Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái bình

5 495 3
Ứng dụng khoa học   công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình Nguyễn Thị Hương Thu Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: GS. TS. Chu Văn Cấp Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng khoa học công nghệ (KH – CN) trong nông nghiệp và kinh nghiệm của một số địa phương trong ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong trồng trọt và chăn nuôi thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Keywords. Khoa học công nghệ; Kinh tế chính trị; Phát triển nông nghiệp; Thái Bình Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoa học - công nghệ (KH - CN) có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của loài người. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự tác động mạnh mẽ của KH - CN đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. KH - CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng: giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên; năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng đáng kể, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, việc áp dụng KH - CN trong nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định cần đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH - CN, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển KH - CN thực sự là hoạt động then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm vào hoạt động KH - CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” và “ đẩy nhanh áp dụng tiến bộ KH - CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp”. Thái Bình là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hội nhập, bền vững. Tỉnh đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của cây trồng và vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, 2 việc ứng dụng KH - CN vào trong nông nghiệp tỉnh Thái Bình, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là một yêu cầu bức bách hiện nay để tiếp tục đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển lên một nấc thang mới. Xuất phát từ yêu cầu đó, vấn đề: “Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình”, được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết đề cập đến ứng dụng KH - CN ở góc độ lý luận và thực tiễn. Cũng có những công trình, bài viết về ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp, nhưng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu như sau: 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về khoa học - công nghệ nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Vũ Đình Cự (2009), “Cách mạng khoa học, công nghệ, những thành tựu mới và ảnh hưởng của chúng”, Đề cương bài giảng chương trình cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Chuyên ngành kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Thị Hường (2007), Thị trường khoa học - công nghệ ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Đặng Hữu (1989), Khoa học, công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. - Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học, công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về khoa học - công nghệ ngành nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Bộ nông nghiệp & PTNT (2005), Khoa học, công nghệ ngành nông nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Duy Ban, Hồ Huy Liêm, Lê Quang Long (2003), Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Nguyễn Đức Lợi (2000), Vận dụng tiến bộ khoa học trong phát triển nông nghiệp ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Lê Vĩnh Thảo (CB,2005), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. - Ngô Thị Anh Thư (2003), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3 - Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề KH - CN, vai trò của KH - CN trong phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp ở một vài địa phương, vấn đề ứng dụng KH - CN vào ứng dụng ở một số tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn ít công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ vấn đề ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp ở Thái Bình, nhất là trong trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, đề tài nghiên cứu luận văn này vẫn còn cần thiết và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình; chỉ ra những tồn tại, hạn chế của quá trình này; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp ở Thái Bình với hiệu quả cao. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp và kinh nghiệm của một số địa phương trong ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong trồng trọt và chăn nuôi thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, tức là nghiên cứu làm rõ các mối liên quan trong việc ứng dụng KH - CN, những định hướng và giải pháp ứng dụng KH - CN ở tầm vĩ mô (tỉnh). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt và chăn nuôi. - Thời gian: Từ 2001 đến 2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin; đường lối, quan điểm của Đảng; những lý luận hiện đại về ứng dụng KH - CN vào sản xuất nông nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, logic với lịch sử, thống kê và so sánh. Cụ thể: Luận văn tổng hợp và phân tích các lý luận cơ bản về vai trò của KH - CN đối với phát triển nông nghiệp. Luận văn tổng hợp kinh nghiệm của một số tỉnh trong ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp và có sự đối chiếu với Thái Bình để rút ra những bài học kinh nghiệm. Phương pháp phân tích định tính, định lượng và thống kê được sử dụng trong luận văn để đánh giá thực trạng vai trò của KH - CN trong phát triển nông nghiệp ở Thái Bình. Các số liệu của phương pháp thống kê và phân tích định lượng để kiểm chứng, chứng minh các nhận 4 xét, đánh giá được đưa ra. Luận văn sử dụng phương pháp dự báo để dự báo bối cảnh quốc tế, bối cảnh trong nước và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 6. Đóng góp mới của luận văn. - Làm rõ thêm vai trò của KH - CN đối với sự phát triển của nông nghiệp; - Đánh giá về thực trạng ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình. Chương 3: Những phương hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình. References. 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mac - Lenin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ nông nghiệp & PTNT (2005), Khoa học, công nghệ ngành nông nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Cục thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010, Nxb Thống kê. 5. Vũ Đình Cự (2009), “Cách mạng khoa học, công nghệ, những thành tựu mới và ảnh hưởng của chúng”, Đề cương bài giảng chương trình cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 6. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 2 về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Như Ất (2001), Công nghệ sinh học và ứng dụng vào phát triển nông thôn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 11. Trần Văn Hoà (2009), Ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 5 12. Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Huy Ban, Lê Quang Long (2003), Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Chuyên ngành kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Hường (2007), Thị trường khoa học - công nghệ ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Đức Lợi (2000), Vận dụng tiến bộ khoa học trong phát triển nông nghiệp ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 16. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Khoa học và công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Lê Vĩnh Thảo (CB, 2005), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Ngô Thị Anh Thư (2003), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 23. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 25. Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Website: 1. www.hoabinh.com.vn/hoa-binh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-phat-trien-san-pham-chu-luc- C10. 2. ipsrard.gov.vn/news/newsdetail.aspx? targetid=5034. 3. www.Laichau.gov.vn/news/detial/tabid/77/newid/23484/seo/Thanh-qua- cua-viec-ung-dung-khoa-hoc-va-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep. 4. www.Thaibinhseed.com.vn/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/khoa-hoc-va-cong- nghe- tinh-thai-binh-gop-phan-tich-cuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi. 5. Vi.wikipedia.org/wiki/Thái - Bình. 6. www.Xaydungdang.org.vn/home/ly-luan-thuc-tien-kinh nghiem/2011/3361/thai-binh-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-khoa-hoc- cong-nghe. . www.Laichau.gov.vn/news/detial/tabid/77/newid/23484/seo/Thanh-qua- cua-viec-ung-dung -khoa- hoc-va-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep. 4. www.Thaibinhseed.com.vn/tin-tuc/tin-chuyen-nganh /khoa- hoc-va-cong- nghe- tinh-thai-binh-gop-phan-tich-cuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình. Chương. tinh-thai-binh-gop-phan-tich-cuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi. 5. Vi.wikipedia.org/wiki /Thái - Bình. 6. www.Xaydungdang.org.vn/home/ly-luan-thuc-tien-kinh nghiem/2011/3361/thai-binh-nang-cao-chat-luong-hoat-dong -khoa- hoc- cong-nghe.

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan