Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân Đỗ Thị Yên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60
Trang 1Phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình (Trường hợp làng nghề đá mỹ nghệ ở xã
Ninh Vân)
Đỗ Thị Yên
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS Đinh Văn Thông
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày có hệ thống một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề Tổng
quan kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho phát triển làng nghề huyện Hoa Lư Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề của huyện Hoa Lư Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
Keywords: Kinh tế chính trị; Phát triển kinh tế; Làng nghề truyền thống; Đá mỹ nghệ;
Ninh Vân
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Đại hội IX đề ra là: Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm “rẻ” nhất để tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, với sản phẩm mũi nhọn là hàng thủ công mỹ nghệ và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nông thôn Phát triển làng nghề con mang ý nghĩa giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 2Như vậy, việc phát triển các làng nghề ở nông thôn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn đối với kinh tế nông thôn
Huyện Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Ninh Bình không chỉ với truyền thống lịch sử
vẻ vang, với tiềm năng lớn về du lịch mà còn nổi tiếng với nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp và thủ công truyền thống như nghề thêu ren (xã Ninh Hải), nghề mộc (Phúc Lộc)…Đặc biệt nghề
Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân được xem là một nghề đầy triển vọng Nghề chế tác đá tập trung chủ yếu ở xã Ninh Vân bởi có lợi thế về truyền thống và nguồn nguyên liệu núi đá vôi dồi dào, chiếm 32% diện tích đất tự nhiên Trước đây do chiến tranh, nghề chế tác Đá mỹ nghệ bị mai một, nay đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về mặt hàng Đá mỹ nghệ ngày càng lớn
Tên tuổi của làng nghề Đá mỹ nghệ xã Ninh Vân được đánh dấu bởi các công trình nổi tiếng như: Tượng đài Bác Hồ ở thành phố Vinh; cụm tượng đài Bà mẹ và Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh; cụm tượng đài ở Nghĩa trang Trường Sơn; tượng đài Thanh niên xung phong ở Quảng Trị; tượng đài Trần Hưng Đạo ở Hải Dương; gần đây nhất là trên 500 pho tượng La Hán ở chùa Bái Đính-Ninh Bình, ngôi chùa được coi là lớn nhất Đông Dương…Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn vượt khỏi phạm vi quốc gia như tượng cố Tổng Bí thư Cay – Sỏn – Phôm – Vy – Hẳn đặt tại Lào; tượng đài chiến thắng ở Campuchia; tượng phật ở Đài Loan và hàng nghìn công trình mang ý nghĩa tâm linh khác nằm ở khắp các khu du lịch, danh lam thắng cảnh của Quốc gia đó là: các bức phù điêu; cổng tam quan; văn bia; lăng mộ và các công trình công sở; đình chùa; đền thờ; miếu mạo, với quy mô to nhỏ khác nhau, kiến trúc nghệ thuật vô cùng phong phú Với tiềm năng lớn về lao động và nguyên liệu đá, nghề chế tác
Đá mỹ nghệ đã thu hút trên 75 doanh nghiệp tư nhân và 453 hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, chế tác Đá mỹ nghệ, doanh thu mỗi năm trên 200 tỷ đồng, đóng góp ngân sách địa phương gần 100 tỷ đồng Tạo việc làm cho 6000 lao động chính, 4000 lao động theo mùa
vụ, thu nhập bình quân của riêng người thợ chế tác đá khoảng 60 - 80 triệu đồng/ người/ năm Doanh thu tại xã Ninh Vân, nghề đá chiếm gần 80 % thu nhập toàn xã
Cùng với sự đóng góp vô cùng to lớn của làng nghề Đá mỹ nghệ trên tất cả các lĩnh vực
là những khó khăn vướng mắc mang tính cấp bách mà các làng nghề đang gặp phải như: Khu tập trung sơ chế đá chưa được hình thành, phần lớn các làng nghề còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ Các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khát vốn”, bế tắc trong việc tìm đầu ra, hoạt
Trang 3kết tạo nên sức mạnh tổng hợp Sự cạnh tranh còn thiếu lành mạnh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức…Bên cạnh đó là các vấn đề nhức nhối ngay tại các làng nghề Đá mỹ nghệ như: ô nhiễm môi trường; tiếng ồn; bụi bặm; vấn đề suy giảm đạo đức và trình độ học vấn…đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư
Bối cảnh đó đã lý giải: Vì sao phải phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, đặc biệt là làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân? Trên thực tế các cấp lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã nhìn thấy rõ tính cấp thiết này và đã có các quan điểm, chủ trương phát triển làng nghề Đá mỹ nghệ Tuy nhiên, vấn đề là làm gì và làm thế nào để phát triển mạnh mẽ hơn làng nghề Đá mỹ nghệ Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó cần thiết phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, động thái và xu hướng vận động của làng nghề Đá mỹ nghệ Với yêu cầu cả về lý luận và thực
tiễn, học viên chọn đề tài “Phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: Trường
hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân” làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do vai trò quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội nên phát triển làng nghề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện và đã đạt được những kết quả nhất định Điển hình là các công trình như:
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH” của tiến sĩ Dương Bá
Phượng, NXB khoa học xã hội, 2001
Trong công trình này tác giả đã đưa ra những nét cơ bản về khái niệm làng nghề truyền thống về đặc điểm kinh tế - xã hội trong các làng nghề, đề xuất giải pháp cơ bản để bảo tồn làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH
- “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH” của tiến sĩ Trần Minh Yến, NXB khoa học xã hội, 2004
Trang 4Luận án đã đưa ra những vấn đề cơ bản bao quát nhất lý luận về làng nghề Đã chỉ ra được mâu thuẫn của làng nghề trong quá trình phát triển Luận án cũng đã trình bày tổng thể các giải pháp để phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng”
Đề tài cấp bộ của viện đào tạo Công nghệ và Quản lý quốc tế, 2005, chủ nhiệm đề tài GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh
- “Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng Đồng bằng sông Hồng” Đề tài cấp bộ của học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998, chủ
nhiệm đề tài PGS.TS Đặng Lễ Nghi
Các đề tài nghiên cứu ở cấp bộ đã đưa ra được các số liệu đa dạng, phong phú và chỉ ra được các giải pháp chung cơ bản để phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
Ngoài ra còn có một số công trình khoa học, sách báo, tạp chí và các bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về phát triển làng nghề ở Việt Nam Có thể đánh giá chung các công trình nghiên cứu trên đều đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp vấn
đề phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Trên sơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề Mục đích của luận văn là đưa ra bức tranh tổng quan về sự phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, đặc biệt là đánh giá đúng thực trạng làng nghề Đá mỹ nghệ của huyện Hoa Lư Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới
Trang 5Thực hiện mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Trình bày có hệ thống một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề
- Tổng quan kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước để rút
ra bài học cho phát triển làng nghề huyện Hoa Lư
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề của huyện Hoa Lư
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy sự phát triển làng nghề huyện Hoa Lư, đặc biệt là các làng nghề Đá mỹ nghệ làm đối tượng nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các làng nghề và đặc biệt là làng nghề Đá mỹ nghệ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển làng nghề của huyện Hoa Lư từ năm 1995 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung Ngoài ra còn chú trọng đến các phương pháp như:
Trang 6- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu thực tế Từ đó đánh giá chính xác nhất những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển của làng nghề Đá mỹ nghệ Tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế đó, đồng thời đề xuất những quan điểm giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân trong thời gian tới
- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu:
Trong quá trình làm luận văn, học viên sẽ thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó so sánh, xử lý các số liệu rồi rút ra kết luận ví dụ: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình chế tác Đá
mỹ nghệ trong những năm qua
- Phương pháp điều tra thực tế:
Học viên dùng hệ thống các câu hỏi theo nội dung xác định, có thể dùng phiếu điều tra hoặc phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin phục vụ cho luận văn
6 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng phát triển của làng nghề huyện Hoa
Lư Rút ra những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó
- Đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển làng nghề huyện Hoa Lư trong thời gian tới
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Trang 7- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề
- Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: trường hợp
làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân
- Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề huyện
Hoa Lư tỉnh Ninh Bình: trường hợp làng nghề Đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân
References
1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát
triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam, Hà
Nội
2 Ban kinh tế Trung ương (2001), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề mới
gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài khoa học, báo cáo tóm tắt
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển ngành
nghề nông thôn, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Phát triển Nông nghiệp nông thôn bền
vững, Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2
5 Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6 Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang chủ biên (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn,
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội
7 Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê huyện, thị xã,
8 Đặng Kim Chi chủ biên (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trang 811 Mai Thế Hởn chủ biên, Hoàng Ngọc Hoà và Vũ Văn Phúc (2002), Phát triển làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
12 Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp
hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
13 Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở
đồng bằng sông Hồng hiện nay, Nxb Học viện hành chính Quốc gia Việt Nam
14 Lê Đình Thắng chủ biên (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15 Tỉnh uỷ Ninh Bình (2006), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 8/8/2006 của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ về đẩy nhanh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác Đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010
16 UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày / /2006 về đẩy nhành
phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác Đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 –
2010
17 UBND huyện Hoa Lư, Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,
2010
18 Trần Minh Yến (2004), Phát triển nghề thủ công truyền thống trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
19 Website:
http://www.vnep.org.vn
http://baoninhbinh.org.vn
http://www.congthuongninhbinh.gov.vn