Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi để

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 86)

lợi để trí thức tỉnh Vĩnh Phúc phát huy cao độ khả năng sáng tạo

Để người trí thức phát huy cao độ khả năng sáng tạo của mình thì đảm bảo lợi ích vật chất là điều kiện cần chứ chưa đủ. Điều mà người trí thức quan tâm khi có quyết định về địa phương công tác hay không chính là môi trường làm việc. Họ mong được đảm bảo một môi trường xã hội lành mạnh, môi trường làm việc dân chủ, bình đẳng, công bằng, giá trị nhân cách được tôn trọng để người trí thức được phát biểu chính kiến, được thỏa sức sáng tạo, tìm tòi trong nghiên cứu khoa học cũng như trong lao động nghệ thuật và sáng tạo văn hóa nói chung; đảm bảo cho người trí thức có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng như một số quyền nhất định trong tự do tư tưởng. Đó cũng là câu trả lời vì sao thời gian qua nhiều địa phương thất bại trong việc thu hút nhân tài với thực trạng là „người đi nhiều hơn người về‟. Để hoàn thiện môi trường làm việc cho ĐNTT, theo chúng tôi,

các cấp ủy Đảng và chính quyền cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Tạo môi trường dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo

dục đào tạo, văn hóa, văn nghệ… Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sáng tạo của người trí thức. Hơn ai hết họ rất nhạy cảm với tự do, dân chủ, với bình đẳng và công bằng xã hội. Họ đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần và các giá trị tinh thần. Do vậy cần xây dựng, hoàn thiện các quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học cho lực lượng trí thức, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để lực lượng này tự khẳng định, cống hiến. Phải tạo được bầu không khí thực sự cởi mở để người trí thức hăng say lao động và tự

do sáng tạo, đấu tranh phê phán cái sai, cái tiêu cực, bảo vệ chân lý khoa học. Tuy nhiên cũng cần đề cao trách nhiệm chính trị - xã hội của lực lượng này trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học; ngăn chặn và chống các biểu hiện lợi dụng tự do, dân chủ để thực hiện những ý đồ xấu về chính trị.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ĐNTT phải ủng hộ và tạo điều

kiện thuận lợi về tổ chức, pháp lý và các điều kiện vật chất tinh thần để họ có thể bộc lộ và phát huy cao nhất tài năng của mình; tin dùng, trao trách nhiệm tương xứng, đồng thời bảo vệ ĐNTT. Đặc biệt, cần ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc cho những trí thức đầu ngành, những chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ cao trong điều hành chuyên môn, nghiệp vụ để phát huy năng lực và trách nhiệm của họ trước đối với công việc.

Tỉnh ủy cần tăng cường giám sát thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo; xây dựng thị trường khoa học - công nghệ nhằm đảm bảo quyền lợi của người trí thức không bị xâm phạm khi chuyển giao phát minh, sáng kiến và khuyến khích ĐNTT gia tăng sự cống hiến.

Bảo đảm cho người trí thức được lựa chọn nơi làm việc đúng với

ngành nghề được đào tạo, phù hợp với sở trường và nguyện vọng của từng người. Thực hiện chế độ thi tuyển vào các vị trí công tác gắn với chế độ hợp đồng làm việc trên cơ sở những yêu cầu về trình độ, năng lực, ngành nghề, chế độ đãi ngộ...

Tạo điều kiện thuận lợi để trí thức tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng trao đổi, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm với trí thức các tỉnh thành khác cũng như với

các tổ chức khoa học ngoài nước về khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - văn nghệ...

Cung cấp cho người trí thức phương tiện làm việc, học tập, nghiên cứu, sáng tạo tốt nhất; tạo khả năng và điều kiện để trí thức được tiếp nhận những

thông tin và tri thức cập nhật, có quan hệ đối tác bình đẳng, mật thiết với các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở kinh tế và xã hội; bảo đảm quyền sở hữu trí

tuệ của người trí thức và có chính sách bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ĐNTT.

Cần hoàn chỉnh hệ thống các tổ chức khoa học - công nghệ từ huyện

thị đến cơ sở xã, phường để gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ giữa 3 cấp thật chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện cho quá trình ứng dụng và chuyển giao công nghệ diễn ra thuận lợi, từ đó sẽ phát huy được vai trò của ĐNTT, gắn được hoạt động nghiên cứu của người trí thức với thực tiễn đời sống.

Xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến

khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của người trí thức khi tham gia vào các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khuyến khích họ tranh luận và tạo bầu không khí cởi mở trong tranh luận; tôn trọng những ý kiến phản biện mang tính xây dựng; tôn trọng những kiến giải khác nhau của người trí thức về học thuật.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)