Dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67)

Thứ nhất: Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục có xu hướng tăng về số lượng, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu ngày càng hợp lý. Những căn cứ để dự báo là:

Với mục tiêu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về cơ bản trở thành tỉnh công

nghiệp vào năm 2015, trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Cho nên, tỉnh đã xây dựng nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển trên các lĩnh vực và chủ động xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao như: xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2015 và Một số chính sách phát triển đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Đây là cơ sở để thu hút một lực lượng trí thức là người Vĩnh Phúc đang làm việc ở các tỉnh thành khác, trí thức từ nơi khác về Vĩnh Phúc làm việc, làm cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời cơ cấu ĐNTT tỉnh sẽ ngày càng phong phú.

Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có tiềm năng về nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy tăng

nhanh, ước tính mỗi năm sẽ có 5500- 6000 học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng. Đây là nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, được tiếp thu khoa học

công nghệ mới, với chính sách thu hút tốt lực lượng này sẽ bổ sung cho lao động chuyên môn trình độ cao của tỉnh.

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo để xây dựng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH của tỉnh sẽ nhanh chóng nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện cho mọi người học tập đáp ứng yêu cầu về trình độ của người lao động mới dưới nhiều hình thức.

Nền kinh tế thị trường của nước ta ngày càng hoàn thiện (tính đến tháng 4 năm 2010 đã có 22 nước công nhận nền kinh tế thị trường ở nước ta) tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngày càng bình đẳng, hình thức hoạt động, hình thức sở hữu, hình thức quản lý khoa học ngày càng phong phú; sự phối hợp giữa đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ ngày càng được tăng cường, mở ra khả năng để trí thức Vĩnh Phúc giao lưu, hợp tác với trí thức các địa phương khác và với trí thức các nước khác trên thế giới. Cũng từ đó đòi hỏi các tổ chức khoa học, các tổ chức kinh tế- xã hội phải có đủ số lượng cán bộ khoa học đáp ứng nhu cầu về chất lượng, dẫn đến cơ cấu xã hội, có cấu nghề nghiệp của trí thức đa dạng hơn.

Thứ hai: Vai trò của trí thức tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được nâng cao trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh cũng như của đất nước. Xu hướng này được quy định bởi những yếu tố sau:

Những đổi mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước thời gian qua

như: xây dựng một Nghị quyết riêng về trí thức, khẳng định vị trí vai trò to lớn của trí thức đối với sự nghiệp CNH, HĐH hóa đất nước; tương lai của đất nước, vị thế của đất nước phụ thuộc một phần không nhỏ vào họ. Nghị quyết này sau khi được ban hành đã trở thành cơ sở để các cấp, các ngành trong đó có đội ngũ lãnh đạo của Vĩnh Phúc có cái nhìn đúng hơn về vị trí vai trò của của ĐNTT trong cơ cấu xã hội.

CNH, HĐH vừa đòi hỏi vừa tạo điều kiện để phát huy cao độ vai trò của ĐNTT vừa khách quan hóa tầm quan trọng của ĐNTT Việt Nam trong đó

có ĐNTT Vĩnh Phúc. Thực tế, lực lượng đi đầu trong quá trình CNH, HĐH là GCCN. CNH, HĐH tạo ra khả năng để trí tuệ hóa, trí thức hóa GCCN, đó là những công nhân có trình độ của trí thức, áp dụng phương thức lao động gần giống trí thức - lao động bằng trí óc. Còn ĐNTT khi tham gia vào quá trình CNH, HĐH sẽ trau dồi phẩm chất của GCCN hiện đại, vừa tác động trực tiếp vào quá trình CNH, HĐH, tạo ra sự gắn bó giữa công nhân với trí thức.

Trí thức nước ta nói chung, trí thức tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng xuất thân từ nhiều tầng lớp nhưng đa số là từ nông dân và công nhân, do đó họ có mối liên hệ tự nhiên với GCCN và GCND. Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định liên minh GCCN, GCND và tầng lớp trí thức trở thành nền tảng xã hội. Từ đó đến nay, vị trí, vai trò của GCCN ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thông qua quá trình liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trên các mặt của đời sống xã hội, ĐNTT Vĩnh Phúc sẽ mở rộng các khu vực hoạt động, có mặt trong các thành phần kinh tế, qua đó vai trò xã hội, vị trí chính trị của họ trong khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Thứ ba: ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng có xu hướng trẻ hoá, thành phần đa dạng, trình độ, sự năng động, nhiệt huyết của họ ngày càng cao, do đó họ có thể thay thế được ĐNTT lớn tuổi sẽ nghỉ hưu trong thời gian tới. Cơ sở của xu hướng này là:

Hàng năm, số lượng sinh viên người Vĩnh Phúc tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngày càng tăng, ước tính từ năm 2007 - 2010 có khoảng 17000 người; đồng thời Vĩnh Phúc đang xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH, do đó số sinh viên tốt nghiệp sẽ về tỉnh nhiều hơn, góp phần làm trẻ hóa ĐNTT của tỉnh [64, tr.15].

Những trí thức trẻ được đào tạo bài bản, có hệ thống, được trang bị những kiến thức khoa học, công nghệ mới, giỏi ngoại ngữ, tin học, có phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ là những người năng động, sáng tạo, nhạy bén

với cái mới và năng lực tiếp cận các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, vận dụng có hiệu quả vào quá trình sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, trong sự vận động của nền kinh tế thị trường làm xuất hiện khả năng phát triển phiến diện như: phần lớn học sinh chỉ thi vào những ngành khoa học mà thị trường cần đến mà không chú ý đến các ngành khoa học cơ bản và khoa học xã hội và nhân văn hoặc ít quan tâm tới những vấn đề chính trị - xã hội, quan tâm tới văn hóa, đạo đức, truyền thống dân tộc.

Thứ tư: Xu hướng chảy máu "chất xám" còn tiếp tục xảy ra. Cơ sở của xu hướng này là:

Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng, tình trạng “chảy máu chất xám” trong ĐNTT vẫn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới do chính sách quy hoạch - đào tạo - sử dụng ĐNTT trước đây chưa thống nhất chặt chẽ; chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh mới triển khai và còn nhiều bất cập. Một bộ phận sinh viên ra trường không xin được việc làm hoặc phải làm trái nghề. Một bộ phận trí thức làm trong các cơ quan nhà nước do thu nhập không đủ tái tạo lại sức lao động hoặc do môi trường làm việc không thuận lợi để tự do sáng tạo, làm việc, cống hiến nên đã ra ngoài làm trong các công ty liên doanh kể cả trái ngành được đào tạo, hoặc chuyển đến các tỉnh thành khác có chính sách trọng dụng nhân tài tốt hơn để làm việc, gây “chảy máu chất xám” rất lớn, đặc biệt là gây thất thoát một ĐNTT đầu đàn, những chuyên gia giỏi.

Những xu hướng trên đây vừa tạo điều kiện để trí thức phát huy vai trò của mình nhưng cũng ít nhiều gây ra những khó khăn, trở ngại nhất định. Do vậy các nhà quản lý, lãnh đạo, hoạch định chính sách cần quan tâm thúc đẩy xu hướng tích cực, hạn chế khắc phục xu hướng tiêu cực, định hướng đúng để phát huy vai trò của ĐNTT trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh nhà và đất nước.

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa vững chắc. Để nền kinh tế ấy phát triển nhanh nhưng phải bền vững và đúng định hướng XHCN thì cần phải phát huy hơn nữa vai trò của ĐNTT - lực lượng đại biểu cho tinh hoa, trí tuệ và tinh thần của dân tộc.

Những quan điểm, giải pháp xây dựng và sử dụng ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong thời kỳ mới, thời kỳ tăng tốc của sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà được dựa trực tiếp vào các quan điểm của Đảng trong Nghị quyết Trung ương VII, Khóa X bàn về trí thức và công tác trí thức của Đảng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)