Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng từ khi xã hội còn lạc hậu đến thời đại văn minh, mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Gia đình không chỉ là tổ ấm của mỗi người mà còn là tế bào của xã hội. Thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc, đem lại nhiều niềm hi vọng lớn lao nhưng đồng thời cũng đem lại không ít những lo lắng cho tương lai phát triển của con người. Trong thời gian qua, có một sự thật là nhân loại đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ của gia đình. Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà nó còn đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể đem lại hạnh phúc cho con người nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi bất hạnh. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai. Với gia đình, con người ngay từ khi mới sinh ra đã nhận được một điều vô cùng thiêng liêng, cao cả. Đó là tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái cũng như giữa các thành viên với nhau, giúp thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang cho cá nhân hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng giáo dục. Gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đối với việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em. Việc thực hiện chức năng này của gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội chỉ phát huy được vai trò khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Nhiều nước trên thế giới sau một thời gian theo đuổi các mục tiêu kinh tế, hiện nay muốn quay lại tìm kiếm những giá trị nhân văn vốn có của gia đình. Đối với Việt Nam, cụ Phan Bội Châu từng cho rằng: “Nước là một cái nhà lớn và nhà là một cái nước nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thì khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, chúng ta luôn đề cao vai trò của gia đình trong mối quan hệ với xã hội. Dù cho xã hội luôn luôn có sự biến động phức tạp nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình vẫn được giữ gìn, kế thừa và phát huy; đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo nhiều cơ hội cho các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tiếp thu yếu tố của gia đình hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, các luồng văn hóa phẩm độc hại, sự bùng nổ thông tin… trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh như vũ bão, làm thay đổi không chỉ diện mạo của thế giới mà ngay bản thân mỗi thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, việc giáo dục trẻ em một cách toàn diện cả về đức trí thể mỹ là yêu cầu bức thiết hiện nay. Muốn làm được điều này thì một trong những vấn đề đặt ra hàng đầu là phải quan tâm hơn nữa đến chức năng giáo dục của gia đình để chăm lo cho trẻ em ngay từ trường học đầu tiên của các em. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc hơn, đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, về vai trò giáo dục của gia đình, trong đó có gia đình nông dân. Ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nhiều gia đình làm nông nghiệp là nghề chính. Ngoài công việc đồng áng, không ít gia đình còn làm thêm các nghề thủ công, mỹ nghệ, dịch vụ du lịch… Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ suốt ngày bận bịu với công việc, lo nuôi con hơn lo dậy con. Mặt khác, kiến thức của các bậc phụ huynh ít nhiều còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục gia đình. Do đó, họ chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục gia đình nên việc thực hiện chức năng giáo dục trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình những năm qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng song vẫn gặp phải một số hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập cần phải vượt qua. Nghiên cứu vấn đề này để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở đây được tốt hơn là việc làm cần thiết. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay”, với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp trồng người bắt đầu từ việc giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng từ khi xã hội còn lạc hậu đến thời đại văn minh, mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Gia đình không chỉ là tổ ấm của mỗi người mà còn là tế bào của xã hội. Thế giới hiện nay đang diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc, đem lại nhiều niềm hi vọng lớn lao nhưng đồng thời cũng đem lại không ít những lo lắng cho tương lai phát triển của con người. Trong thời gian qua, có một sự thật là nhân loại đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ của gia đình. Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà nó còn đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể đem lại hạnh phúc cho con người nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi bất hạnh. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai. Với gia đình, con người ngay từ khi mới sinh ra đã nhận được một điều vô cùng thiêng liêng, cao cả. Đó là tình thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái cũng như giữa các thành viên với nhau, giúp thế hệ con cháu ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang cho cá nhân hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng giáo dục. Gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đối với việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em. Việc thực hiện chức năng này của gia đình có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện với mỗi cá 1 nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội chỉ phát huy được vai trò khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Nhiều nước trên thế giới sau một thời gian theo đuổi các mục tiêu kinh tế, hiện nay muốn quay lại tìm kiếm những giá trị nhân văn vốn có của gia đình. Đối với Việt Nam, cụ Phan Bội Châu từng cho rằng: “Nước là một cái nhà lớn và nhà là một cái nước nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thì khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, chúng ta luôn đề cao vai trò của gia đình trong mối quan hệ với xã hội. Dù cho xã hội luôn luôn có sự biến động phức tạp nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình vẫn được giữ gìn, kế thừa và phát huy; đặc biệt là trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo nhiều cơ hội cho các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tiếp thu yếu tố của gia đình hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, các luồng văn hóa phẩm độc hại, sự bùng nổ thông tin… trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh như vũ bão, làm thay đổi không chỉ diện mạo của thế giới mà ngay bản thân mỗi thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, việc giáo dục trẻ em một cách toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ là yêu cầu bức thiết hiện nay. Muốn làm được điều này thì một trong những vấn đề đặt ra hàng đầu là phải quan tâm hơn nữa đến chức năng giáo dục của gia đình để chăm lo cho trẻ em ngay từ trường học đầu tiên của các em. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc hơn, đúng đắn hơn, đầy đủ hơn, về vai trò giáo dục của gia đình, trong đó có gia đình nông dân. 2 Ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, nhiều gia đình làm nông nghiệp là nghề chính. Ngoài công việc đồng áng, không ít gia đình còn làm thêm các nghề thủ công, mỹ nghệ, dịch vụ du lịch… Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ suốt ngày bận bịu với công việc, lo nuôi con hơn lo dậy con. Mặt khác, kiến thức của các bậc phụ huynh ít nhiều còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục gia đình. Do đó, họ chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục gia đình nên việc thực hiện chức năng giáo dục trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình những năm qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng song vẫn gặp phải một số hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập cần phải vượt qua. Nghiên cứu vấn đề này để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở đây được tốt hơn là việc làm cần thiết. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay”, với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp trồng người bắt đầu từ việc giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Gia đình từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội mà cả các cơ quan, tổ chức có liên quan. Từ trước tới nay, rất nhiều cá nhân, tập thể đã có các công trình khác nhau nghiên cứu về gia đình nói chung và chức năng giáo dục của gia đình nói riêng. Tác phẩm “Giáo dục trong gia đình Mác” của tác giả I.A. Pê-trec-nhi- cô-va giới thiệu với bạn đọc một gia đình tuyệt vời. Vẻ đẹp của mối quan hệ giữa những con người trong gia đình đó là một tấm gương không bao giờ phai mờ cho các gia đình mai sau. Tình cảm sâu sắc của một tình yêu chung thủy, tình cảm gắn bó giữa vợ với chồng, sự âu yếm và tôn trọng lẫn nhau giữa bố mẹ và các con. Đó là vẻ đẹp mà các mối quan hệ trong gia đình Mác đã thể 3 hiện. Không khí gia đình thật là đẹp đã ảnh hưởng tới sự hình thành tâm hồn trẻ thơ. Kinh nghiệm giáo dục trẻ em của gia đình Mác là một kho tàng kiến thức về sư phạm mà các bậc cha mẹ và các nhà sư phạm ngày nay vẫn cần phải khai thác và khai thác mãi mãi. Ma-ca-ren-cô là nhà giáo dục nổi tiếng của Xô viết trước đây đã dành nhiều tâm huyết, năng lực và tình yêu dành cho con trẻ. Trong cuốn sách “Nói chuyện về giáo dục gia đình”, ông cho rằng giáo dục con trẻ là việc làm lý thú, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình, nó không khó khăn ghê gớm như nhiều người lầm tưởng. Theo ông, các bậc cha mẹ phải có tình yêu, trách nhiệm và kiến thức ; giáo dục gia đình phải tiến hành ngay từ đầu. Những nguyên lý giáo dục cũng như kinh nghiệm thực tiễn của Ma-ca-ren-cô cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Cuốn sách “Dạy con yêu lao động” của A-pê-sec-ni-cô-va có tư tưởng cơ bản là giáo dục gia đình thông qua lao động bởi chỉ có như vậy thì nhân cách của con người mới được hình thành và phát triển toàn diện. Giáo dục nói chung, giáo dục con cái yêu lao động nói riêng phải được bắt đầu từ nhỏ và tiến hành suốt cuộc đời. Ở nước ta cũng như nhiều thiết chế xã hội khác, gia đình Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới cần được tiếp tục nghiên cứu và lý giải sâu sắc hơn. Đề tài cấp Nhà nước KX - 07 - 09: “Vai trò của gia đình trong sự hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ do GS Lê Thi chủ nhiệm. Tập thể tác giả của công trình này cảnh báo rằng cùng với những tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội hiện đại vừa được mở ra một tương lai tươi sáng cho cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ hơn vừa đặt ra nhiều thách thức buộc con người phải giải quyết. Xã hội hiện đại muốn phát triển bền vững thì phải gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với việc chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống 4 cho con người, trong đó, giáo dục gia đình có vai trò to lớn để hình thành, phát triển nhân cách con người. “Dạy con nên người” của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam - Thành phố Hà Nội cũng là một cuốn sách hay mà ở đó, các tác giả cung cấp những kiến thức hết sức cần thiết về nội dung, phương pháp, trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ khi giáo dục con cái. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến những công trình nghiên cứu khác như: - “Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam” - GS Tương Lai. - “Khoa học về giáo dục con em trong gia đình” - Đức Minh chủ biên. - “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa” - Lê Ngọc Văn. - “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” - Nghiêm Sỹ Liêm. - “Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam” - Dương Văn Bóng. - “Gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở nước ta hiện nay” - Phạm Thị Xuân. - “Xây dựng gia đình nông dân ở tỉnh Bến Tre hiện nay” - Nguyễn Thị Yến. Những công trình trên đã đưa ra nhiều tiếng nói khác nhau liên quan đến gia đình, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình nông dân nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về một loại gia đình nào đó như gia đình công nhân, gia đình nông dân, gia đình trí thức… thì đây còn là mảng trống của lý luận và thực tiễn. Tìm hiểu việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân tại một địa phương là huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình thì cho đến nay đó vẫn là vấn đề cần được quan tâm. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ chức năng giáo dục của gia đình nói chung, gia đình nông dân nói riêng, luận văn làm rõ việc thực hiện chức năng 5 này ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình để đưa ra những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. * Nhiệm vụ: + Làm rõ các khái niệm: Gia đình, trẻ em, chức năng giáo dục của gia đình, gia đình nông dân, chức năng giáo dục của gia đình nông dân đối với trẻ em. + Phân tích nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết. + Đề xuất một số phương hướng, giải pháp để các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng giáo dục đối với trẻ em được tốt hơn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài chủ yếu tập trung vào việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân đối với trẻ em ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. - Đề tài chỉ nghiên cứu trong thời gian từ năm 1986 đến nay. - Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề gia đình và giáo dục gia đình. Chủ trương, chính sách của địa phương về việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân. 6. Đóng góp của luận văn * Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Cung cấp cứ liệu khoa học để trên cơ sở đó, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình có thể đề ra những chính sách cụ thể hơn, phù hợp hơn liên quan đến vấn đề giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân. 6 * Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn, sâu sắc hơn việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân tại một địa phương là huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình - Trên cơ sở thực trạng của địa phương, tác giả luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp giúp huyện Hoa Lư thực hiện giáo dục trẻ em có hiệu quả hơn xuất phát từ môi trường gia đình nông dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương 8 tiết. Chương 1: Gia đình và chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. Chương 2: Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 7 Chương 1 GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình 1.1.1. Khái niệm gia đình Gia đình là tổ ấm của con người, là tế bào của xã hội. Con người từ xa xưa cho đến nay đều mơ ước có một tổ ấm để sống đời sống cá nhân của mình và rồi, từ cái tổ ấm này, từ cái tế bào lành mạnh này mà đóng góp tích cực vào xã hội. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà có nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học cũng như các triết gia, các nhà xã hội học… quan tâm nghiên cứu về gia đình. Vậy gia đình là gì ? Để trả lời cho câu hỏi này cho đến hiện nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau bởi đây là một phạm trù rộng, không ngừng biến đổi dưới tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội. Trong thời đại của mình, C.Mác cho rằng gia đình là tổ chức đặc biệt quan trọng để duy trì nòi giống, các thành viên của gia đình có mối quan hệ tình cảm ruột thịt với nhau. Điều này được thể hiện rõ nét khi ông quan niệm: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Liên hiệp quốc gắn gia đình trong mối quan hệ mật thiết với xã hội. Tổ chức này xác định: “Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội, có quyền hưởng sự bảo vệ của xã hội và của Nhà nước”. Trên cơ sở đó, Liên hiệp quốc cũng lưu ý đến khía cạnh cộng đồng về kinh tế của gia đình khi đưa ra định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung”. Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn dưới góc độ Luật học xem xét gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân, về huyết thống và về nuôi dưỡng, đã gắn bó những con người có quan hệ với nhau bởi các quyền và 8 nghĩa vụ về tài sản và về thân nhân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái [61, tr.17]. Trên bình diện tâm lý học, Giáo sư Lê Thi là một trong những người đã dày công nghiên cứu về đề tài gia đình. Theo Giáo sư: “Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Đồng thời, gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật Hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [60, tr.20]. Như vậy, có thể thống kê rất nhiều định nghĩa về gia đình bởi lẽ các tác giả đứng trên các bình diện nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa, gia đình là thể chế có tính toàn cầu nhưng lại có những hình thức, vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân tộc này so với dân tộc kia. Do vậy, không thể đưa ra một định nghĩa chung có thế áp dụng cho toàn cầu. Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng có 3 mối quan hệ thường được nhắc tới khi đề cập đến gia đình. Đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên. Quan hệ hôn nhân là quan hệ tính giao giữa nam và nữ được pháp luật hoặc nhà thờ thừa nhận, liên kết với nhau để chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc. Đây là quan hệ cơ bản đầu tiên cần phải có của mỗi gia đình, nó là tiền đề cho các mối quan hệ khác. Quan hệ huyết thống là mối quan hệ ràng buộc giữa cha mẹ với con cái, là hệ quả tất yếu của hôn nhân. Ngoài ra, nó còn được thể hiện trong mối quan hệ gắn bó giữa các anh chị em ruột với nhau. 9 Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa chủ thể nuôi dưỡng và đối tượng được nuôi dưỡng. Họ gắn bó với nhau không chỉ vì trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi được pháp luật thừa nhận, bảo vệ, mà cao hơn cả là tình thương yêu, sự chăm sóc, đùm bọc, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Có lẽ, nghiên cứu về gia đình nói chung, định nghĩa gia đình nói riêng còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu thêm. Nhìn nhận gia đình từ phương diện của chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, theo chúng tôi, gia đình là một cộng đồng người đặc biệt được hình thành, phát triển và củng cố bởi các mối quan hệ cơ bản là hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Các thành viên của gia đình có những giá trị vật chất, tinh thần chung, gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ nhằm mục tiêu cao nhất là nuôi dưỡng các thành viên, xây dựng gia đình bền chặt, phát triển kinh tế gia đình. Trên cơ sở quan niệm chung về gia đình, khái niệm gia đình nông dân cũng chưa có được một định nghĩa thống nhất. Theo chúng tôi, gia đình nông dân trước hết là gia đình có đời sống phải dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, theo đó, các thành viên của gia đình chủ yếu là giai cấp nông dân. Đây là một thiết chế xã hội đặc thù ở nông thôn. 1.1.2. Chức năng cơ bản của gia đình Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển vì nó có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà tự nhiên và xã hội giao cho, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Các chức năng của gia đình tồn tại trong mối liên hệ thống nhất, tác động lẫn nhau để tạo nên con người, xã hội hóa con người. Gia đình là một tổ chức có nhiều chức năng khác nhau, có thể khái quát bốn chức năng cơ bản nhất như sau : Thứ nhất: Chức năng tái sản xuất ra con người Đây là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Nó đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của con người nói chung và các thành viên trong gia đình nói riêng để duy trì nòi giống. Mỗi một công dân tí hon được ra đời trong môi 10 [...]... thôn phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới toàn diện đất nước 33 Chương 2 VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUY N HOA LƯ - TỈNH NINH BÌNH 2.1 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huy n Hoa Lư Hoa Lư có... của các chức 18 năng nói trên chỉ mang tính chất tương đối Trong những không gian và thời gian khác nhau thì nội dung, vị trí của mỗi chức năng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế 1.2 Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em 1.2.1 Quan niệm về trẻ em và chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em Thứ nhất: Quan niệm về trẻ em • Khái niệm trẻ em Trước hết, cần khẳng định rẳng trẻ. .. gia đình mà là cả xã hội Thứ hai: Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc coi trọng vai trò của gia đình - nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển cuộc sống hạnh phúc của trẻ em Gia đình đồng thời là phòng tuyến hàng đầu và quan trọng nhất trong việc bảo vệ trẻ em Nhà nước có trách nhiệm lớn lao trong việc hỗ trợ gia đình thực hiện. .. là ở người cha” P E Decgonxki thì đi đến kết luận “Tội lỗi và công lao của trẻ phần lớn thuộc về trí tuệ và lư ng tâm của bố mẹ chúng” [63, tr.28] Tóm lại, chức năng giáo dục của gia đình là chức năng đặc biệt quan trọng mà không một đơn vị, tổ chức nào có thể thay thế hoàn toàn cho gia đình Bởi thế, cần chống lại những quan điểm cho rằng trong xã hội hiện đại, chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. .. trò giáo dục của gia đình nông dân ngày càng được quan tâm hơn, nhờ đó mà hiệu quả giáo dục không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu của các gia đình và xã hội Trong bối cảnh đất nước đổi mới, cùng với quá trình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thì việc nâng cao vai trò giáo dục trẻ em của gia đình nông dân sẽ góp phần to lớn tạo nên sức mạnh nội sinh để đào tạo thế hệ trẻ ở nông. .. luật… Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống Nuôi dưỡng, giáo dục gia đình mang tính cá biệt đậm nét vì nó giáo dục thông qua tình cảm Trong khi giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không phân biệt sức khỏe, hoàn cảnh sống… thì giáo dục gia đình lại tính... của thế hệ trẻ Không chỉ có thế, một số gia đình nông dân vẫn còn ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nặng nề với cơ chế gia trưởng, thói quen độc đoán, chuyên quyền, áp đặt của những người đàn ông đã và đang tác động tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục của gia đình nông dân ở Hoa Lư Trước hết, tư tưởng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em: Các bé trai 36 ... cũng không thể thay thế được gia đình Sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình Việc hoàn thiện và củng cố nhân cách con người ở tuổi trưởng thành cũng như khi về già phần lớn do tác động của đời sống, sinh hoạt văn hóa của gia đình Thứ tư: Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm Đây là một chức năng có tính văn hóa - xã hội của gia đình Nhiều vấn đề tâm sinh... lợi của một bộ phận mà làm ảnh hưởng đến cái chung, cái tổng thể Tâm lý “đèn nhà ai nhà nấy rạng” vẫn còn tồn tại rơi rớt ở quan niệm của một số gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư Vẫn biết rằng thu vén cho gia đình mình là tốt nhưng điều này nếu áp dụng một cách thái quá sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống gia đình - môi trường giáo dục trẻ em, làm cho các em dễ dẫn đến thói ích kỷ, vị kỷ Ngoài ra, ở Hoa. .. quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở các mặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hi sinh một chút về tốc độ Ông còn cho rằng kế hoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục là gốc Giáo dục là chức năng quan trọng đặc biệt của gia đình bởi lẽ sinh con nuôi con - dạy con là những hoạt động không thể tách rời nhau trong môi trường gia đình Thực hiện chức năng giáo dục gia đình là góp phần lớn vào việc hình thành . nhằm phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. 7 Chương 1 GIA ĐÌNH VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm gia đình và các chức năng. chương 8 tiết. Chương 1: Gia đình và chức năng giáo dục trẻ em của gia đình. Chương 2: Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân huy n Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương. Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huy n Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay , với mong muốn đóng góp thêm vào sự nghiệp trồng người bắt đầu từ việc giáo dục trẻ