Thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong công

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43)

công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được trong 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã có những đóng góp to lớn thể hiện vai trò quan trọng của mình, biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Một là: Đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách CNH, HĐH.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, trong những năm qua, ĐNTT tại Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, góp một phần vào việc nghiên cứu xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách CNH, HĐH của tỉnh, đồng thời tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, làm tham mưu tư vấn cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn, lãnh đạo, quản lý đã phát huy tốt vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh trong từng thời kỳ, cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy

mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới. Một loạt đề tài khoa học trong lĩnh vực văn hoá đã được hoàn thành như: Biên soạn danh nhân văn hoá Vĩnh Phúc; biên tập Văn bia và sắc phong Vĩnh Phúc; sơ thảo địa chí Vĩnh Phúc; nghiên cứu về Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh; văn hoá ẩm thực; lễ hội truyền thống Vĩnh Phúc;... Những công trình khoa học đó đã cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng, có tính khoa học dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn trong tỉnh, giúp cho lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng có các quyết định và đầu tư đúng đắn nhằm nghiên cứu, khai thác, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những quan điểm đường lối chính sách của Đảng được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có sự đóng góp của trí thức cả nước trong đó có trí thức của Vĩnh Phúc.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: Đây là lĩnh vực mũi nhọn của

tỉnh trong chiến lược xây dựng Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp. Trong lĩnh vực này, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về khoa học công nghệ và môi trường như: Chiến lược khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc; quy hoạch và phát triển thị trường công nghệ đến năm 2010 - Tầm nhìn năm 2020; đánh giá tiềm lực khoa học và công nghệ tỉnh giai đoạn 1997-2004; đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong tỉnh; đề xuất ban hành 15 chỉ thị của UBND tỉnh và nhiều quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ; chiến lược bảo vệ môi trường; điều tra tổng hợp tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học của tỉnh giai đoạn 1997-2002;… Các đề tài này đã và đang được đưa vào ứng dụng, triển khai trong tỉnh, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc đã cung cấp

nhiều cứ liệu khoa học làm cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội Vĩnh Phúc, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;… được đánh giá là mang tính toàn diện, sát thực tế và phù hợp với xu thế, mục tiêu phát triển của tỉnh, của đất nước. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình CNH, HĐH được trí thức tham gia tổng kết và từng bước làm sáng tỏ góp phần ổn định chính trị, phát triển sản xuất.

Kể từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay, nền kinh tế của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành dự án: "Điều tra tổng thể nguồn và lượng thải chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" (thực hiện năm 2007), để cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng những chính sách phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường. Dự án này được đông đảo các nhà khoa học tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn.

Những thắng lợi của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của ĐNTT trong việc xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định những chính sách CNH, HĐH của tỉnh, góp phần làm chuyển biến một bước cơ cấu kinh tế, xây dựng đô thị, hình thành những khu công nghiệp; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, tạo động lực tinh thần cho toàn dân phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH.

Hai là: Đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối chính sách CNH, HĐH của Đảng, Nhà nước và địa phương đến quần chúng nhân dân.

Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta có thành công hay không phụ thuộc vào sự tham gia của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, để nhân dân tham gia vào quá trình đó một cách tự thân, tự giác, chủ động, sáng tạo thì công tác tuyên truyền đường lối, chính sách CNH, HĐH vào quần chúng trở nên đặc biệt quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã có những đóng góp to lớn thể hiện trên nhiều mặt.

Đội ngũ trí thức ngành văn hóa tư tưởng là lực lượng chủ yếu đóng góp

vào việc phổ biến, tuyên truyền đường lối, chính sách CNH, HĐH thông qua nhiều hình thức: nói chuyện chuyên đề; phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản các ấn phẩm, sách báo, tạp chí; hội thảo khoa học; phổ biến nghiệp vụ, kiến thức về khoa học - công nghệ… Việc làm thường xuyên này từng bước làm cho nhân dân hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước gây được lòng tin của nhân dân vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đảng ta khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã có vai trò to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về văn hóa; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết về văn hóa như: Nghị quyết TW 5 khoá VIII về công tác văn hóa và phong trào

toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện chương trình đưa Văn hóa -

thông tin về cơ sở nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; tuyên truyền Nghị quyết số 22/NQ của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng gia đình văn hóa - làng văn hóa - đơn vị văn hóa; Chỉ thị 27/CT-TW...

Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên truyền

thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV thông qua nhiệm kỳ 2006-2010. Tổ chức thành công hội chợ triển lãm “Hàng thật, hàng giả với chất lượng cuộc sống” (do Hội Tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ

người tiêu dùng tổ chức) nhằm tuyên truyền sâu rộng để người tiêu dùng hiểu biết thêm về hàng thật, hàng giả. Tổ chức nhiều đợt tập huấn cho nông dân về công nghệ vi sinh trong sản xuất rau sạch, kỹ thuật nuôi rắn, ba ba, ếch; xây dựng mô hình kinh tế trang trại, kỹ thật trồng cây ăn quả chất lượng cao, kỹ thuật trồng hoa… Các hoạt động này góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về chủ trương đường lối của Đảng giúp đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc và đất nước.

Công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên; mô hình khu công nghiệp thân thiện với môi trường, ứng dụng các công nghệ mới sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng năng lượng mới (Bioga, năng lượng mặt trời…) được áp dụng rộng rãi. Kết quả là đến nay đã có trên 80% số xã trong tỉnh có hoạt động bảo vệ môi trường; 70% chất thải đô thị và 40% ở nông thôn được thu gom, tăng 20% so với năm 2000, hầu hết điện chiếu sáng trong các khu công nghiệp được sử dụng năng lượng mặt trời [47].

Ba là: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn lực đi đầu trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà.

Thực chất quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam là thực hiện bước chuyển

về tính chất và trình độ của nền kinh tế, xã hội. Đó là chuyển từ một nước

nông nghiệp thành một nước công nghiệp, với năng xuất lao động ngày càng cao, hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn, do đó các lĩnh vực kinh tế - xã hội ngày càng được phát triển. Cùng với quá trình CNH, HĐH của cả nước, chỉ trong 7 năm (2001-2007), nền kinh tế Vĩnh Phúc đang chuyển dịch theo hướng: thu hẹp tỉ trọng của ngành nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn (Xem thêm bảng 2.3 dưới đây):

Bảng 2.3. Tỉ lệ các ngành kinh tế trong GDP của tỉnh (2001-2007).

Nhóm ngành Năm 2001 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nông - lâm - thủy sản 29,9% 20,48% 16,86% 14,25% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp - xây dựng 40,0% 52,44% 57,12% 61,06%

Dịch vụ 30,1% 27,08% 26,02% 24,69%

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Niêm giám thống kê Vĩnh

Phúc 2007.

Qua biểu trên ta thấy, tỉ trọng nông - lâm - thủy sản trong GDP từ năm 2001 đến năm 2007 giảm 15,65%; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng 21,06%; tỉ trọng dịch vụ tăng 5,41%. Tỉ trọng này là rất tích cực, phù hợp với chủ trương của Đảng và tỉnh; đây cũng là cơ sở để tỉnh có thể đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Những chuyển biến trên đây có sự đóng góp to lớn của ĐNTT trong tỉnh. Cụ thể là:

Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, ĐNTT là lực

lượng đi đầu trong việc nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhiều sáng kiến, sáng chế mang tính thiết thực đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1997 đến năm 2005, toàn tỉnh có 265 sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi 46 tỷ đồng; có 29 doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến ISO 9000, có 19 sản phẩm đạt Giải thưởng chất lượng Việt Nam. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng đạt những kết quả tốt, góp phần làm giảm hàng giả, hàng kém phẩm chất. Công tác thông tin và sở hữu trí tuệ có nhiều chuyển biến tích cực; công nghệ ưu tiên và có tính đột phá như công nghệ sinh học, công nghệ sạch và tự động hóa được lựa chọn, ứng dụng vào sản xuất và đời sống đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như đề tài “Ứng dụng kỹ thuật số để điều khiển khống chế từ xa hệ thống truyền thanh không dây tại các xã miền núi” (2007) do kỹ sư Nguyễn Văn Lương, Sở Công thương làm chủ nhiệm, đã được Hội đồng khoa học và Công nghệ nghiệm

thu, đánh giá cao. Đề tài được triển khai thí điểm tại xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch. Qua khai thác và sử dụng đã được lãnh đạo và nhân dân trong xã đánh giá cao tính ưu việt của hệ thống tuyền thanh không dây, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐN tỉnh nhà [46].

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc đã điều tra,

quy hoạch lại thuỷ lợi, đánh giá đúng tiềm năng nước mặt, nước ngầm của tỉnh, xây dựng 5 giải pháp xử lý 6.000 ha vùng chiêm trũng, thường xuyên ngập úng như mô hình một vụ lúa - một vụ cá đạt hiệu quả cao. Tại các vùng đất gò đồi, bạc màu, áp dụng mô hình trồng lạc xen sắn nhằm mục đích vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất đồi bạc màu, vừa cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất. Đưa năng suất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên rõ rệt. Làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi, tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung có thể xuất khẩu. Năng suất lúa từ 42,2 tạ/ha năm 2001 lên 49,9 tạ/ha năm 2004, tăng 18,2%; đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc từ năm 2001 là 34,6 vạn tấn đến năm 2004 là 43,6 vạn tấn, tăng 26,01% trong khi diện tích gieo trồng giảm 1,14%. Tổ chức thực hiện có kết quả công tác phổ biến các tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân như: tập huấn về cách chọn lọc các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao... Ứng dụng hàng loạt kỹ thuật tiến bộ để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Xây dựng thành công 12 mô hình sản xuất tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên trên cả 3 vùng sinh thái: vùng núi, đồng bằng và trung du trong tỉnh. Ứng dụng thành công loại phân bón hữu cơ cao phân tử Polyhumate, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho rau và các loại cây trồng khác. Ứng dụng thành công các kỹ thuật tiến bộ trong lĩnh vực chế biến nông - lâm sản sau thu hoạch, trong bảo vệ thực vật và bảo vệ vật nuôi tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững [46, tr.57].

Trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc đã có vai trò to

lớn trong việc quảng bá ngành du lịch, xây dựng các mô hình du lịch, dịch vụ có hiệu quả cao.

Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo khoa học để tìm hiểu về những di sản văn hóa của tỉnh làm cơ sở để bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH: Hội thảo khoa học: Tam Đảo - Di sản văn hoá và tiềm năng du lịch; hội thảo khoa học:

Quốc mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong đạo mẫu Việt Nam; hội thảo khoa học

chuyên đề: Công tác bảo vệ cổ vật trong các Di tích Lịch sử Văn hoá trên địa

bàn tỉnh; thông qua mẫu thiết kế Đình, Đền, Chùa để làm cơ sở cho các địa phương có nhu cầu xây dựng mới,... đồng thời tổ chức tập huấn về tổng điều

tra Di sản Văn hoá Phi vật thể cho 152 cán bộ văn hoá cơ sở; tập huấn, bồi dưỡng Văn hoá cơ sở cho các Trưởng ban văn hoá của 60 xã xây dựng Làng văn hoá trọng điểm; tập huấn nghiệp vụ thư viện cho nhân viên điểm Bưu

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43)