Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 94)

của Đảng và quản lý của chính quyền đối với đội ngũ trí thức trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền đối với trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo ra một hệ thống động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của người trí thức. Mỗi hoạt động khoa học và kết qủa của nó phụ thuộc rất lớn vào những chủ trương chính sách cũng như sự điều hành quản lý của chính quyền.

Thực tế trong những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp ở Vĩnh Phúc đã có những cố gắng xây dựng và nâng cao chất lượng ĐNTT. Nhưng nhìn chung hệ thống chính sách đối với đội ngũ này còn chậm được nghiên cứu triển khai. Cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút cán bộ chậm đổi mới và thiếu đồng bộ đã hạn chế đến việc thu hút cán bộ giỏi từ nơi khác về tỉnh làm việc và khuyến khích động viên trí thức của tỉnh hăng hái, nhiệt tình cống hiến, gây lãng phí và “chảy máu chất xám” rất lớn. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này thì phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đổi mới sự quản lý của chính quyền. Muốn vậy, các tổ chức Đảng và cơ quan quản lý trí thức phải đổi mới cả nhận thức, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý.

Về nhận thức: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các

về vai trò quan trọng của ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định công tác trí thức là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của người trí thức. Bên cạnh đó, ĐNTT phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách của mình trong thời kỳ mới. Từ đó, hình thành trong xã hội ý thức và tâm lý tôn trọng, tôn vinh trí thức, thực sự coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Về nội dung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý chủ yếu thông qua

đường lối và hệ thống chính sách. Do đó để nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với trí thức thì các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ thực trạng hoạt động của trí thức. Từ đó, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Trong vấn đề này, Tỉnh ủy cần phát huy vai trò của trí thức trong việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tư vấn giám định và phản biện đường lối, chính sách mới, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn. Muốn cho đường lối chính sách đi vào thực tiễn hoạt động của người trí thức thì phải đưa thực tiễn hoạt động của trí thức vào trong đường lối, chính sách, có như vậy mới phát huy cao độ được vai trò của ĐNTT đáp ứng nhu cầu của tỉnh trong tình hình mới.

Về phương thức lãnh đạo: Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước phải nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và ĐNTT. Muốn vậy, sự lãnh đạo của Đảng không phải bằng mệnh lệnh mà bằng định hướng khoa học thông qua các chủ trương chính sách, thông qua công tác tổ chức cán bộ và công tác tư tưởng. Để làm được điều đó, theo tôi cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Một là: Xây dựng và củng cố các tổ chức Đảng trong các cơ quan khoa học và quản lý trí thức trong sạch, vững mạnh, có trí tuệ cả về tư tưởng, chính

trị và tổ chức, thực sự tiêu biểu cho trí tuệ và sức mạnh của Đảng, Nhà nước. Các cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong mọi lĩnh vực hoạt động, phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của trí thức, từ đó vận dụng sáng tạo, phù hợp với cơ quan, đơn vị mình, với từng đối tượng trí thức để khơi dậy khả năng sáng tạo khoa học và ý thức trách nhiệm công dân của người trí thức trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị mới của tỉnh. Cán bộ lãnh đạo quản lý các tổ chức khoa học của trí thức phải luôn gần gũi anh em trí thức trong đơn vị, xóa bỏ thái độ hẹp hòi, chuyên quyền, độc đoán, độc tôn khoa học; lắng nghe ý kiến của quần chúng trí thức; sẵn sàng tranh luận khoa học trên tinh thần dân chủ, khách quan, đảm bảo chân lý, đồng thời tạo điều kiện để người trí thức làm chủ mọi hoạt động khoa học trên cơ sở định hướng chung của Đảng và đơn vị; luôn quan tâm, rèn luyện, bồi dưỡng, giáo dục để ngày càng có thêm nhiều trí thức, nhất là những trí thức trẻ đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Hai là: Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên phải nắm vững tâm tư, tỉnh cảm, nguyện vọng của người trí thức, kể cả những tác động từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như những tác nhân từ bên ngoài, những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, trong lao động của trí thức. Từ đó đổi mới phương pháp, hình thức lãnh đạo, quản lý thích hợp, hướng hoạt động của ĐNTT vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Ba là: Các tổ chức Đảng định hướng chính trị cho ĐNTT và các tổ chức khoa học của đội ngũ này hoạt động chứ không làm thay, không can thiệp vào từng công việc cụ thể. Công tác quản lý của Nhà nước thì cần đa dạng: bên cạnh quản lý bằng pháp luật, Nhà nước cũng cần quản lý ĐNTT bằng giáo dục, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng chính trị bởi với người trí thức, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước bằng tư tưởng, chính trị và tổ chức là biện pháp thích hợp và hữu hiệu nhất. Trong quản lý và sử dụng

lực lượng trí thức, các cấp ủy đảng và chính quyền phải nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lý hành chính, bảo đảm quyền tự do sáng tạo để phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của người trí thức.

Bốn là: Tổ chức các diễn đàn, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của trí thức trong các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và mở rộng quyền tự chủ đối với các sản phẩm trí tuệ của người trí thức. Rà soát các chính sách hiện có, ban hành các cơ chế chính sách mới phù hợp với từng thời kỳ để người trí thức được hưởng lợi ích tương xứng với giá trị kết quả lao động của mình và yên tâm hơn khi làm việc.

Năm là: Những người đứng đầu các cấp ủy đảng và chính quyền có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề chính trị - xã hội quan trọng. Trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người trí thức cũng như kiểm tra việc thực hiện những chủ trương chính sách của đảng trong thực tiễn để có những điều chỉnh kịp thời.

Cùng với những giải pháp nêu trên, để phát huy vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Để xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu của tỉnh trong thời gian tới thì cần tổ chức khảo sát, điều tra một cách rộng rãi ĐNTT tỉnh trong từng lĩnh vực, đánh giá khách quan và khoa học về số lượng, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng đội ngũ này trong những năm qua (bắt đầu từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay), phát hiện chỗ mạnh, chỗ yếu và yêu cầu về đội ngũ này trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền đối với trí thức Vĩnh Phúc nhằm tạo ra một hệ thống động lực thúc đẩy lao động sáng tạo của người trí thức, đặc biệt là hệ thống chính

sách của Đảng đối với ĐNTT và công tác trí thức phải đổi mới thường xuyên cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Đồng thời cũng phải có những chính sách cụ thể với từng ngành, từng lĩnh vực phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, để đến năm 2015 Vĩnh Phúc về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

Thứ ba: Đối với đội ngũ trí thức làm việc cá thể, riêng lẻ và làm việc trong các tổ chức chuyên môn ngoài biên chế nhà nước cần tập hợp họ lại trong một tổ chức tự nguyện và có những chính sách cởi mở để phát huy vai trò của họ đối với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh như: cho tham dự đấu thầu những đề tài, dự án, công trình... mà trước đây vốn chỉ dành cho các cơ quan công quyền.

Thứ tư: Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực trọng điểm về phát triển công nghiệp, tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhiều năm liều đạt từ 17- 18%/một năm. Những đặc điểm riêng biệt này tạo điều kiện để tỉnh thu hút những trí thức trẻ có trình độ chuyên môn, có tâm huyết với địa phương, khát khao được cống hiến, được khẳng định mình. Điều quan trọng để họ mạnh dạn đặt chân lên “tấm thảm đỏ” của tỉnh là đội ngũ lãnh đạo của tỉnh cũng như đội ngũ công chức phải đổi mới suy nghĩ và cách làm, phải thấy một thực tế là đa số trí thức trẻ mong muốn được thăng tiến nhưng là thăng tiến về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có sự phân biệt rạch ròi giữa việc công và việc tư. Với việc công cần lắng nghe để thấy nhiều điều bổ ích trong số rất nhiều điều khó nghe bởi trí thức trẻ, giỏi, tâm huyết thường là những người dám bày tỏ chính kiến, dám nghĩ và dám làm. Có như vậy mới phát huy tốt vai trò của trí thức trẻ đối với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

Để phát huy hơn nữa vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ mới, thời kỳ tăng tốc của sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà trong thời gian tới thì cần phải có những dự báo khoa học về xu hướng phát triển của ĐNTT, từ

đó có những quan điển và giải pháp thích hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy sức sáng tạo của họ đạt kết quả. Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với ĐNTT và hoạt động khoa học của người trí thức. Tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp và một vài kiến nghị. Tuy những đề xuất này mới chỉ là bước đầu nhưng nếu đuợc tổ chức thực hiện tốt sẽ tạo được bước chuyển mới trong việc phát huy sức sáng tạo và vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH Vĩnh Phúc và đất nước.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng tốc CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi phải phát huy cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của ĐNTT để phát triển đất nước.

Trí thức tỉnh Vĩnh Phúc là một bộ phận của trí thức Việt Nam, gồm những người lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ,… đang làm việc tại Vĩnh Phúc, nằm trong cơ cấu dân cư Vĩnh Phúc do các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức kinh tế của tỉnh quản lý và bộ phận trí thức làm việc cá thể, riêng lẻ hoặc làm trong các tổ chức chuyên môn ngoài biên chế nhà nước. Trí thức Vĩnh Phúc hình thành, phát triển gắn với lịch sử hào hùng của tỉnh, có lòng yêu nước, yêu CNXH, có tiềm năng trí tuệ to lớn, năng động, sáng tạo, có niềm tin khoa học, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn.

Trong những năm qua (đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh), ĐNTT Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh. Những đóng góp của họ thể hiện trên các mặt chủ yếu: góp phần quan trọng trong xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách CNH, HĐH tỉnh nhà; tham gia tích cực tuyên truyền đường lối CNH, HĐH của Đảng, Nhà nước đến quần chúng nhân dân; đi đầu trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại; góp phần chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp CNH, HĐH; tham gia phản biện, giám định xã hội về khoa học và công nghệ để giữ vững định hướng XHCN trong CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu về số lượng đặc biệt là thiếu một đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, đội ngũ kế cận lại càng thiếu hụt; năng lực của một bộ phận trí thức chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong tình hình mới; hoạt động khoa học còn thiếu tinh thần đoàn kết, ý thức nghiên cứu khoa học chưa thực sự trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người trí thức, chưa phát huy hết sức mạnh trí tuệ tập thể; lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn nặng tính lý thuyết và chưa có sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; sự lãng phí “chất xám”, chảy máu “chất xám” vẫn diễn ra và đang trở thành vẫn đề cấp thiết cần giải quyết hiện nay.

Trong thời gian tới, với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của trí thức Vĩnh Phúc, đội ngũ này sẽ ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu sẽ hợp lý hơn; vai trò ngày càng được nâng cao và trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH; sự trẻ hóa đội ngũ cũng diễn ra nhanh chóng. Để phát huy hiệu quả vai trò của ĐNTT tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới cần quán triệt những quan điểm: xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT Vĩnh Phúc đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng và chính quyền để khắc phục những hạn chế yếu kém của ĐNTT và công tác trí thức; coi phát huy vai trò của ĐNTT là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, đầu tư xây dựng ĐNTT là đầu tư cho phát triển bền vững; củng cố vững chắc khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; nắm vững thực trạng và những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ này; gắn hoạt động lao động sáng tạo của lực lượng trí thức với thực tiễn sản xuất và đời sống nhân dân. Trên cơ sở các quan điểm trên, cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp chủ yếu đối với ĐNTT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Phúc như: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ hợp lý; hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi để ĐNTT Vĩnh Phúc phát huy cao độ khả năng sáng tạo; đề cao trách nhiệm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt

Một phần của tài liệu Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 94)