Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 53 - 59)

* Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Thứ nhất, do chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp nhất là sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoa Lư.

Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nhiệp đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội nói chung, các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tác động trực tiếp nhất. Xuất phát từ quan điểm cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên phát triển nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao…

Mặt khác, trong 11 xã của Hoa Lư có 6 xã miền núi. Vì vậy, chúng ta còn phải ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của những đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc như Chương trình 135, Chương trình 138…

Giáo dục đào tạo cũng được toàn xã hội quan tâm hơn trước. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của các bậc cha mẹ trong các gia đình nói chung, gia đình nông dân nói riêng. Đặc biệt là những đổi mới trong chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước ta đã tác động trực tiếp vào giáo dục gia đình nói chung, trong đó có giáo dục của gia đình nông dân ở Hoa Lư.

Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, các chủ trương của Đảng bộ huyện Hoa Lư đã đề ra đúng hướng, chủ động, kịp thời, phù hợp với tình hình của địa phương, lãnh đạo nhân dân trong huyện phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của Cố đô

tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, thử thách, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, phát động và tổ chức có hiệu quả nhiều phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa, tham gia xây dựng làng, xã văn hóa… Kết quả số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa là hơn 90%

Thứ hai, do nhận thức của nông dân về việc giáo dục trẻ em trong gia đình đúng đắn hơn trước.

Trong việc giáo dục con em mình, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã thay đổi nhận thức. Họ thấy rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm giáo dục của gia đình đối với trẻ em.

Trước đây, rất ít gia đình nông dân trong huyện tạo điều kiện cho con chỉ chuyên tâm vào học hành. Khi còn nhỏ thì phần lớn các em có thể giúp cha mẹ việc coi nhà, bế em. Khi đi học thì ngoài thời gian lên lớp, các em còn phải lao động sản xuất, giúp đỡ gia đình, thậm chí, trong thời gian mùa màng bận bịu, có những em phải nghỉ học ở nhà.

Hiện nay, nhìn chung, gia đình nông dân ở trong huyện đã dành thời gian cho con học hành nhiều hơn trước. Nhiều gia đình, mặc dù điều kiện kinh tế còn eo hẹp nhưng quyết tâm đầu tư cho con học hành. Họ gửi con lên thành phố Ninh Bình để con có điều kiện học tập tốt hơn. Công việc đồng áng bận rộn nhưng nhiều cha mẹ vẫn sắp xếp thời gian để dạy con học, nhất là khi các em còn nhỏ tuổi, đang tập viết những nét chữ đầu tiên.

Thứ ba, do đời sống của nông dân trên địa bàn huyện Hoa Lư được cải thiện nên họ có điều kiện tốt hơn để chăm lo giáo dục con em mình.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phát triển kinh tế hộ gia

dân của huyện được khơi dậy và phát huy. Với sự giúp đỡ của Nhà nước, các gia đình nông dân đã tự giải quyết yếu tố vốn, kỹ thuật, vật tư nông nghiệp… nên đời sống của nhiều nhà được nâng cao hơn trước. Những nhu cầu thiết yếu của nông dân về ăn, ở, mặc, điện, nước sinh hoạt, giao thông, giải trí… được đáp ứng tốt hơn. Toàn huyện đã có 5/10 trạm y tế xã có bác sỹ. Các xã Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Vân đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân (đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai) có chuyển biến tích cực. Hàng năm, phòng y tế huyện đã tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tổ chức hội thi cộng tác viên dân số giỏi, qua đó nâng cao nhận thức cho người dân về công tác dân số. Nhờ đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,72%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 33,5% năm 2000 xuống còn 25% năm 2005 và năm 2010 là 20% theo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XX nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Chất lượng cuộc sống được nâng lên. Số hộ giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm, mỗi năm giảm 2%, hiện còn 6,78% theo Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2002 - 2007 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2008 - 2013 của Hội nông dân huyện Hoa Lư.

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay, 95% hộ gia đình được dùng nước sạch. Các trạm cấp nước ở xã Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Vân, nhà máy nước của huyện hoạt động có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu nước sạch cho nhân dân.

Đời sống vật chất, tinh thần của từng hộ dân sống ở nông thôn được nâng lên. Từ đó, các gia đình có điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng giáo dục, xây dựng và phát triển nhân cách gốc cho những người lao động mới. Cùng với sự nâng cao của đời sống vật chất, cha mẹ có điều kiện chăm sóc, dạy bảo con tốt hơn do có sự hỗ trợ đắt lực của những phương tiện, đồ dùng dạy

học… Đời sống tinh thần của các gia đình nông dân nơi đây cũng được nâng lên đáng kể. Đài truyền thanh huyện được đầu tư, nâng cấp và phủ sóng toàn huyện. 100% số xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền. 100% số xã đã xây dựng được hương ước, quy ước với nội dung thiết thực, phù hợp với phong tạc tập quán, được nhân dân tự giác thực hiện. Vì thế, nhiều gia đình ngoài việc dạy con học chữ còn có quan tâm dạy con cái học tập nếp sống có văn hóa của gia đình, dòng họ... Điều này góp phần không nhỏ dẫn đến nhiều thành quả đáng mừng.

Hơn nữa, nhận thức của gia đình nông dân về việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Nếu như vào những năm 60, số con trung bình của một phụ nữ là 6 con thì hiện nay, phổ biến chị em ở nông thôn chỉ dừng lại ở 2 con. Các gia đình tập trung đầu tư nhiều hơn cho giáo dục vì tương lai của chính con em họ. Quan niệm đông con là nhiều phúc hay tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nông thôn nói chung và Hoa Lư nói riêng đã không còn nặng nề như trước, thậm chí đã xuất hiện những người có quan niệm tiến bộ, coi trọng yếu tố khỏe mạnh, thông minh ở con hơn là số lượng và giới tính của con.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, do các thành viên trong gia đình nông dân ở Hoa Lư chưa có sự thống nhất về cách giáo dục con cái.

Hoa Lư cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh, dân số là nông dân chiếm tỷ lệ cao. Do đó, trình độ học vấn của họ có hạn chế so với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục con cái. Có những cha mẹ không biết phải dạy con như thế nào. Đối với họ, giáo dục gia đình là vấn đề hết sức phức tạp. Có người không có thời gian để dạy dỗ con nhưng cũng có người sắp xếp được thời gian dành cho việc giáo dục con mà không biết nên bắt đầu từ đâu, dạy bằng cách nào để con tiếp

Theo một điều tra xã hội học về gia đình, trong số những nguyên nhân chủ quan gây khó khăn cho giáo dục gia đình thì lý do chưa có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về cách giáo dục con cái chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,6%. Những lý do khác như cha mẹ thiếu kiến thức cần thiết chiếm tỷ lệ 24%, sự không hiểu nhau giữa cha mẹ và con cái là 12,7%. Hai vợ chồng bất đồng khi giáo dục con không chỉ gây hậu quả cho đưa trẻ, làm mất phương hướng tự giáo dục của cá nhân mà nó còn làm ảnh hưởng đến bầu không khí hạnh phúc, êm ấm của gia đình. Gần 50% các gia đình trẻ cho rằng các xích mích trong gia đình họ thường xảy ra vì lý do là hai vợ chồng không thống nhất với nhau về cách giáo dục con.

Thứ hai, do cha mẹ chưa có nội dung, phương pháp phù hợp.

Có thể nói, đại đa số các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư còn đang lúng túng, chưa có nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Nhiều gia đình buông lỏng hoặc bỏ mặc cho trẻ em tự do phát triển. Trẻ em, nhất là các em gái không được chỉ bảo, hướng dẫn kiến thức tối thiểu về giới tính. Vì thế, trẻ em ở tuổi dậy thì hầu như phát triển một cách tự nhiên, tự phát nên không tránh khỏi một số trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nội dung giáo dục văn hóa, nề nếp gia phong thời gian gần đây có phần mờ nhạt. Việc giáo dục lao động theo thiên hướng phù hợp với giới tính cũng ít được quan tâm ví dụ như dạy con gái các công việc nội trợ trong gia đình…

Thứ ba, do những phương tiện phục vụ cho giáo dục gia đình ở nông thôn còn hạn chế.

Để phát huy tốt được chức năng của mình thì giáo dục gia đình cần có những phương tiện hỗ trợ. Muốn có được những phương tiện này thì trước hết phải có những điều kiện vật chất đảm bảo.

Gia đình có kinh tế eo hẹp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục con cái như nuôi con, cho con ăn học, mua sắm các loại sách vở, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại của con… Do con nghèo khổ nên một số gia đình chưa có các phương

tiện thông tin, nhất là gia đình nông dân ở miền núi. Một số hộ chưa có ti vi, đài là những phương tiện thông dụng chứ chưa nói đến các kênh thông tin khác như máy tính, sách báo, internet… Những khó khăn về vật chất dẫn đến những thiếu thốn nhất định về đời sống tinh thần, làm cho các gia đình nông dân ở Hoa Lư chỉ lo ăn, ở, mặc, khám chữa bệnh… cũng đã vượt quá khả năng thu nhập. Có những gia đình chỉ con một tỷ lệ rất nhỏ của thu nhập là để dành cho việc học tập của con em mình. Do vậy, con cái của họ bỏ học là điều không tránh khỏi ở những gia đình nông dân nghèo. Điều này chủ yếu còn tồn tại ở một vài xã miền núi trong huyện như xã Ninh Vân, xã Ninh Xuân

Thứ tư, do mặt trái của cơ chế thị trường nên nhiều cha mẹ chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục gia đình.

Mặt trái của cơ chế thị trường gây ra những tác động tiêu cực đến giáo dục gia đình nói chung, giáo dục của gia đình nông dân nói riêng. Một bộ phận cha mẹ mải chạy theo các giá trị vật chất bằng mọi giá, coi trọng đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức, các giá trị văn hóa tinh thần. Có cha mẹ dành quá ít thời gian cho con cái vì thời gian làm công việc đồng áng đã chiếm gần hết quỹ thời gian của họ. Trước sự bùng nổ thông tin, nhiều cha mẹ một phần là do thiếu kiến thức về tin học nên họ thường kiểm soát thiếu chặt chẽ đối với các luồng thông tin từ các kênh khác nhau, làm cho nhiều phim ảnh, băng hình đĩa nhạc kích động bạo lực, trộm cắp, ma túy, mại dâm… nội dung không lành mạnh có thể xâm nhập, đầu độc tâm hồn còn non nớt của các em. Kéo theo đó là lối sống ích kỷ, thực dụng, sống thử, sống gấp, chạy theo các khuôn mẫu về tình yêu, hôn nhân xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thứ năm, gia đình khuyết cha, khuyết mẹ, gia đình chỉ có một mẹ hoặc cha mẹ không gương mẫu.

con số về những gia đình khuyết cha. Còn những con số về gia đình khuyết mẹ do cha mẹ ly hôn hoặc mẹ đã mất hoặc mẹ đi làm ăn xa nhà… thì chưa có số liệu nào thống kê được. Chính sự thiều vắng của những người làm cha, làm mẹ trong các gia đình nông thôn ở huyện Hoa Lư là những thiếu hụt không gì bù đắp nổi cho con trẻ. Bởi lẽ khi vắng cha hay thiếu mẹ thì việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm của trẻ sẽ bị hẫng hụt ở nhiều mức độ khác nhau. Người cha thường giúp con có ý chí mạnh mẽ, có ý thức quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người mẹ thường dùng tình cảm ấm áp, yêu thương dạy con tính kiên trì, bền bỉ, giàu lòng vị tha, sống nhân ái, trọng nghĩa tình…

Trên đây là những gia đình khuyết cha, khuyết mẹ hoặc chỉ có một mẹ. Bên cạnh đó, rất nhiều gia đình có đủ cha mẹ nhưng cha mẹ không gương mẫu. Họ đã lãng quên một điều rằng họ chính là tấm gương nhân cách trong giáo dục gia đình. Tấm gương này của chủ thể giáo dục có ảnh hưởng lớn đến các khách thể giáo dục. Việc cha mẹ sống buông thả, tha hóa về nhân cách, lối sống, hoặc cha mẹ xung đột, bất hòa với nhau, cha mẹ ly hôn, cha mẹ chạy theo những cuộc tình mới, bỏ mặc con cái giữa dòng đời khiến trẻ em dễ bị sa vào những cạm bẫy, tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, cướp giật… từ đó dẫn đến tội lỗi, tù tội, tiền án tiền sự… là con đường trượt dài, là hậu quả tất yếu.

Như vậy, thiếu cha, mẹ đã làm cho giáo dục trong các gia đình nông dân gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ không gương mẫu còn làm cho khó khăn ấy nâng lên gấp nhiều lần. Đó là những điều kiện bất lợi cho giáo dục trong gia đình, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống cũng như sự phát triển nhân cách của con cái trong hiện tại và cả tương lai.

2.3. Những vấn đề đặt ra việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện hoa lư tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 53 - 59)