Những quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 71)

3.1.2.1. Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh

Phúc đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng và chính quyền để khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ trí thức và công tác trí thức

Như đã trình bày ở phần thực trạng, những hạn chế, yếu kém của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc là không ít và thể hiện trên nhiều mặt. Nguyên nhân của những hạn chế này có từ cả hai phía. Một là, từ trong sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức, trong cơ chế chính sách, trong quản lý, xây dựng, trong giáo dục - đào tạo... Hai là, từ bản thân người trí thức. Do đó phương hướng có tính trực tiếp nhất là phải tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức xã hội đối với trí thức theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khóa X, phải "thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức" [23, tr.91]đảm bảo quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực của người trí thức và tạo điều kiện cho năng lực của họ được sử dụng đúng và có điều kiện phát triển. Xây dựng hệ thống chính

sách đối với trí thức và phải có đầu tư cơ bản, dài hơi để đào tạo và đào tạo lại ĐNTT, trong đó đặc biệt chú ý đầu tư bồi dưỡng những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó phải xây dựng ý thức tu dưỡng, phấn đấu, ý thức đạo đức chính trị của ĐNTT. Những trí thức thực thụ, có tư chất khoa học, có lý tưởng nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội với dân tộc thường sử dụng tài năng, trí tuệ của mình phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội chứ không phải vì tiền tài, danh vọng. Cơ chế chính sách và dư luận xã hội phải làm cho trí thức phát huy được lòng tự trọng, dũng khí phê phán, có sức mạnh tự bảo vệ nhân cách khoa học của mình trước cạm bẫy của cơ chế thị trường.

3.1.2.2. Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phải được xem là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững

Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của tiến bộ xã hội và trí thức là lực lượng chủ yếu, nòng cốt trong sáng tạo ứng dụng và truyền bá tri thức khoa học tiến bộ vào sản xuất và đời sống xã hội. Nước ta muốn tiến hành CNH, HĐH thành công để theo kịp các nước tiên tiến, tránh nguy cơ tụt hậu thì phải huy động mọi nguồn lực trong đó phải đặc biệt chú ý phát huy vai trò của ĐNTT, coi đây là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Chính những thành tựu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đạt được trong những năm qua có sự đóng góp to lớn của ĐNTT và họ ngày càng trở thành lực lượng giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, Vĩnh Phúc về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì cần phải có sự đóng góp rất nhiều từ lực lượng trí thức. Với tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần đổi mới, ĐNTT là người trực tiếp tác động đến đội ngũ lãnh đạo, quản lý thông

qua vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội, dự báo, cảnh báo. Họ đóng vai trò to lớn trong hoạch định và thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng thể chế và chính sách kinh tế; trong quản lý xã hội, xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, đưa ra phương án giải quyết các tình huống nảy sinh trong lĩnh vực xã hội; trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào bảo vệ, duy trì và tái tạo môi trường sống; trong xây dựng chiến lược, chính sách bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; trong đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; trong xây dựng và phát triển văn hóa; trong chăm lo phát triển y tế, sức khỏe cộng đồng; trong công tác xã hội, phát triển cộng đồng...

Đầu tư xây dựng ĐNTT là đầu tư cho phát triển bền vững, là trực tiếp đầu tư để nâng tầm trí tuệ của Đảng và của cả hệ thống chính trị. Do đó, tỉnh cần có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNTT cơ bản, dài hơi và coi đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược ấy phải bao gồm đầy đủ các phương diện từ đầu tư phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng đại học và sau đại học; phát hiện, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài; xây dựng có hệ thống và nhất quán các chính sách về lựa chọn, bồi dưỡng và sử dụng ĐNTT; phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ gắn với thu hút và phát triển tiềm năng ĐNTT; tạo dựng môi trường thuận lợi cho trí thức phát huy cao độ vai trò của mình phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà; chính sách đãi ngộ đối với trí thức...

3.1.2.3. Phát huy vai trò đội ngũ trí thức phải dựa trên cơ sở củng cố vững chắc khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

Đây cũng chính là quan điểm lý luận của Đảng ta đối với ĐNTT. Xây dựng, phát triển ĐNTT gắn với khối liên minh công - nông - trí, thực chất là đề cao vai trò của ĐNTT trong cơ cấu xã hội - giai cấp, cân bằng được vai trò của họ với các giai cấp tầng lớp khác. Tuy nhiên, nhấn mạnh vai trò của trí

thức không có nghĩa là hạ thấp vai trò của công nhân, nông dân, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Ở nước ta, liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là một đòi hỏi tất yếu cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Trong quá trình cách mạng, Đảng ta đã luôn chú ý đến mối liên hệ tự nhiên này và khẳng định vai trò to lớn của liên minh với tư cách là lực lượng của cách mạng. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò của liên minh với tư cách là động lực của cách mạng.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã khách quan hóa vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội, với công nhân và nông dân. Người công nhân, người nông dân nếu không có kiến thức khoa học nhất định trong lĩnh vực họ đang làm việc thì rất khó tiếp nhận được những kiến thức khoa học công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy trí thức hóa công nông là đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội. Trong vấn đề này trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trí thức không chỉ có vai trò trong việc truyền bá những tri thức khoa học đến người công nhân, nông dân mà họ còn là người giáo dục ý thức pháp luật, hướng dẫn phương pháp làm việc hiệu quả, kinh tế cho công nhân, nông dân, giúp đỡ họ bắt nhịp cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Ngược lại, đối với ĐNTT, họ không thể phát huy được vai trò to lớn của mình đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước nếu tách họ ra khỏi mối liên hệ với công nhân và nông dân. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước là điều kiện tốt nhất, là môi trường thuận lợi nhất để ĐNTT tự do sáng tạo và cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Như vậy, để xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT nước ta nói chung và ĐNTT Vĩnh Phúc nói riêng cần phải dựa trên cơ sở củng cố vững chắc

khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

3.1.2.4. Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc phải trên cơ sở nắm vững thực trạng và những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ này

Đội ngũ trí thức vận động và phát triển chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Do đó, việc nắm vững thực trạng như: số lượng, chất lượng, đặc điểm, xu hướng, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng... của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc đưa ra chủ trương, chính sách và các giải pháp nhằm xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ này được chính xác, hiệu quả, tránh rơi vào chủ quan, duy ý chí, giáo điều dẫn đến hiện tượng vừa lãng phí chất xám, vừa không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong tình hình mới.

Tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang rất thiếu những chuyên gia đầu ngành để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH trong tình hình mới nhưng lại sử dụng rất lãng phí nguồn lực trí thức hiện có. Nguyên nhân chủ yếu là cho đến nay tỉnh vẫn chưa có một thống kê đầy đủ nào về thực trạng của ĐNTT cũng như nhu cầu của tỉnh đối với đội ngũ này. Do đó việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT chưa gắn với đòi hỏi của thực tiễn.

Phát huy vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay chính là khơi dậy tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ này nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công việc đó trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, đồng thời xem xét khả năng, thế mạnh thực của đội ngũ này trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng cụ thể. Do vậy các cấp lãnh đạo cần coi việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo xu hướng phát triển ĐNTT là công việc thường xuyên để từ đó chủ động xây dựng đội ngũ cả về số lượng, chất lượng và đảm bảo một cơ cấu đồng bộ, hợp lý.

3.1.2.5. Phải gắn các hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức với thực tiễn sản xuất và đời sống nhân dân

Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản trong hoạt động của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc trước tình hình mới. ĐNTT phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu cuộc sống khái quát thành lý luận đồng thời đưa lý luận tác động vào đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội tiến lên. Thực tiễn là nền tảng và nguồn gốc của sự phát triển lý luận, là tiêu chuẩn khoa học cho tính chân lý trong hoạt động nhận thức.

Trong điều kiện lịch sử mới của tỉnh, thực tiễn càng mở rộng thì đòi hỏi lý luận càng phải đáp ứng, đòi hỏi phải xem lại, duyệt lại những luận điểm dưới lăng kính của hoạt động thực tiễn. ĐNTT trong lĩnh vực lý luận, chính trị, tư tưởng phải nhạy bén với cái mới, phải xuất phát từ thực tiễn để khái quát thành lý luận, tham mưu cho các cấp ủy Đảng trong việc hoạch định những chủ trương chính sách, để các chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống. Các sản phẩm khoa học của trí thức trong lĩnh vực khoa hoc - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế phải có ý nghĩa thực tiễn cao. Đối với lãnh đạo quản lý các cấp phải thực sự quan tâm đến trí thức, tránh tình trạng chỉ quan tâm tới nghị quyết mà không quan tâm tới thực tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)