Tình hình đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37)

Đến nay, ĐNTT Vĩnh Phúc đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhưng cơ cấu còn bất hợp lý, năng lực làm việc của một bộ phận trí thức chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH. Cụ thể là:

Về số lượng: Theo thống kê của Sở Nội vụ, tính đến ngày 30/6/2007, trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 22.513 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm 23% lực lươ ̣ng cán bô ̣ công chức , viên chức do tỉnh quản lý, thuộc các khối cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp Tỉnh, huyện; Cơ quan hành chính cấp Tỉnh, huyện; Cán bộ viên chức sự nghiệp của tỉnh; Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; Khối doanh nghiệp (Xem thêm các phụ lục 1, 2, 3, 4).Theo Báo cáo của

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc thì đến tháng 1 năm 2010, Liên hiệp hội có khoảng 10.000 hội viên thuộc 16 hội thành viên [74].

Đến nay, chưa có số liệu tổng thể chính xác về sự tăng lên của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc cũng như ngành nghề đào tạo , nơi đào tạo, việc bố trí vị trí công tác , cơ cấu đô ̣ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê của Ủ y ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc , đến tháng 4 năm 2010, chỉ tính riêng số lượng cán bô ̣, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính , sự nghiê ̣p nhà nước có trình độ đại học , cao đẳng trở lên tăng 2223 người (tăng 17,5%) so vớ i năm 2001 (Xem thêm phụ lục 5).

Hàng năm, số học sinh có hộ khẩu Vĩnh Phúc tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tăng nhanh. Từ năm 2007 - 2010 có gần 17000 sinh viên người Vĩnh Phúc tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Đây là nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, được tiếp thu khoa học công nghệ và là nguồn bổ sung chủ yếu vào lực lượng ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc [64, tr.15]. Cùng với đó là số người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học, cao đẳng trở lên từ các nơi khác về làm viêc ở tỉnh ngày càng nhiều do chính sách thu hút nhân tài của tỉnh và do sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ…

Về trình độ chuyên môn , nghiê ̣p vụ của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc. Trong

tổng số những người có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước có: 23 tiến sĩ, chiếm 0,1%; 445 thạc sĩ, chiếm 2%; 14129 đại học, chiếm 62,7%; 7916 cao đẳng, chiếm 35,1%. Bên cạnh đó còn có một khối lượng lớn lao động có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên làm việc cá thể riêng lẻ và làm việc tại các tổ chức chuyên môn ngoài biên chế nhà nước (chủ doanh nghiệp tư, chủ phòng khám bệnh tư…), những cán bộ công chức, viên chức do TW quản lý. Nhiều trí thức công chức ngoà i chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của mình, họ còn tham gia tư vấn, phản biện khoa học, tổng kết thực tiễn; nhiều người có những

công trình khoa học ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực đối với địa phương.

Về trình độ lý luận chính trị , ngoại ngữ , tin học , chuyên môn của đô ̣i ngũ trí thức ngạch công chức , viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiê ̣p nhà nước do tỉnh quản lý cũng ngày càng được nâng cao .

Bảng 2.1. Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và chuyên môn của công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp

ĐVT: (%) Trình độ Đảng, đoàn thể Cơ quan hành chính Cán bộ công chức xã Viên chức sự nghiệp Lý luận chính trị

- Chưa qua đào tạo 49,04 11,8 12,8 36

- Sơ cấp - 44,7 35,1 56,6

- Trung cấp trở lên 50,06 43,5 52,1 7,4

Ngoại ngữ

- Chưa qua đào tạo 71,23 34,69 95,4 78

- Chứng chỉ A 11,68 20,78 2,9 11

- Chứng chỉ B trở lên 17,10 44,53 1,7 11

Tin học

- Chưa qua đào tạo 51,86 29,31 86,6 72

- Chứng chỉ A 33,10 36,38 9,0 22,6

- Chứng chỉ B trở lên 15,04 34,31 4,2 5,4

Ngạch công chức tương đương

- Chuyên viên cao cấp 1,08 1,61 - 0,02

- Chuyên viên chính 14,92 11,8 - 0,5

- Chuyên viên 64,62 53,8 - 14,9

- Cán sự - 3,8 42,4 12,4

- Chưa qua đào tạo 19,38 28,9 57,6 72

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án phát triển

Qua bảng 2.1 cho thấy, phần đông trí thức nga ̣ch công chức , viên chức do tỉnh quản lý được trang bị kiến t hức lý luận chính trị nhất định. Trong đó, trên 88,2% số cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính, 87,2% số cán bộ công chức xã, 64% cán bộ viên chức sự nghiệp, 50,6% cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về trình độ ngoại ngữ , chứng chỉ A trở lên: khối cơ quan hành chính có tỉ lệ đông nhất với 65,31%; tiếp đến là khối Đảng , đoàn thể chiếm 28,78%; viên chức sự nghiê ̣p : 22%; công chức xã: 4,6%.

Về trình đô ̣ tin ho ̣c , chứng chỉ A trở lên : khối cơ quan hành chính có 70,69%; khối Đảng , đoàn thể là 48,14%; viên chức sự nghiê ̣p : 28% và công chức xã là 13,2%.

Về chuyên môn , trình độ chuyên môn từ chuyên viên đến chuyên viên cao cấp: khối Đảng, đoàn thể có 80,2%; khối cơ quan hành chính có 67,21%; công chức xã và viên chức sự nghiê ̣p có 15,42%.

Bảng 2.2. Về cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trong một số khu vực

ĐVT : % Sau Đại học Đại học Cao đẳng chuyên nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp cấp, Trung cấp nghề Chưa qua đào tạo

Cơ quan Đảng, đoàn thể

2,16 69,67 6,49 20,8

Cơ quan hành chính 2,9 75,5 3,4 10,6 7,5

Cán bộ công chức xã 9,8 0,7 44,8 10,8 33,9

Viên chức sự nghiệp 1,98 36,2 29,8 29,7 2,3

Khu vực doanh nghiệp 0,11 8,16 3,99 12,39 18,32

Qua bảng trên cho chúng ta thấy, khối cơ quan hành chính, trí thức chiếm tỉ lệ đông nhất (81,9%); tiếp đến là khối cơ quan Đảng, đoàn thể (79,2%); cán bộ công chức xã có tỉ lệ thấp nhất (10,5%) trong tổng số cán bô ̣ công chức, viên chức.

Về cơ cấu trí thức chia theo thành phần kinh tế khối doanh nghiệp:

thuộc các ngành kinh tế: Nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ. Trong số 9509 người có trình độ từ cao đẳng trở lên thì lĩnh vực nông - lâm - thủy sản có 226 người (186 đại học, 30 cao đẳng), chiếm 2,3%; công nghiệp - xây dựng có 6658 người (8 tiến sĩ, 50 thạc sĩ, 4195 đại học, 2405 cao đẳng), chiếm 70%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ có 2635 người (3 tiến sĩ, 28 thạc sỹ, 1946 đại học, 658 cao đẳng), chiếm 27,7% (Xem thêm phụ lục 3). Từ đây cho thấy, ĐNTT trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là đông đảo nhất chiếm 70% và có 8/11 tiến sĩ, tiếp đến là ĐNTT thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ. Số lượng trí thức trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là quá ít so với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là không có thạc sĩ và tiến sĩ nào gây hạn chế đối với quá trình khai thác những tiềm năng to lớn của tỉnh trong lĩnh vực này, hạn chế đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Qua nghiên cứu , chúng tôi thấy , tỉnh Vĩnh phúc còn thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu , những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực. Theo số liệu từ Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2015, thì hiện nay trong toàn tỉnh không có

một trí thức nào có học hàm giáo sư, phó giáo sư làm việc trong các cơ quan nhà nước do tỉnh quản lý. Tỉ lệ trí thức có trình độ sau đại học thấp, chỉ chiếm 2,1% so với tổng ĐNTT làm việc trong các cơ quan nhà nước do tỉnh quản lý. Số lượng chuyên viên cao cấp và tương đương ít: khối Đảng, đoàn thể có 9 người, chiếm 1% lực lượng lao động trong toàn khối; cơ quan hành chính , viên chức sự nghiệp có 29 người, chiếm 0,16%. Đây là mô ̣t ha ̣ n chế rất lớn

trên con đường xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh điển hình kiểu mẫu trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Mặc dù thời gian qua , tỉnh Vĩnh Phúc có tiến bộ trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, song, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ - lực lượng chủ yếu của ĐNTT - còn yếu về phương pháp tư duy sáng tạo, năng lực tổ chức, điều hành công việc, về trình độ ngoại ngữ, mối quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài...

Một bộ phận trí thức tuy có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên nhưng năng lực thực tế còn bất cập, trình độ ngoại ngữ thấp, hạn chế đến khả năng nghiên cứu, sáng tạo, khả năng tham mưu, tư vấn, phản biện xã hội. Một bộ phận nhỏ giảm sút niềm tin chính trị, phai nhạt lý tưởng và đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh.

Hoạt động nghiên cứu khoa học nhìn chung chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống. Không ít đề tài nghiên cứu khoa học đã hoàn thành, được nghiệm thu, nhưng không có mấy ý nghĩa đối với thực tiễn, không được áp dụng hoặc không áp dụng được. Kết quả nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa giải đáp được những vấn đề mới và phức tạp do thực tiễn đặt ra.

Các cấp ủy đảng và chính quyền chưa tập hợp được những người trí thức làm việc cá thể, riêng lẻ để động viên, bồi dưỡng, tạo điều kiện giúp đỡ họ trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh. Do đó chưa khai thác hết được khả năng trí tuệ của họ phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh nhà.

Nhìn chung , ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc được đào tạo cơ bản , có trình độ học vấn tương đối cao . Họ được đào tạo và đào tạo lại về lý luận chính trị ,

quản lý nhà nước ; chủ động, tích cực học tập qua thực tiễn đổi mới ; nhiều trí thức đã giữ vững được đa ̣o đức , nhân cách trong nền kinh tế thi ̣ trường ; tích cực tham gia và góp phần vào thực hiê ̣n đường lối đổi mới và cải cách nền hành chính của nước nhà . Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu một đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực; thiếu những tập thể khoa học mạnh; nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tính ứng dụng chưa cao; một bộ phận trí thức năng lực thực tế còn nhiều bất cập…Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong thời gian tới, theo chúng tôi cần đánh giá đúng thực trạng vai trò của ĐNTT để có cái nhìn toàn diện về đội ngũ này, từ đó tạo cơ sở khoa học cho công tác trí thức hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37)