Xu hướng tiêu cực

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 65 - 68)

Xu hướng 1: Xu hướng giao phó con cái cho nhà trường và xã hội

Trong bối cảnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều gia đình đang bị cuốn hút vào vòng quay của những giá trị vật chất, nhiều cha mẹ quá bận bịu với việc kiếm sống nên không có thời gian chăm sóc trẻ chứ chưa nói đến vấn đề giáo dục trẻ.

Những người nông dân ở Hoa Lư lên thành phố Ninh Bình kiếm sống ngày một nhiều, chủ yếu họ lao động thủ công, cả tuần, thậm chí cả tháng mới về nhà một lần. Có những gia đình chỉ hoặc cha, hoặc mẹ đi vắng, nhưng cũng có những gia đình cả cha lẫn mẹ đều đi làm ăn xa nhà. Những đứa trẻ tội nghiệp bị đưa vào hoàn cảnh anh chị phải thay cha mẹ trông nom, chăm sóc, dạy bảo các em. Xu hướng này nếu không nhanh chóng được khắc phục sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân ở Hoa Lư.

Xu hướng 2: Giáo dục trẻ em của gia đình nông thôn vẫn còn bị tác động bởi tàn dư xã hội cũ, mặt trái của cơ chế thị trường.

Như chúng ta đã biết, ý thức xã hội thường có tính bảo thủ, chậm biến đổi hơn so với tồn tại xã hội, có những trường hợp tồn tại xã hội không còn nữa nhưng ý thức xã hội vẫn để lại những tàn dư của nó.

Trong xã hội nông thôn nói chung, nông thôn Hoa Lư nói riêng, con người vẫn đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những tàn dư của xã hội cũ còn rơi rớt lại như thói quen gia trưởng của một số đàn ông áp đặt ý muốn chủ quan của mình đối với mọi hoạt động của gia đình, từ việc lao động sản xuất đến việc nuôi dạy con cái. Tư tưởng này dễ dẫn đến thực trạng một số trẻ em gái không được tới trường, không được học hành cẩn thận như trẻ em trai.

Song song với những hủ tục lạc hậu còn tồn tại ở nông thôn, những mặt trái của lối sống phương Tây cũng có xu hướng được giới trẻ đón nhận một cách hào hứng, làm cho những hệ giá trị trong tình yêu, hôn nhân, gia đình

phần nào bị biến dạng. Nếu không có sự uốn nắn kịp thời của gia đình, trẻ em nhất là trẻ em mới lớn ở tuổi 15, 16 rất dễ có lối sống buông thả, quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan niệm sống là để hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vị kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của gia đình, tập thể, xã hội…

Cơ chế thị trường và mặt trái của đồng tiền dễ làm các bậc phụ huynh quên đi việc giáo dục những giá trị truyền thống cho con em mình. Có lẽ không ít người sẽ lãng quên truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc như “thương người như thể thương thân”, “đói cho sạch, rách cho thơm”; truyền thống xây dựng gia đình “trong ấm, ngoài êm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”; truyền thống ham học hỏi “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”… thay vào đó đã, đang và sẽ có những tiêu cực trong giáo dục trẻ em như xin điểm, chạy điểm, mua bằng cấp… Vì quan niệm “có tiền mua tiên cũng được” nên nhiều phụ huynh sẽ xao nhãng việc dạy con ở nhà. Họ chỉ tập trung kiếm tiền để mua bằng cấp cho con… Hậu quả của vấn đề này là uy quyền của cha mẹ ngày càng giảm sút khiến họ trở nên bất lực đối với con cái, gia tăng trẻ em hư hỏng.

Ngoài ra, ở phạm vi tương lai gần, tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất, thiếu tay nghề kỹ thuật, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn của huyện Hoa Lư cũng là xu hướng cần được nhìn nhận để có hướng đi đúng, tạo công ăn việc làm cho nông dân khi mà các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống gia đình được nâng lên là một động lực to lớn để giáo dục gia đình nông dân phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, góp phần giáo dục con em nông dân trở thành con ngoan của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã và đang tạo ra luồng sinh khí mới ở nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng cùng với các nghị quyết Đại hội

nông dân trong huyện, tạo ra sự biến đổi sâu sắc, làm cho vai trò của gia đình nông dân được đề cao hơn trước với vị thế là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất.

Trong toàn bộ chương 2, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn đề thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đang tồn tại, nhằm mục đích là trên cơ sở đó, chúng ta tìm ra những phương hướng, giải pháp hữu hiệu để gia đình thực sự là trường học đầu tiên của mỗi con người ngay từ thuở còn thơ ấu. Đây chính là nội dung mà chương 3 của luận văn sẽ trình bày.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w