khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
Chính sách đầu tư cho khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo chi phối mạnh mẽ đến việc hình thành và phát huy khả năng lao động sáng tạo của người trí thức. Đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ là tạo môi trường thuận lợi để người trí thức lao động đạt hiệu quả cao. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, có đạo
đức, yêu nước, yêu CNXH, có hoài bão vươn lên làm chủ những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành giỏi, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là nhân tố quyết định tốc độ và kết quả CNH, HĐH, tạo ra nội lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nhận rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa chất lượng của ĐNTT với giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ mà Đảng ta rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ để đào tạo những người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo. Đảng ta đã khẳng định: cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. CNH, HĐH đất nước phải bằng và dựa vào khoa học - công nghệ.
Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tiếp tục xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010, đồng thời nhấn mạnh: tập trung phát triển giáo dục và đào tạo mạnh hơn, có chất lượng cao hơn, nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước… Phát triển khoa học và công nghệ phải nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước, nâng cao năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ nước nhà, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ vừa giỏi chuyên môn vừa vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị [20, tr.8].
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng ta luôn chú trọng đến việc phát huy nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, Đảng ta rất quan tâm đến đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Quan điểm này của Đảng cũng chính là cơ sở lý luận để các địa phương đưa ra các chương trình, dự án đối với việc đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng đã ban hành các đề án, nghị quyết quan trọng liên quan đến những vấn đề này: Đề án 01/ĐA-TU của Tỉnh ủy về phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 1997- 2000; Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 29/07/2002 về phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001- 2005; đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015. Tuy kinh phí dành cho giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tăng rất nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; kinh phí cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chủ yếu vẫn là để trả lương; định mức kinh phí cho các cơ sở đào tạo của tỉnh thấp hơn định mức do nhà nước quy định. Việc thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp và trong nhân dân
cho giáo dục và đào tạo còn nhiều hạn chế [64, tr.13].
Để phát triển ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng nhu cầu của mới của sự nghiệp CNH, HĐH thì trong thời gian tới chính sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh cần hướng tới giải quyết những vấn đề sau:
Một là: Tăng đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đúng với vị trí là quốc sách hàng đầu. Trong đó tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có ưu thế của tỉnh như: công nghệ thông tin điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, may mặc…
Hai là: Chính sách đầu tư chú ý vào nâng cấp, hiện đại hóa các phòng
thí nghiệm, thư viện, hệ thống thông tin, phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo điều kiện cho người trí thức có điều kiện cập nhật những kiến thức khoa học mới, nâng cao trình độ khoa học. Cấp học bổng cho những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Thành lập quỹ cho những trí thức có trình độ cao, đã được sàng lọc đi học tập, nghiên cứu ở các nước tư bản phát triển.
Ba là: Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư như: đầu tư từ ngân sách Nhà
sách nhằm huy động mọi nguồn vốn đầu tư như: mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, đóng góp học phí của các cơ quan có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực… Đối với các thành phần kinh tế, Chính phủ và tỉnh cần có chính sách miễn giảm thuế đối với phần vốn giành cho công tác nghiên cứu khoa học, giảm thuế một thời gian nhất định đối với các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ mới được áp dụng lần đầu.