Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HOÀNG THU THẢO THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƯ - TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGÔ NGỌC THẮNG HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC MƠ ̉ ĐÂ ̀ U 1 Chƣơng 1. GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH 8 1.1. Khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình 8 1.1.1. Khái niệm gia đình 8 1.1.2. Chức năng cơ bản của gia đình 10 1.2. Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em 19 1.2.1. Quan niệm về trẻ em và chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em 19 1.2.2. Nguyên tắc thực hiện giáo dục gia đình đối với trẻ em 23 1.2.3. Nội dung giáo dục chủ yếu 27 1.2.4. Phương pháp giáo dục cơ bản 30 Chƣơng 2. VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƢ - TỈNH NINH BÌNH 34 2.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư 34 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư 34 2.1.2. Tập quán, tâm lý xã hội 35 2.1.3. Những yếu tố từ bản thân gia đình dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới 37 2.2. Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư và nguyên nhân 39 2.2.1. Thực trạng 39 2.2.2. Nguyên nhân 53 2.3. Những vấn đề đặt ra việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư 59 2.3.1. Xu hướng tích cực 60 2.3.2. Xu hướng tiêu cực 65 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH 68 3.1. Phương hướng 68 3.1.1. Nhà nước cần có chiến lược toàn diện về gia đình, đặt giáo dục gia đình nông dân trong chiến lược giáo dục - đào tạo quốc gia 68 3.1.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn để tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và các ngành dịch vụ, góp phần tích cực để giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 72 3.1.3. Giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn 74 3.2. Các nhóm giải pháp cơ bản 76 3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội 76 3.2.2. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 86 3.2.3. Xây dựng văn hóa lành mạnh ở nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa mới 91 3.3.4. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để kết hợp giáo dục gia đình nông dân với giáo dục nhà trường và xã hội 95 3.3.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về gia đình nông dân 96 3.3. Một số kiến nghị 97 3.3.1. Kiến nghị với địa phương 97 3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng, các đoàn thể của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 98 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng từ khi xã hội còn lạc hậu đến thời đại văn minh, mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Gia đình không chỉ là tổ ấm của mỗi người mà còn là tế bào của xã hội. Thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc, đem lại nhiều niềm hi vọng lớn lao nhưng đồng thời cũng đem lại không ít những lo lắng cho tương lai phát triển của con người. Trong thời gian qua, có một sự thật là nhân loại đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ của gia đình. Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà nó còn đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể đem lại hạnh phúc cho con người nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi bất hạnh. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai. Với gia đình, con người ngay từ khi mới sinh ra đã nhận được một điều vô cùng thiêng liêng, cao cả. Đó là tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái cũng như giữa các thành viên với nhau, giúp thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang cho cá nhân hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng giáo dục. Gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đối với việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em. Việc thực hiện chức năng này của gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện với mỗi cá 2 nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội chỉ phát huy được vai trò khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Nhiều nước trên thế giới sau một thời gian theo đuổi các mục tiêu kinh tế, hiện nay muốn quay lại tìm kiếm những giá trị nhân văn vốn có của gia đình. Đối với Việt Nam, cụ Phan Bội Châu từng cho rằng: “Nước là một cái nhà lớn và nhà là một cái nước nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thì khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, chúng ta luôn đề cao vai trò của gia đình trong mối quan hệ với xã hội. Dù cho xã hội luôn luôn có sự biến động phức tạp nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình vẫn được giữ gìn, kế thừa và phát huy; đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo nhiều cơ hội cho các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tiếp thu yếu tố của gia đình hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, các luồng văn hóa phẩm độc hại, sự bùng nổ thông tin… trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh như vũ bão, làm thay đổi không chỉ diện mạo của thế giới mà ngay bản thân mỗi thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, việc giáo dục trẻ em một cách toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ là yêu cầu bức thiết hiện nay. Muốn làm được điều này thì một trong những vấn đề đặt ra hàng đầu là phải quan tâm hơn nữa đến chức năng giáo dục của gia đình để chăm lo cho trẻ em ngay từ trường học đầu tiên của các em. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc hơn, đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, về vai trò giáo dục của gia đình, trong đó có gia đình nông dân. 3 Ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nhiều gia đình làm nông nghiệp là nghề chính. Ngoài công việc đồng áng, không ít gia đình còn làm thêm các nghề thủ công, mỹ nghệ, dịch vụ du lịch… Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ suốt ngày bận bịu với công việc, lo nuôi con hơn lo dậy con. Mặt khác, kiến thức của các bậc phụ huynh ít nhiều còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục gia đình. Do đó, họ chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục gia đình nên việc thực hiện chức năng giáo dục trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình những năm qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng song vẫn gặp phải một số hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập cần phải vượt qua. Nghiên cứu vấn đề này để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở đây được tốt hơn là việc làm cần thiết. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay”, với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp trồng người bắt đầu từ việc giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Gia đình từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội mà cả các cơ quan, tổ chức có liên quan. Từ trước tới nay, rất nhiều cá nhân, tập thể đã có các công trình khác nhau nghiên cứu về gia đình nói chung và chức năng giáo dục của gia đình nói riêng. Tác phẩm “Giáo dục trong gia đình Mác” của tác giả I.A. Pê-trec-nhi- cô-va giới thiệu với bạn đọc một gia đình tuyệt vời. Vẻ đẹp của mối quan hệ giữa những con người trong gia đình đó là một tấm gương không bao giờ phai mờ cho các gia đình mai sau. Tình cảm sâu sắc của một tình yêu chung thủy, tình cảm gắn bó giữa vợ với chồng, sự âu yếm và tôn trọng lẫn nhau giữa bố mẹ và các con. Đó là vẻ đẹp mà các mối quan hệ trong gia đình Mác đã thể 4 hiện. Không khí gia đình thật là đẹp đã ảnh hưởng tới sự hình thành tâm hồn trẻ thơ. Kinh nghiệm giáo dục trẻ em của gia đình Mác là một kho tàng kiến thức về sư phạm mà các bậc cha mẹ và các nhà sư phạm ngày nay vẫn cần phải khai thác và khai thác mãi mãi. Ma-ca-ren-cô là nhà giáo dục nổi tiếng của Xô viết trước đây đã dành nhiều tâm huyết, năng lực và tình yêu dành cho con trẻ. Trong cuốn sách “Nói chuyện về giáo dục gia đình”, ông cho rằng giáo dục con trẻ là việc làm lý thú, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình, nó không khó khăn ghê gớm như nhiều người lầm tưởng. Theo ông, các bậc cha mẹ phải có tình yêu, trách nhiệm và kiến thức ; giáo dục gia đình phải tiến hành ngay từ đầu. Những nguyên lý giáo dục cũng như kinh nghiệm thực tiễn của Ma-ca-ren-cô cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Cuốn sách “Dạy con yêu lao động” của A-pê-sec-ni-cô-va có tư tưởng cơ bản là giáo dục gia đình thông qua lao động bởi chỉ có như vậy thì nhân cách của con người mới được hình thành và phát triển toàn diện. Giáo dục nói chung, giáo dục con cái yêu lao động nói riêng phải được bắt đầu từ nhỏ và tiến hành suốt cuộc đời. Ở nước ta cũng như nhiều thiết chế xã hội khác, gia đình Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới cần được tiếp tục nghiên cứu và lý giải sâu sắc hơn. Đề tài cấp Nhà nước KX - 07 - 09: “Vai trò của gia đình trong sự hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ do GS Lê Thi chủ nhiệm. Tập thể tác giả của công trình này cảnh báo rằng cùng với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội hiện đại vừa được mở ra một tương lai tươi sáng cho cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ hơn vừa đặt ra nhiều thách thức buộc con người phải giải quyết. Xã hội hiện đại muốn phát triển bền vững thì phải gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với việc chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống 5 cho con người, trong đó, giáo dục gia đình có vai trò to lớn để hình thành, phát triển nhân cách con người. “Dạy con nên người” của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Thành phố Hà Nội cũng là một cuốn sách hay mà ở đó, các tác giả cung cấp những kiến thức hết sức cần thiết về nội dung, phương pháp, trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ khi giáo dục con cái. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến những công trình nghiên cứu khác như: - “Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam” - GS Tương Lai. - “Khoa học về giáo dục con em trong gia đình” - Đức Minh chủ biên. - “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa” - Lê Ngọc Văn. - “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” - Nghiêm Sỹ Liêm. - “Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam” - Dương Văn Bóng. - “Gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở nước ta hiện nay” - Phạm Thị Xuân. - “Xây dựng gia đình nông dân ở tỉnh Bến Tre hiện nay” - Nguyễn Thị Yến. Những công trình trên đã đưa ra nhiều tiếng nói khác nhau liên quan đến gia đình, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình nông dân nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về một loại gia đình nào đó như gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình trí thức… thì đây còn là mảng trống của lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân tại một địa phương là huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình thì cho đến nay đó vẫn là vấn đề cần được quan tâm. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ chức năng giáo dục của gia đình nói chung, gia đình nông dân nói riêng, luận văn làm rõ việc thực hiện chức năng 6 này ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình để đưa ra những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. * Nhiệm vụ: + Làm rõ các khái niệm: Gia đình, trẻ em, chức năng giáo dục của gia đình, gia đình nông dân, chức năng giáo dục của gia đình nông dân đối với trẻ em. + Phân tích nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết. + Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng giáo dục đối với trẻ em được tốt hơn. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài chủ yếu tập trung vào việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân đối với trẻ em ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. - Đề tài chỉ nghiên cứu trong thời gian từ năm 1986 đến nay. - Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề gia đình và giáo dục gia đình. Chủ trương, chính sách của địa phương về việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân. 6. Đóng góp của luận văn * Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Cung cấp cứ liệu khoa học để trên cơ sở đó, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình có thể đề ra những chính sách cụ thể hơn, phù hợp hơn liên quan đến vấn đề giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân. 7 * Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn, sâu sắc hơn việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân tại một địa phương là huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình - Trên cơ sở thực trạng của địa phương, tác giả luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp giúp huyện Hoa Lư thực hiện giáo dục trẻ em có hiệu quả hơn xuất phát từ môi trường gia đình nông dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương 8 tiết. Chƣơng 1: Gia đình và chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. Chƣơng 2: Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. [...]... của các chức 18 năng nói trên chỉ mang tính chất tương đối Trong những không gian và thời gian khác nhau thì nội dung, vị trí của mỗi chức năng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế 1.2 Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em 1.2.1 Quan niệm về trẻ em và chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em Thứ nhất: Quan niệm về trẻ em Khái niệm trẻ em Trước hết, cần khẳng định rẳng trẻ. ..Chƣơng 1 GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH 1.1 Khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình 1.1.1 Khái niệm gia đình Gia đình là tổ ấm của con người, là tế bào của xã hội Con người từ xa xưa cho đến nay đều mơ ước có một tổ ấm để sống đời sống cá nhân của mình và rồi, từ cái tổ ấm này, từ cái tế bào lành mạnh này mà đóng góp tích cực vào xã hội Bởi vậy, không phải... gia đình mà là cả xã hội Thứ hai: Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc coi trọng vai trò của gia đình - nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển cuộc sống hạnh phúc của trẻ em Gia đình đồng thời là phòng tuyến hàng đầu và quan trọng nhất trong việc bảo vệ trẻ em Nhà nước có trách nhiệm lớn lao trong việc hỗ trợ gia đình thực hiện. .. là ở người cha” P E Decgonxki thì đi đến kết luận “Tội lỗi và công lao của trẻ phần lớn thuộc về trí tuệ và lư ng tâm của bố mẹ chúng” [63, tr.28] Tóm lại, chức năng giáo dục của gia đình là chức năng đặc biệt quan trọng mà không một đơn vị, tổ chức nào có thể thay thế hoàn toàn cho gia đình Bởi thế, cần chống lại những quan điểm cho rằng trong xã hội hiện đại, chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. .. trò giáo dục của gia đình nông dân ngày càng được quan tâm hơn, nhờ đó mà hiệu quả giáo dục không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu của các gia đình và xã hội Trong bối cảnh đất nước đổi mới, cùng với quá trình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thì việc nâng cao vai trò giáo dục trẻ em của gia đình nông dân sẽ góp phần to lớn tạo nên sức mạnh nội sinh để đào tạo thế hệ trẻ ở nông. .. luật… Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống Nuôi dưỡng, giáo dục gia đình mang tính cá biệt đậm nét vì nó giáo dục thông qua tình cảm Trong khi giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không phân biệt sức khỏe, hoàn cảnh sống… thì giáo dục gia đình lại tính... cũng không thể thay thế được gia đình Sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình Việc hoàn thiện và củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành cũng như khi về già phần lớn do tác động của đời sống, sinh hoạt văn hóa của gia đình Thứ tư: Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm Đây là một chức năng có tính văn hóa - xã hội của gia đình Nhiều vấn đề tâm sinh... chủ yếu, theo đó, các thành viên của gia đình chủ yếu là giai cấp nông dân Đây là một thiết chế xã hội đặc thù ở nông thôn 1.1.2 Chức năng cơ bản của gia đình Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển vì nó có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà tự nhiên và xã hội giao cho, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được Các chức năng của gia đình tồn tại trong mối liên hệ thống nhất,... quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở các mặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hi sinh một chút về tốc độ Ông còn cho rằng kế hoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục là gốc Giáo dục là chức năng quan trọng đặc biệt của gia đình bởi lẽ sinh con nuôi con - dạy con là những hoạt động không thể tách rời nhau trong môi trường gia đình Thực hiện chức năng giáo dục gia đình là góp phần lớn vào việc hình thành... quyền trẻ em Mặc dù thành phần cũng như cấu trúc của gia đình ngày nay đã có nhiều thay đổi, song, gia đình vẫn là nơi có trách nhiệm trước tiên trong việc nuôi nấng, bảo vệ trẻ nhỏ Các em tiếp thu những chuẩn mực và giá trị văn hóa từ chính gia đình của mình Sự phát triển đầy đủ, hài hòa của trẻ em nằm ngay trong môi trường gia đình Người ta thường nói con người muốn trở thành người cần phải có giáo dục . bản nhằm phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 8 Chƣơng 1 GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH . 8 tiết. Chƣơng 1: Gia đình và chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. Chƣơng 2: Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân huy n Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Phương. Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay , với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp trồng người bắt đầu từ việc giáo dục trẻ