Tập quán, tâm lý xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 35 - 37)

Gia đình nông dân là một thiết chế xã hội chủ yếu sống ở nông thôn. Hiện nay, nhiều gia đình vẫn giữ nề nếp gia phong, gia lễ, gia giáo. Kinh tế tiểu nông trồng lúa nước chi phối lâu dài toàn bộ xã hội. Do vậy, tư duy nông nghiệp ăn sâu, bám rễ vào đời sống của những con người sống ở nông thôn. Nó được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, trong đó có tập quán, tâm lý xã hội.

Tâm lý bình quân, cào bằng cản trở rất lớn đến sự phát triển. Đây là sản phẩm của cơ cấu kinh tế cũ theo kiểu công xã nông thôn. Trong xã hội truyền thống, người ta ghét sự vượt trội. Tâm lý “xấu đều còn hơn tốt lỏi” đã tồn tại từ ngàn đời, nay vẫn còn chi phối đến nếp nghĩ và hành động của cư dân nông thôn nói chung. Nông dân huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình cũng không nằm ngoài cái chung đó. Hậu quả của nó là hạn chế sự phấn đấu vươn lên, không có lợi cho sự phát triển của gia đình nông dân. Cha mẹ và những người lớn tuổi nói chung ở nông thôn cần phải điều chỉnh nhận thức, không để ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, sự cố kết cộng đồng một mặt tạo nên sức mạnh cho gia đình, làng xã, nhưng mặt khác, nó dễ dẫn con người đến quan điểm cục bộ địa phương, bản vị, chỉ thấy cái lợi của một bộ phận mà làm ảnh hưởng đến cái chung, cái tổng thể. Tâm lý “đèn nhà ai nhà nấy rạng” vẫn còn tồn tại rơi rớt ở quan niệm của một số gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư. Vẫn biết rằng thu vén cho gia đình mình là tốt nhưng điều này nếu áp dụng một cách thái quá sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống gia đình - môi trường giáo dục trẻ em, làm cho các em dễ dẫn đến thói ích kỷ, vị kỷ.

Ngoài ra, ở Hoa Lư, các gia đình nông dân nói riêng, các thôn làng nói chung, tư tưởng “trọng lão” vẫn tồn tại. Đây vốn là một truyền thống đẹp của gia đình (Kính già, già để tuổi cho) nhưng nếu xét trong phạm vi xã hội ở nông thôn thì tâm lý này thường đẻ ra xu hướng “sống lâu lên lão làng” từ đó dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa hai thế hệ người già và người trẻ, làm nhụt ý chí phấn đấu của thế hệ trẻ.

Không chỉ có thế, một số gia đình nông dân vẫn còn ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nặng nề với cơ chế gia trưởng, thói quen độc đoán, chuyên quyền, áp đặt của những người đàn ông đã và đang tác động tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục của gia đình nông dân ở Hoa Lư. Trước hết, tư tưởng này sẽ

thường xuất hiện tâm lý kiêu hãnh vì mình đường đường là đấng nam nhi, khác với nữ nhi thường tình. Còn các bé gái dễ nảy sinh tâm lý an phận thủ thường, cam chịu những quy định hà khắc của gia đình, không có cơ hội để phát huy năng lực cá nhân.

Như vậy, tâm lý, tập quán, tư duy gắn liền với kinh tế tiểu nông, tư hữu nhỏ đã và đang tác động tiêu cực và ảnh hưởng lâu dài tới giáo dục trong gia đình nông dân Hoa Lư. Vẫn biết rằng tâm lý, tập quán, phong tục không dễ gì xóa bỏ được bởi lẽ nó biến đổi theo sự biến đổi của văn hóa nhưng dai dẳng hơn, có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm, một chiều đã được nọi người, mọi gia đình tuân theo. Để phát huy mặt tích cực của giáo dục gia đình nông dân thì chúng ta phải khắc phục những tâm lý và tập quán hiện nay đã không còn phù hợp gắn liền với sản xuất nhỏ.

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w