1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện bảo hiểm xã hội theo hướng bền vững ở tỉnh hải dương

10 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 311,58 KB

Nội dung

Thực hiện bảo hiểm xã hội theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Mai Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Vũ Văn Hiển Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh tế chính trị; Bảo hiểm xã hội; Phúc lợi xã hội. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được thực hiện ở nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Từ đó đến nay, chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, góp phần đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động. Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, để chính sách BHXH phù hợp với tình hình thực tiễn và hội nhập quốc tế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định quan điểm "Thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước cải thiện". Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: "Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế". Cùng với các quan điểm, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng thể hiện nhất quán vị trí, vai trò của BHXH. Bộ Luật Lao động, trong đó có Chương XII quy định về BHXH, đặc biệt tháng 01/2007 Luật BHXH đã xác định rõ các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được thực hiện đến tất cả lao động làm việc trong các thành phần kinh tế và mở rộng loại hình BHXH tự nguyện, tạo nên sự bình đẳng về BHXH đối với mọi người lao động. Quá trình thực hiện từ năm 2006 – 2010 trong phạm vi cả nước, số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm khoảng 7%, số thu BHXH tăng bình quân khoảng 33% và hình thành quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản và cũng là thành công lớn trong sự nghiệp BHXH từ chế độ bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng góp để chi trả các chế độ BHXH. Cùng với cả nước trong những năm qua, việc thực hiện BHXH ở Hải Dương đã có nhiều tiến bộ, vừa có những đặc điểm chung của cả nước vừa có những nét đặc thù. Kết quả của việc thực hiện chính sách BHXH ở Hải Dương đã thực sự là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm an sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách BHXH nếu được xem xét theo tiêu chí bảo đảm tính ổn định và bền vững trong thời gian qua, công tác này ở Hải Dương còn bộc lộ những hạn chế, bất cập và đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: - Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH ở cả hai loại hình bắt buộc và tự nguyện còn nhiều hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, chưa tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho số lao động làm việc tại đơn vị còn xảy ra phổ biến ở các địa phương. Số lao động tham gia BHXH chiếm tỷ lệ thấp (60%) so với lao động tham gia BHXH bắt buộc. Số lao động chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân, thậm chí có những doanh nghiệp lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH đối với người lao động và kết quả thu BHXH. - Công tác quản lý về BHXH của các cơ quan chức năng có thẩm quyền còn yếu. - Công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH của cơ quan BHXH và các đơn vị chưa được thường xuyên; công tác kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật BHXH đối với các chủ doanh nghiệp vi phạm, giải quyết nợ đọng vẫn còn là một trong những vấn đề gây bức xúc hiện nay. - Chưa làm tốt việc cải cách hành chính, đổi mới tác phong, phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thu BHXH còn chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu – chi BHXH. Từ những lý do trên “ Thực hiện bảo hiểm xã hội theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực tế về hoàn thiện và thực hiện tốt BHXH hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Trong các năm qua, chủ đề về BHXH Việt Nam đã có một số công trình khoa học nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, từ đề tài cấp bộ, luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đến những công trình khoa học đăng trên sách, báo đã nghiên cứu những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH. Có thể nói tới các công trình như: - Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ lao động Thương binh và xã hội ( năm 1990), “ Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong diều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu có tính khoa học đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. - Lê Thị Hoài Thu ( 2004), “Thực trạng pháp luật ASXH ở Việt Nam”, tạp chí Bảo hiểm xã hội số 6/2004. Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2004 từ đó đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở nước ta trong đó có pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Đề tài “Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội hiện nay và các bịên pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Tiến sỹ Nguyễn Văn Châu làm chủ nhiệm, đã hoàn thành năm 1996.Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996, tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH, đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để bù đắp các chế độ BHXH được hưởng nhằm thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách Nhà nước, đồng thời đề xuất kiến nghị một số vấn đề cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam. - Đề tài“Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Tiến sỹ Dương Xuân Triệu chủ nhiệm, hoàn thành năm 1999. - “Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của tác giả Trần Quốc Túy bảo vệ năm 2000. -Nguyễn Thị Kim Phụng, giáo trình “ Luật an sinh xã hội”, NXB tư pháp, Hà Nội ( năm 2005). Cuốn sách viết về hệ thống các chính sách an sinh xã hội bao gồm các nội dung như lý luận chung về pháp luật an sinh xã hội, quan hệ pháp luật an sinh xã hội và pháp luật về an sinh xã hội trong đó có pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Phan Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng “Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2009. Cuốn sách trình bày những bất cập, xu hướng vận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội đồng thời phân tích an sinh xã hội nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ cột chính trong an sinh xã hội thực tiễn ở Đồng Nai. - Mai Ngọc Cường ( chủ nhiệm đề tài) Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006- 2015, đề tài cấp nhà nước, chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, bộ khoa học và công nghệ năm 2009. Công trình nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về an sinh xã hội và hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng của hệ thống ASXH và việc thực hiện chính sách ASXH; phân tích xu hướng đổi mới hệ thống ASXH và hệ thống chính sách ASXH; đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. Nhìn chung các công trình, bài viết trên, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến BHXH, nhưng đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về BHXH ở địa bàn tỉnh Hải Dương, đặc biệt là xem xét dưới góc độ phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên những nội dung của các công trình khoa học đã nêu đều được tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa để giải quyết những vấn đề đặc thù đặt ra trong luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về BHXH và thực hiện BHXH theo hướng bền vững, luận văn phân tích thực trạng BHXH ở Hải Dương từ năm 2006 đến nay; từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của việc thực hiện BHXH ở Hải Dương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về BHXH, thực hiện BHXH theo hướng bền vững. - Phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện BHXH theo tiêu chí bền vững, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đang đặt ra hịên nay trong công tác BHXH ở tỉnh Hải Dương. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện về thực hiện chính sách BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. - Kiến nghị với Nhà nước bổ sung sửa đổi chính sách liên quan đến công tác thực hiện BHXH theo hướng bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lụân văn - Về đối tượng: Nghiên cứu việc thực hiện BHXH ở tỉnh Hải Dương. - Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách BHXH theo hướng bền vững ở Hải Dương từ năm 2006 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh để hệ thống hóa những vấn đề lý luận ở chương I. - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh số liệu để đưa ra những nhận định khoa học ở chương II. - Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp đúc rút từ thực tiễn ở chương III. 6. Những đóng góp của luận văn - Làm rõ nội dung và các tố chất bền vững trong việc thực hiện BHXH. - Phân tích thực trạng việc thực hiện BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương - Đưa ra một số quan điểm, định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững khi thực hiện chính sách BHXH . 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 10 tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện BHXH theo hướng bền vững. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. Chương 3: Phương hướng, giải pháp thực hiện BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Ngọc Anh, “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 9 (364) tháng 9 năm 2008. 2. Nguyễn Huy Ban(2007), “ Hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT thời kỳ hội nhập và phát triển”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội. 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Quyết 1333/QĐ-BHXH, ngày 21/2/2008 sửa đổi, bổ sung một số điểm tại quyết định số 902/QĐ – BHXH ngày 26/7/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển BHXH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 5. Phạm Văn Bích ( Chủ nhiệm đề tài) (2005), Tổng quan một số tài liệu về an sinh xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao động Thương binh và Xã hội, tập I, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Các báo cáo tổng kết năm của BHXH Việt Nam từ năm 2005 đến 2010. 8. Các báo cáo kết quả công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tỉnh Hải Dương từ năm 2006- 2013. 9. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Ngô Huy Cương (2003), “ Bàn về khái niệm an sinh xã hội”, Tạp chí Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Bùi Thế Cường(2005), Trong miền an sinh xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Mai Ngọc Cường ( Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở khoa học của việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015, Đề tài cấp nhà nước ( 2009), chương trình KH & CN trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ khoa học và công nghệ 2009. 13. Chính phủ (1995), Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Nghị định số 94/2008 ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 14. Chính phủ (2003), Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi một số điều của điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. 15. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 16. Chính phủ (2007), Nghị định số 135/2007/NĐ - CP ngày 16/8/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. 17. Nguyễn Hữu Dũng(2008), “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Lao động xã hội số 332, 4/2008. 18. Nguyễn Tấn Dũng (1998), “Sự nghiệp BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta", Thông tin Bảo hiểm xã hội, (3), tr.3-5. 19. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 20. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội. 24. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đàm Hữu Đắc (2007), Việt Nam đang hướng tới hệ thống an snh xã hội năng động, hiệu quả, website http: www. Molisa.gov.vn. 26. Nguyễn Văn Định ( 2008) biên soạn cuốn Giáo trình an sinh xã hội, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 27. Phạm Văn Đức (2010), “Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007 - 2010, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. 28. ĐoànThị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Tôn Đức Hải (2011), “ Thu bảo hiểm ngoài quốc doanh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Minh Hải ( 2009), “Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu BHXH thành phố Hải Dương”, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh. 31. Hội đồng bộ trưởng (1998), Quyết định số 40 - HĐBT ngày 16 tháng 3 năm 1998 về việc sửa đổi tỷ lệ nộp kinh phí BHXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. 32. Tô Duy Hợp ( 2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội tam nông ở Việt Nam – tầm nhìn 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học Viện Xã hội học, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 33. Nguyễn Hải Hữu(2007), chủ biên cuốn Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 34. Tống Thị Song Hương ( 2010), “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006, định hướng 2015”, Tạp chí kinh tế và phát triển. 35. Tương Lai, Trịnh Duy Luân, Lê Truyền (1994), Người cao tuổi và an sinh xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (1998), Thông tư liên bộ số 11/TT - LB ngày 16 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn thu nộp BHXH do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. 37. Trịnh Duy Luân (2005), Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay. 38. Trịnh Duy Luân (2006), Một số kết quả nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ta hiện nay ( Đề tài tiềm năng 2006), Viện khoa học xã hội Việt Nam 39. Luật BHXH, BHYT, các văn bản hướng dẫn Luật BHXH, BHYT. 40. Nguyễn Hữu Minh ( Chủ nhiệm đề tài) ( 2005), Người nhập cư từ nông thôn vào đô thị và những vấn đề đặt ra về hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 41. Đào Thị Ngân (2012), “Bảo hiểm xã hội và vai trò của bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 42. Nguyễn Chương Phát (2009),Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái.’’Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Trường đại học Thái Nguyên 43. Nguyễn Thị Kim Phụng(2005), Giáo trình Luật an sinh xã hội , Nxb Tư pháp, Hà Nội. 44. Lê Thị Quế (2010), “Thực trạng tình hình thực hiện BHXH giai đoạn 2001-2007 và định hướng đến năm 2015”, Tạp chí kinh tế và phát triển. 45. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 (2004), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 47. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4(2008), Luật Bảo hiểm y tế. 48. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 (2010), Luật Người khuyết tật. 49. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội ( Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Lê Thị Hoài Thu (2004), “ Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội”, Tạp chí Kinh tế - Luật. 51. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 52. Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Quyết định số 364 ngày 02/4/1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước. 53. Dương Xuân Triệu (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, BHXH ViệtNam. . Chương 2: Thực trạng việc thực hiện BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. Chương 3: Phương hướng, giải pháp thực hiện BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. Reference DANH MỤC. “ Thực hiện bảo hiểm xã hội theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu thực tế về hoàn thiện và thực hiện tốt BHXH hiện. ra hịên nay trong công tác BHXH ở tỉnh Hải Dương. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện về thực hiện chính sách BHXH theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương. - Kiến nghị với Nhà nước

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w