Những yếu tố từ bản thân gia đình dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 37 - 39)

triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế còn chưa phát triển, phúc lợi xã hội còn hạn chế thì các gia đình Việt Nam vẫn đảm đương nhiều chức năng. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của huyện Hoa Lư riêng ở lĩnh vực nông nghiệp đạt 55,6% vượt so với mục tiêu đề ra là 4%, điều kiện kinh tế, thu nhập chính của các gia đình nông dân là yếu tố đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập bởi lẽ, tồn tại xã hội như thế nào thì nó sẽ quy định ý thức xã hội như thế đó.

Những năm gần đây, phần lớn đời sống nông dân có nhiều thay đổi khác trước, đạt được những bước tiến dài. Gia đình nông dân hiện nay là một đơn vị kinh tế hộ độc lập, tự hạch toán. Nhiều nông dân hôm nay đã là những ông chủ các trang trại kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất nhỏ, thủ công,

công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của họ.

Giáo dục trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình trước hết là sự tác động lẫn nhau giữa các thành viên của chính những gia đình đó như ông bà, cha mẹ, anh chị em… Nơi đây cũng diễn ra quá trình những người lớn tuổi truyền thụ và trẻ em lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, các hệ giá trị như văn hóa ứng xử của gia đình, nề nếp gia phong… Vì vậy, người lớn phải thực sự gương mẫu cho trẻ em noi theo. Họ phải sống sao cho đúng mực. Những quan niệm của họ có tác động to lớn đến việc nuôi dạy con nên người. Nếu cha mẹ có quan niệm, nhận thức đầy đủ, hành động đúng đắn thì giáo dục gia đình nông dân sẽ có hiệu quả cao và ngược lại, nếu nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những hành động lệch lạc thì trước hết, trẻ em sẽ bị thiệt thòi.

Giáo dục trẻ em ở gia đình nông dân diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Các chủ thể giáo dục có thể dành riêng một khoảng thời gian nhất định để giáo dục con em mình, song cũng có thể họ vừa làm vừa nhắc nhở, bảo ban con về kinh nghiệm làm việc đồng áng, điều chỉnh cho con cách đi đứng, nói năng, cách ăn ở sao cho phải đạo… Chính vì thế mà bầu không khí của gia đình ấm áp là môi trường rất thuận lợi cho trí tuệ, tài năng được tỏa sáng và ngày càng phát triển. Mặt khác, tâm hồn của con người trở nên cao quý hơn.

Trong gia đình nông dân hiện nay, do sự chuyển đổi nền kinh tế, văn hóa, xã hội theo hướng tích cực, tiến bộ, quan hệ dân chủ, bình đẳng trong gia đình được mở rộng, việc giáo dục trẻ em phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của chúng, nên vai trò của cha mẹ với giáo dục con cái cũng có nhiều thay đổi. Nhiều gia đình có quan niệm lệch lạc về vấn đề này như sự phó thác giáo dục cho riêng một mình người mẹ hoặc người cha, dẫn đến sự thiếu hụt trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Trên thực tế, cha mẹ phải bổ sung cho nhau

2.2. Việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w