiê ̣p theo hướng hiê ̣n đa ̣i
Thứ tư: Sau 25 năm đổi mới, 15 năm bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, song nguy cơ tụt hậu
xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn còn hiện hữu do xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt Sự khác biệt về trình độ công nghệ của Việt nam so với các nước phát triển là rất lớn Do đó, trong giai đoạn hiện nay, nước ta cần huy động và
sử dụng tốt mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ CNH, HĐH đất nước Chìa khóa của vấn đề này chính là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, có trình độ cao, có tay nghề giỏi, trong đó ĐNTT có vai trò đặc biệt quan trọng
Có thể nói, xây dựng và phát huy trí tuệ của ĐNTT là chiến lược mang tính thời đại Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định: đẩy mạnh
CNH, HĐH rút ngắn gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong điều kiện mới
Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình
độ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức
Tóm tại, CNH, HĐN là tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, là mục tiêu lâu dài để đưa Việt Nam trở thành nước có cơ
sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có đời sống vật chất và tinh thần cao, an ninh, quốc phòng được giữ vững, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách
Trang 27mạng khoa học - công nghệ trên thế giới và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Nguồn nhân lực cơ bản để tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế là ĐNTT
Mục tiêu, nhiệm vụ CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Vĩnh Phúc phải là địa phương đi trước, tạo động lực lôi kéo, thúc đẩy các địa phương khác phát triển Mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra là: trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI Trước mắt, trong giai đoạn 2010 - 2015 phấn đấu duy trì tốc độ phát triển kinh tế trung bình 14-15%/ một năm theo hướng ổn định, bền vững, không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định về chính trị - xã hội để tập trung cho phát triển kinh tế
Để đạt mục tiêu đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc coi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp căn bản Ủy ban Nhân dân
tỉnh đã xây dựng đề án về nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là: đầu tư phát triển giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, trong đó coi trọng chất lượng giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, nhất là bậc cao đẳng và đại học Trong đào tạo nghề, coi trọng phẩm chất đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động, kiến thức, kỹ năng, khả năng thích ứng với thị trường lao động và chuyển đổi nghề nghiệp Phát triển
đa dạng cơ cấu, loại hình đào tạo Chú ý đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, đào tạo theo địa chỉ Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, chuyên môn giỏi, nhiệt huyết làm công tác xây dựng đảng,
Trang 28đoàn thể và trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, có khả năng làm việc trực tiếp với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế [56].
Như vậy mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại Vĩnh Phúc là tập trung chủ yếu vào xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị chuẩn về trình độ đào tạo, có năng lực đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chuyên môn Tuy nhiên, để tạo ra bước đột phá trong
sự phát triển, tương xứng với tiềm năng của tỉnh thì điều đặc biệt quan trọng
là cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nhất là
các chuyên gia trong những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của tỉnh, chuyên gia
trong lĩnh vực khoa học quản lý, những người về trí tuệ thì vượt trội, về phương diện lao động là những người thợ cả, về phương diện nhân cách thì tiêu biểu cho cả tài lẫn đức, có lý tưởng chính trị, lý tưởng nghề nghiệp
Không có đội ngũ này tỉnh không thể phát triển nhanh và bền vững
Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đề ra nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển; chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ
hộ nghèo, tăng tỉ lệ hộ giàu, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng tổ chức Đảng vững
Trang 29mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức… Phấn đấu có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI
1.2.2 Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH trong một xu thế mới, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ Tương lai, triển vọng phát triển của dân tộc kỳ vọng vào ĐNTT, vào khả năng cũng như trách nhiệm của đội ngũ này trước dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, trí thức có vai trò to lớn đối với sự phát triển của dân tộc Điều này được thể hiện ở sự phấn đấu hy sinh và phụng sự hết mình cho độc lập dân tộc và CNXH, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực cùng nhân dân vượt qua đói nghèo, chậm phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu
Vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự nghiệp CNH, HĐH thể hiện trên một số lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất: Đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là lực lượng cơ bản thực
hiện vai trò nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh cũng như cho đất nước Đội ngũ trí thức trong ngành giáo dục ở tất cả các cấp từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục cao đẳng, đại học đóng vai trò quyết định nhất trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới, XHCN Họ có trọng trách đào tạo, gây dựng các tài năng khoa học trẻ, hình thành một thế hệ trí thức trẻ tài năng, sáng tạo, có nhân cách, có hoài bão, có lý tưởng, đủ sức xây dựng một nền khoa học hiện đại của Vĩnh Phúc cũng như Việt Nam trong tương lai Họ cũng là lực lượng tiên phong thúc đẩy đổi mới tư duy, xây dựng phong cách tư duy, phương pháp làm việc khoa học, nghiên cứu phát triển lý luận và gây dựng nền học thuật tiên tiến của nước nhà; là lực lượng tham gia
Trang 30vào quá trình quảng bá thông tin và những tri thức khoa học công nghệ trong nhân dân, khoa học hóa những lĩnh vực của đời sống xã hội
Thứ hai: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là ĐNTT khoa học - công nghệ là
lực lượng chủ yếu giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; làm chủ những thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển và ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết những vấn đề xã hội; thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào lĩnh vực quản lý để khoa học hóa, hiện đại hóa Nghiên cứu khoa học để xây dựng và phát triển nền khoa học của tỉnh cũng như của nước nhà tương xứng với trình độ khoa học - công nghệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tạo động lực để xây dựng một nước Việt Nam phát triển văn minh, tiến bộ
Thứ ba: ĐNTT là lực lượng có vai trò to lớn trong tổng kết thực tiễn,
bổ sung phát triển lý luận; dự báo tình hình và xu hướng phát triển của tỉnh, của đất nước và của thế giới; xây dựng những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận nảy sinh trong thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam; giải đáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng XHCN; những bước đi của quá trình CNH, HĐH; những nội dung cơ
bản của phát huy dân chủ XHCN
Thứ tư: Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò to lớn trong hoạt động tư
vấn, phản biện, giám định xã hội về những chủ trương, chính sách của tỉnh; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN; về đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cũng như của đất nước trong tình hình mới Với tri thức và kinh nghiệm của mình, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp các thông tin tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng hoặc thẩm định,
Trang 31phê duyệt những đề án phát triển kinh tế - xã hội; trong việc kiến nghị về sự
phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra; trong việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án Đảm bảo mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước và của tỉnh phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở khoa học
Thứ năm: Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là lực lượng đóng vai trò chủ yếu
trong sáng tạo các giá trị văn hóa, các loại hình văn hóa nghệ thuật Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh cho đông đảo quần chúng nhân dân, làm cho văn hóa thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và trở thành mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời hiện đại hóa nền văn hóa ấy thông qua quá trình giao lưu, đối thoại với nền văn hóa thế giới Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ sáu: Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là lực lượng có vai trò quan trọng
trong quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, xây dựng nền dân chủ XHCN - nền dân chủ tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại - phát huy vai trò làm chủ của nhân dân để thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH tỉnh nhà Có vai trò quan trọng trong việc phát huy các giá trị tinh thần truyền thống để xây dựng nền đạo đức mới, lối sống mới XHCN Lối sống vì tập thể, vì mọi người
Thứ bảy: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò đóng góp tài năng, trí tuệ,
nhiệt huyết của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để tiến hành CNH, HĐH thành công, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH đồng thời xây dựng đất nước theo định hướng XHCN là điều kiện đảm bảo cho nền độc lập nước nhà được giữ vững
Trang 32Đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện những nhiệm vụ trên Hơn ai hết họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình với tư cách là một trong những lực lượng chủ yếu nằm trong khối liên minh công - nông - trí thức trong cơ cấu xã hội, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH Cùng với trí thức cả nước, trí thức Vĩnh Phúc đã tập trung trí tuệ, học vấn, đạo đức, nhân cách, lối sống để nhận thức
và hành động, để thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình, xây dựng một tỉnh Vĩnh Phúc phát triển năng động, giàu đẹp
Tóm lại, trí thức là một tầng lớp xã hội, lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, có tư duy độc lập, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học… Người trí thức chân chính không chỉ có trình độ mà còn có đạo đức, nhân cách và mong nuốn được cống hiến sức mình cho sự phát triển của cộng đồng, của đất nước
Đội ngũ trí thức nước ta hình thành và phát triển gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước, với truyền thống hiếu học của cả dân tộc Trí thức Việt Nam gắn bó với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và cả dân tộc Việt Nam Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, ĐNTT ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trí thức Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình
Đội ngũ trí thức Vĩnh Phúc là một bộ phận của trí thức Việt Nam, do
đó, ngoài những đặc điểm chung của trí thức nước ta, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc còn có những đặc điểm tiêu biểu như: hình thành, phát triển gắn với lịch sử hào hùng của tỉnh, có lòng yêu nước, yêu CNXH; phát triển nhanh, nguồn đào tạo phong phú, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng nhưng còn ít về số lượng, cơ cấu bất hợp lý và năng lực làm việc chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH; họ có tiềm năng trí tuệ to
Trang 33lớn, năng động, sáng tạo, có niềm tin khoa học, nhạy bén với cái mới, đặc biệt
là trong những hoàn cảnh khó khăn Từ những đặc điểm trên, tỉnh Vĩnh Phúc cần có những chính sách phù hợp để khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của trí thức tỉnh nhà, để lực lượng này phát huy được cao độ vai trò của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trí thức cả nước nói chung là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc: phát triển nền giáo dục Việt Nam; phát triển khoa học - công nghệ; tiếp nhận, sáng tạo và truyến bá những giá trị văn hóa; thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, xây dựng những luận cứ khoa học làm
cơ sở cho Đảng, Nhà nước xây dựng những chủ trương, chính sách; tham gia
tư vấn, phản biện, giám định xã hội về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; đóng góp tài năng, trí tuệ nhiệt huyết của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc nhằm hoàn thiện chính sách phát huy hiệu quả vai trò của họ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới là vấn đề quan trọng của tỉnh
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH PHÖC
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1 Khái quát vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và là của ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, ranh giới tự nhiên là dãy núi Tam Đảo Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên
là sông Lô Phía Nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng Phía Đông giáp Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh)
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng gồm cả đường sắt, đường
bộ, đường thủy, gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Vì vậy Vĩnh
Phúc rất thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp phục
vụ cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 24 - 25oC, lượng mưa 1200 - 1400 ml, có đầy đủ ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn Địa hình núi chủ yếu thuộc dãy Tam Đảo Địa hình vùng đồi phổ biến ở các huyện trong tỉnh ở những mức độ khác nhau Đặc biệt, dọc dãy núi Tam Đảo, nhiệt độ trung bình là 180C, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử, rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp không khói là du lịch
Do vị trí địa lý thuận lợi và chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý của tỉnh, Vĩnh Phúc là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư Tháng 7/2003, Vĩnh Phúc được chính phủ phê duyệt là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Trang 35kế hoạch, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có nguồn thu ngân sách cao nhất trong cả nước [56].
Trang 36Biểu 2.1 Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2001-2008
Với sự năng động, sáng tạo và phương châm “các doanh nghiệp FDI là công dân Vĩnh Phúc và thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh”, Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp 10 tỉnh của cả nước có thành tích cao
trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong hơn 10 năm, tỉnh đã thu hút được trên 600 dự án với vốn đầu tư gần 4 tỷ USD, trong đó có 170 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký là 2,8 tỷ USD, 465 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 30.700 tỷ VNĐ Dự báo xu hướng đầu tư vào tỉnh tiếp tục tăng nhanh [56]
Những đặc điểm kinh tế trên đặt ra yêu cầu mới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
2.1.3 Về đặc điểm xã hội
Theo cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2006 dân số của tỉnh là 1.180.418 người; là tỉnh có mật độ dân số cao trong cả nước (khoảng 860 người/km2, gấp gần 3,2 mật độ dân số chung của cả nước), tỉ lệ nữ chiếm
Trang 3751,6% dân số Tổng số lao động đang làm việc trong tỉnh là 668,45 nghìn (lao động nữ chiếm 53,6%), tăng 43,14 nghìn người so với năm 2002
Sự tăng trưởng về kinh tế, cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đã tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển một số lĩnh vực như: giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình văn hóa, thể thao và thực hiện chính sách xã hội Công tác dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng được tăng cường, chính trị, xã hội ổn định
Kết quả đạt được trong lĩnh vực xã hội là yếu tố quan trọng để Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh nhà
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại những yếu kém như: Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh; đầu tư cho phát triển vẫn chưa hợp lý, còn dàn trải và chưa tập trung cho những ngành mũi nhọn; nhiều vấn đề bức xúc và tệ nạn xã hội chậm được khắc phục; tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp vẫn chưa được giải quyết triệt để
2.2 Tình hình đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2.1 Tình hình đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Đến nay, ĐNTT Vĩnh Phúc đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhưng cơ cấu còn bất hợp lý, năng lực làm việc của một bộ phận trí thức chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH Cụ thể là:
Về số lượng: Theo thống kê của Sở Nội vụ, tính đến ngày 30/6/2007, trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 22.513 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm 23% lực lươ ̣ng cán bô ̣ công chức , viên chức do tỉnh quản lý, thuộc các khối cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp Tỉnh, huyện; Cơ quan hành chính cấp Tỉnh, huyện; Cán bộ viên chức sự nghiệp của tỉnh; Cán bộ chuyên trách, công chức
cấp xã; Khối doanh nghiệp (Xem thêm các phụ lục 1, 2, 3, 4) Theo Báo cáo của
Trang 38Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc thì đến tháng 1 năm
2010, Liên hiệp hội có khoảng 10.000 hội viên thuộc 16 hội thành viên [74]
Đến nay, chưa có số liệu tổng thể chính xác về sự tăng lên của đội ngũ
trí thức tỉnh Vĩnh Phúc cũng như ngành nghề đào tạo , nơi đào tạo, việc bố trí
vị trí công tác , cơ cấu đô ̣ tuổi, giới tính Tuy nhiên, theo thống kê của Ủ y ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc , đến tháng 4 năm 2010, chỉ tính riêng số lượng cán
bô ̣, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính , sự nghiê ̣p nhà nước
có trình độ đại học , cao đẳng trở lên tăng 2223 người (tăng 17,5%) so vớ i năm 2001 (Xem thêm phụ lục 5)
Hàng năm, số học sinh có hộ khẩu Vĩnh Phúc tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tăng nhanh Từ năm 2007 - 2010 có gần 17000 sinh viên người Vĩnh Phúc tốt nghiệp đại học, cao đẳng Đây là nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, được tiếp thu khoa học công nghệ và là nguồn bổ sung chủ yếu
vào lực lượng ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc [64, tr.15]. Cùng với đó là số người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học, cao đẳng trở lên từ các nơi khác về làm viêc ở tỉnh ngày càng nhiều do chính sách thu hút nhân tài của tỉnh và do sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ…
Về trình độ chuyên môn , nghiê ̣p vụ của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc Trong
tổng số những người có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước có: 23 tiến sĩ, chiếm 0,1%; 445 thạc sĩ, chiếm 2%; 14129 đại học, chiếm 62,7%; 7916 cao đẳng, chiếm 35,1% Bên cạnh đó còn có một khối lượng lớn lao động có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên làm việc cá thể riêng lẻ và làm việc tại các tổ chức chuyên môn ngoài biên chế nhà nước (chủ doanh nghiệp tư, chủ phòng khám bệnh tư…), những cán bộ công chức, viên chức do TW quản lý Nhiều trí thức công chức ngoà i chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mình, họ còn tham gia tư vấn, phản biện khoa học, tổng kết thực tiễn; nhiều người có những
Trang 39công trình khoa học ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực đối với địa phương
Về trình độ lý luận chính trị , ngoại ngữ , tin học , chuyên môn của đô ̣i ngũ trí thức ngạch công chức , viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiê ̣p nhà nước do tỉnh quản lý cũng ngày càng được nâng cao
Bảng 2.1 Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và chuyên môn của công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
ĐVT: (%)
đoàn thể
Cơ quan hành chính
Cán bộ công chức xã
Viên chức sự nghiệp
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015
Trang 40Qua bảng 2.1 cho thấy, phần đông trí thức nga ̣ch công chức , viên chức
do tỉnh quản lý được trang bị kiến t hức lý luận chính trị nhất định Trong đó, trên 88,2% số cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính, 87,2% số cán bộ công chức xã, 64% cán bộ viên chức sự nghiệp, 50,6% cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên
Về trình độ ngoại ngữ , chứng chỉ A trở lên: khối cơ quan hành chính có
tỉ lệ đông nhất với 65,31%; tiếp đến là khối Đảng , đoàn thể chiếm 28,78%; viên chức sự nghiê ̣p : 22%; công chức xã: 4,6%
Về trình đô ̣ tin ho ̣c , chứng chỉ A trở lên : khối cơ quan hành chính có 70,69%; khối Đảng , đoàn thể là 48,14%; viên chức sự nghiê ̣p : 28% và công chức xã là 13,2%
Về chuyên môn , trình độ chuyên môn từ chuyên viên đến chuyên viên cao cấp: khối Đảng, đoàn thể có 80,2%; khối cơ quan hành chính có 67,21%; công chức xã và viên chức sự nghiê ̣p có 15,42%
Bảng 2.2 Về cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức
do tỉnh quản lý trong một số khu vực
ĐVT : %
Sau Đại học
Đại học
Cao đẳng chuyên nghiệp
Trung cấp chuyên nghiệp
Sơ cấp, Trung cấp nghề
Chưa qua đào tạo
Cơ quan Đảng, đoàn
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015