Thu NSNN theo hướng bền vững tỉnh quảng bình

4 89 1
Thu NSNN theo hướng bền vững tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Thu NSNN theo hướng bền vững tỉnh Quảng Bình Sustainability-based budget revenue in Quang Binh province NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 122 tr. + Trần Thị Bích Hường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60310101 Người hướng dẫn: PGS, TS Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Kinh tế chính trị; Ngân sách nhà nước; Quảng Bình Content 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong chiến tranh chống Mỹ, với vị trí là tuyến đầu của hậu phương miền Bắc chi viện cho miền Nam, Quảng Bình bị tàn phá rất nặng nề về cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, tỉnh Quảng Bình được sát nhập với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau 25 năm Quảng Bình lại trở về với địa giới hành chính cũ. Từ đó tới nay, với sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng Bộ và nhân dân địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương, Quảng Bình đã khai thác, phân bổ và sử dụng tối đa các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH địa phương và đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển hơn nữa và tự chủ hơn nữa trong chặng đường phát triển tiếp theo, Quảng Bình cần có những chính sách mới phù hợp và hiệu quả; trong đó, có chính sách về huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, mang tính bền vững trên địa bàn nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cho phát triển KT-XH. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với địa phương. Chính vì vậy, bằng những kiến thức được học tập trong nhà trường và qua thực tiễn công việc tại Phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính Quảng Bình, với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc huy động nguồn lực cho sự phát triển của địa phương, học viên đã lựa chọn đề tài “Thu NSNN theo hướng bền vững tỉnh Quảng Bình” làm chủ đề nghiên cứu của Luận văn. Luận văn đã hệ thống hóa và xây dựng lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đi sâu vào phân tích để chỉ ra những ưu nhược điểm của thu NSNN ở Quảng Bình giai đoạn 2009- 2013, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng thu ngân sách theo hướng bền vững ở địa phương trong những năm tới. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Làm thế nào để thu NSNN một cách bền vững ở Quảng Bình? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích nghiên cứu: Từ việc hệ thống hóa và xây dựng lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn một tỉnh; phân tích để chỉ ra những ưu nhược điểm của thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng thu ngân sách theo hướng bền vững ở địa phương trong những năm tới. 2 *Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Xây dựng, hệ thống hóa lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn một tỉnh. - Nghiên cứu tình hình thu NSNN theo hướng bền vững ở một số địa phương, rút ra kinh nghiệm cho Quảng Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu NSNN tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra các quan điểm và giải pháp pháp nhằm tăng thu ngân sách theo hướng bền vững ở Quảng Bình trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu ngân sách của tỉnh Quảng Bình dưới góc độ Kinh tế chính trị. Điều đó có nghĩa là các hoạt động thu ngân sách sẽ được nghiên cứu trong các quan hệ kinh tế - xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khái quát công tác thu NSNN, giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi thu NSNN tỉnh Quảng Bình và giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi các khoản thu quy định ở khoản 1 và 2 Điều 32 Luật NSNN (Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTƯ và NSĐP theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật NSNN). Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng thu NSNN tỉnh Quảng Bình là giai đoạn 2009 - 2013. 4. Kết quả nghiên cứu - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn cấp tỉnh. - Nghiên cứu tình hình thu NSNN theo hướng bền vững ở một số địa phương, rút ra bài học cho Quảng Bình. - Làm rõ thực trạng thu NSNN ở Quảng Bình trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. - Đưa ra được các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thu NSNN theo hướng bền vững ở Quảng Bình trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài “Thu NSNN theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình”, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 04 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thu ngân sách theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thu NSNN theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. References 1. Bộ Tài chính (2009), Niên giám thống kê tài chính 2009, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003 TT/BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi 3 tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội. 3. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội. 4. Phạm Nữ Mai Anh (2013), Tính bền vững của nguồn thu từ thuế trong tổng thu NS ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Học viện Tài chính Hà Nội. 5. Lê Văn Ái (2013), Một số nhận thức cơ bản về tính bền vững của thu NSNN, Học viện Tài chính. 6. Lê Thanh Bình, Quảng Bình phát triển du lịch biển đảo, www.quangbinhtourism.vn. 7. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 8. Nguyễn Đình Chiến, Đảm bảo tính khả thi của chính sách thuế: tiền đề quan trọng của thu NSNN bền vững, Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính. 9. Vũ Cương (2002), Kinh tế và Tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Quách Đức Dũng (2013), Trao đổi xung quanh các vướng mắc để nâng cao tính bền vững của thu NSNN ở Việt Nam, Tổng cục Thuế. 11. Frederic S. Mishkin (2002), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 12. Lưu Đức Hải (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. 13. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”, luận án tiến sĩ kinh tế. 14. Vương Thị Thu Hiền (2013), Nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của thu ngân sách và hàm ý đặt ra đối với Nhà nước, Học viện Tài chính, Hà Nội. 15. Ngô Văn Khương (2013), Tăng cường công tác thanh tra thu chi NSNN đảm bảo tính bền vững của thu NSNN, Thanh tra Chính phủ. 16. Văn Tuấn Kiệt (2008), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Kiên Giang”, luận văn thạc sĩ. 17. Nguyễn Thị Liên; PGS.TS Lê Xuân Trường (2013), Xu hướng đổi mới hệ thống thuế trên thế giới nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn thu, Học viện Tài chính. 18. Nguyễn Thị Liên; PGS.TS Lê Xuân Trường (2013), Cấu trúc thu ngân sách một số nước trên thế giới và những khuyến nghị cho Việt Nam, Học viện Tài chính. 19. Lèng Hoàng Minh (2013), Cơ cấu thu NSNN nhìn từ góc độ vĩ mô và giải pháp hướng tới NSNN bền vững, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên. 20. Vũ Thị Nhài (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 21. Bùi Đường Nghiêu (2001), Luận cứ xác định giới hạn bội chi NSNN, Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính, Hà Nội. 22. Bùi Đường Nghiêu (2006), Đánh giá mức độ bền vững NSNN Việt Nam trong điều kiện hiện nay, 1, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 23. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013), Giải pháp hoàn thiện thu thuế XNK nhằm đảm bảo tính bền vững thu NSNN ở Việt Nam hiện nay, Học viện Tài chính. 4 24. Quốc hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH 11, Hà Nội 25. Bùi Nhật Tân (2013), Thu NSNN bền vững ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc Hội. 26. Bùi Đình Thanh (2003), Xã hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI, Tạp chí Xã hội học. 27. Hà Huy Thành (chủ nhiệm), Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, Đề tài cấp Bộ. 28. Bùi Tất Thắng (2006), Bàn thêm về phát triển bền vững, Tạp chí nghiên cứu phát triển bền vững số tháng 6/2006. 29. Nguyễn Quang Thái - Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 30. Lê Công Toàn (2003), Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, luận án tiến sĩ. 31. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 32. Lê Trình và Lê Thạc Cán (2003) Báo cáo đề tài nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam, Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 33. Vũ Văn Trường (2011), Chiến lược cải cách hệ thống chính sách thuế, phí giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ. 34. Nguyễn Ngọc Tuyến (2013), Tính bền vững của thu NSNN - Lý luận và thực tế ở Việt Nam, Viện Kinh tế - Tài chính. 35. Viện Môi trường và PTBV, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (2003), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn 1”. . về thu NSNN theo hướng bền vững trên địa bàn cấp tỉnh. - Nghiên cứu tình hình thu NSNN theo hướng bền vững ở một số địa phương, rút ra bài học cho Quảng Bình. - Làm rõ thực trạng thu NSNN. về thu NSNN theo hướng bền vững Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thu ngân sách theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Bình Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thu NSNN theo. thu NSNN tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra các quan điểm và giải pháp pháp nhằm tăng thu ngân sách theo hướng bền vững ở Quảng Bình

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan