Phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững Ninh Công Chức Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31
Trang 1Phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững
Ninh Công Chức
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: TS Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Phát triển kinh tế; Làng nghề cói; Kinh tế chính trị; Ninh Bình; Làng nghề truyền thống
Content
LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các làng nghề là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta Trong những năm qua, nhờ những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả
to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn
Huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình là vùng đất được mở ra từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt, dưới sự tổ chức và điều hành của Doanh Điền
sứ Nguyễn Công Trứ năm Kỷ Tỵ 1809 Theo thời gian, tại địa phương này đã hình thành và phát triển một số làng nghề truyền thống Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề qua thời kỳ trước đây và trong thời kỳ đổi mới đã và đang gặp nhiều bất cập như: chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã sản phẩm ít sáng tạo, sản phẩm có tính cạnh tranh chưa cao dẫn đến hiệu quả kinh tế không như mong muốn, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Chính vì vậy vấn đề cần nghiên cứu hiện nay là làm sao để các làng nghề phát triển về kinh tế nhưng đồng thời phải đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân, đồng nghĩa với việc các làng nghề cần được phát triển theo hướng bền vững
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi này, đề tài: “Phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững” được tác giả lựa chọn là nội dung nghiên
cứu trong Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã thực sự theo hướng bền vững? Tại sao?
Trang 2Để trả lời câu hỏi này cần làm rõ bốn vấn đề sau:
Một là: Thế nào là phát triển làng nghề theo hướng bền vững?
Hai là: Huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình có đủ những điều kiện cho phát triển làng nghề
theo hướng bền vững?
Ba là: Quá trình phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
những năm qua đã đạt được những thành tựu hay và còn những bất cập gì? Nguyên nhân của những bất cập đó?
Bốn là: Cần phải làm gì để thúc đẩy sự phát làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình thực sự theo hướng bền vững?
Đó không chỉ là những vấn đề nghiên cứu của luận văn mà cũng là vấn đề mà các nhà quản
lý kinh tế huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình cần có câu trả lời
1.2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển KT-XH bền vững tại các làng nghề truyền thống đã và đang đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho các nhà quản lý kinh tế xã hội tại nhiều địa phương trên cả nước Đã có nhiều tác giả, nhiều đề tài nghiên cứu đề cập tới vấn đề phát triển bền vững làng nghề, tiêu biểu là một số công trình sau:
Công trình: “Làng nghề Việt Nam và môi trường” do PGS.TS Đặng Kim Chi chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2005 Đây là đề tài khoa học cấp nhà nước có mã số
KC 08.09 đã làm rõ hiện trạng tình hình kinh tế-xã hội và môi trường tại các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, đồng thời trên cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài đã nghiên cứu nhằm xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
Đề tài khoa học cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS Đặng Lê Nghị làm chủ nhiệm, thực hiện năm 1998 viết về “Các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng” đã tập trung phân tích làm rõ về đặc điểm, tính chất, vai trò lịch sử của thủ công nghiệp và đánh giá một cách sát thực thực trạng thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với số liệu tương đối phong phú Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra 9 giải pháp cơ bản để phát triển thủ công nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới
Luận án tiến sĩ của Mai Thế Hởn (2000) đề cập đến “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội" đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng, tiềm năng của việc phát triển làng nghề truyền thống cũng như vấn đề cấp bách đặt ra cần giải quyết như chủ trương, chính sách và luật pháp, vốn đầu tư cho sản xuất, vấn đề môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm, về trình độ quản lý của người lao động Đề xuất những phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 3Công trình “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”- luận án của Trần Minh Yến (2003) đã hệ thống những vấn đề cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học kinh tế chính trị Mác-LêNin và đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam Đề tài làm rõ vai trò của làng nghề truyền thống ở nông thôn để phân tích thực trạng và động thái phát triển của các làng nghề truyền thống từ khi đổi mới đến nay Khái quát xu hướng vận động của các làng nghề dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Nghiên cứu “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới” của TS Nguyễn Văn Hiến - Tạp chí Phát triển và hội nhập tháng 5-6/2012
Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006) “Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây”
Luận văn của Nguyễn Trọng Tuấn (2006) “Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững”
Luận văn của Đỗ Hồng Thu (2010) “Phát triển KT-XH theo hướng bền vững ở làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải-Hoa Lư-Ninh Bình)”
Hội thảo “Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây, thực trạng và giải pháp, Hà Đông, tháng 11/2006”
Tất cả những công trình nêu trên đã nghiên cứu làng nghề theo nhiều khía cạnh khác nhau như: tập trung phân tích đặc điểm làng nghề và làng nghề truyền thống; khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các địa phương; đề ra các nhóm giải pháp
để khôi phục và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở huyện Kim Sơn Vì vậy, đề tài nghiên cứu này nhằm tiếp tục làm
rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và thực trạng làng nghề Cói tại huyện Kim Sơn với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề theo hướng bền vững tại huyện Kim Sơn trong thời gian tới
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế trong quá trình phát làng nghề cói truyền thống huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình triển theo hướng bền vững Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững trong giai đoạn tới
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4Nghiên cứu và hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về phát triển KT-XH làng nghề truyền thống theo hướng bền vững
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển KT-XH làng nghề truyền thống bền vững và phát triển bền vững gắn với phát triển du lịch
Khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề cói truyền thống Kim Sơn trong thời gian 5 năm gần đây (2007 - 2012) trên các phương diện: thực trạng tình hình, kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót và nguyên nhân
Đánh giá cơ hội và thách thức của quá trình phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp cho việc phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững những năm tới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng
Làng nghề cói truyền thống huyện Kim Sơn được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị Nghiên cứu trường hợp cụ thể nhưng tập trung khai thác những yếu tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề
Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu làng nghề ở một số địa phương tiêu biểu, rút ra bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề Cói theo hướng bền vững cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong không gian làng nghề Cói huyện Kim Sơn trong mối quan hệ với làng nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Về mặt thời gian luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007-2012 đây là giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có nhiều kết quả đáng ghi nhận của làng nghề cói truyền thống Kim Sơn Các giải pháp được đề xuất cho phát triển làng nghề Cói hướng đến năm 2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu vủa luận văn
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận kinh tế chính trị đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trên cơ sở đó áp dụng các phương pháp của kinh tế học hiện đại để nghiên cứu sâu thêm
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được cụ thể bằng một loạt các phương pháp nghiên cứu sau đây: lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
mô hình dựa trên các số liệu bảng biểu minh họa
Phương pháp lôgíc được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận phát triển bền vững làng nghề truyền thống Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành phát triển nổi bật về làng nghề truyền thống
Trang 5Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn
Ở Chương 2 phác họa lên bức tranh tổng thể KT-XH của làng nghề cói truyền thống Kim Sơn trong những năm qua, kèm theo các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng như: thống kê, phân tích định lượng, mô hình, bảng biểu minh họa… Ở Chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu Đồng thời một
số phương pháp khác cũng được sử dụng: so sánh, khái quát hóa…
Nói chung, khi nghiên cứu, tìm hiểu về làng nghề cói truyền thống Kim Sơn, tác giả không tiếp cận đối tượng bằng chuyên ngành hẹp mà lựa chọn hướng tiếp cận liên ngành với sự kết hợp giữa lịch sử, xã hội học, văn hóa học, kinh tế học… đồng thời sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích và so sánh văn bản, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp…
1.5.2 Nguồn số liệu
Số liệu phát triển làng nghề của huyện Kim Sơn-Sở Công thương tỉnh Ninh Bình Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Ninh Bình
Số liệu của các Doanh nghiệp trong làng nghề
Luận văn có tham khảo các tài liệu nghiên cứu sưu tầm về các làng nghề ở Kim Sơn …
1.6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã chỉ ra được phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững là tất yếu khách quan Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển của các làng nghề nói chung và sự phát triển của làng nghề truyền thống sản xuất cói Kim Sơn nói riêng phải nghiên cứu về sự phát triển bền vững Trên cơ sở mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã hoàn thành những nội dung nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống; Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển làng nghề như vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa - xã hội…Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về phát triển bền vững, quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam Từ đó, đưa ra khái niệm phát triển bền vững làng nghề được sử dụng trong luận văn Đồng thời, mở rộng và phát triển nội dung phát triển làng nghề bền vững trên cả ba mặt kinh tế - xã hội -môi trường
Kim Sơn là vùng đất mở, có đầy đủ các điều kiện tốt để phát triển làng nghề nhưng việc phát triển các làng nghề ở địa phương này thời gian qua vẫn chưa hiệu quả và vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như: chất lượng sản phẩm thấp; mẫu mã sản phẩm không phong phú,
Trang 6tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chưa cao; hiệu quả kinh tế thấp Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay ngày một gia tăng Do vậy phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các làng nghề sản xuất cói ở Kim Sơn hiện nay là rất quan trọng để đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho các làng nghề sản xuất cói nơi đây Những quan điểm định hướng, giải pháp phát triển bền vững làng nghề cói Kim Sơn được đưa
ra trong luận văn có mối quan hệ biện chứng cần được thực hiện đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
1.7 Bố cục của luận văn
Nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề cói truyền thống ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình theo hướng bền
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Văn Vượng (2002, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội
3 Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, trang 13
4 Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển ngành nghề trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
5 Đỗ Thị Hảo (2000), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb VHDT, Hà Nội
6 Hoàng Ngọc Hòa - Vũ Văn Phúc (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7 Mai Thanh Cúc, Quyền Đinh Hà ( đồng chủ biên), Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Tuyết Lan ( 2005), giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
8 Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội
Trang 79 Nguyễn Đăng Vinh - Nguyễn Đăng Quang (2008), Kinh đô Việt Nam xưa và nay, Nxb Lao động, Hà Nội
10 Nguyễn Trãi (1960), Ức trai thi tập - Dư địa chí, NXB Văn Sử học, Hà Nội
11 Nguyễn Tử Mẫn (2001), Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, NXB Chính trị quốc gia
12 Nguyễn Trung Quế - Đặng Đình Túc - Đỗ Hồng Tuyên (1995), Làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng, Hà Nội
13 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, 1996, Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, trang 38 -39
14 Lã Đăng Bật (2007), Ninh Bình - một vùng sơn thủy hữu tình, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh
15 Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư - Ninh Bình, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
16 Lã Đăng Bật (2011), Đất và người Ninh Bình: Những bài viết in ở các báo và tạp chí từ năm 1993 đến nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
17 Lê Tắc (2002), An Nam chí lược, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
18 Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam, trang 6
19 Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
20 Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (1990), Những bàn tay tài hoa của cha ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội
21 Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22 Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
23 Phan Đại Doãn, Yu Insun, Nguyễn Đăng Dung (2006), Làng Việt đa nguyên và chặt, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
24 P10 iere Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ, Nxb Trẻ, Hà Nội
25 Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977), Truyện các ngành nghề, Nxb Lao động, Hà Nội
26 Toan Ánh (2004), Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
27 Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2006
Trang 828 Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2006
29 Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2006
30 Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB KHXH, Hà Nội
31 Trần Lê Văn, Ngọc Vũ… (1977), Nghề đẹp quê hương, Ty Văn hóa thông tin Hà Sơn Bình
32 Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội
33 Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lược, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
34 Trương Đình Tưởng (2004), Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội
35 Trương Minh Hằng (2007), Làng nghề thủ công mĩ nghệ miền Bắc, Nxb Mỹ thuật,
Hà Nội
36 Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2006), Đại cương Lịch
sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội
37 Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam,Tủ sách danh nhân (2000), Danh nhân đất Ninh Bình, Hà Nội
38 Viện nghiên cứu Sư phạm (2006), Đại cương về phát triển bền vững, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, trang 40
39 Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
40 Viện nghiên cứu sư phạm (2006), Đại cương về phát triển bền vững, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội
41 Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn truyền thống) tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
42 Viện sử học (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (nghiên cứu xã hội nông thôn truyền thống) tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
43 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2010), Địa chí Ninh Bình, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
44 Vũ Ngọc Khánh (1990), Lược truyện thần tổ các ngành nghề, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
45 Vũ Từ Trang (2008), Nghề cổ đất Việt (khảo cứu), Nxb Văng hóa thông tin, Hà Nội
Trang 9Website :
46 http://vi.wikipedia.org/
47 http://thongkeninhbinh.gov.vn
48 http://www.langnghe.org.vn/
49 http://www.hiephoilangnghevietnam.apps.vn/
50 http://www.dulichninhbinh.com.vn/ninhbinh-news/Lang-nghe-Ninh-Binh/
51 http://www.ninhbinh360.vn/list/lang-nghe.htm
52 http://congthuongninhbinh.gov.vn