1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển làng nghề ở tỉnh thái bình

9 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 317,08 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII trong định hướng phát triển kinh tế đất nước đã khẳng định: “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nội dung

Trang 1

Phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

Mai Thị Hiền

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01

Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Quốc Trung

Năm bảo vệ: 2014

Keywords Quản lý kinh tế; Phát triển làng nghề; Quản lý nhà nước

Content

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề đặt ra hàng đầu đối với các quốc gia đang phát triển hiện nay là toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Về thể chế kinh tế, chúng ta đã và đang lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có sự quản lý của Nhà nước Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), trong đó chủ yếu nhằm đến khu vực nông thôn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII trong định hướng phát triển kinh tế đất nước đã khẳng định: “Bảo tồn và phát triển làng

nghề truyền thống là một trong những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chậm phát triển

Để không bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác thì vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp ” Như vậy,

cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất lao động thì việc phát triển các làng nghề là hoàn toàn cần thiết

Thái Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có tiềm năng phát triển làng nghề Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà các làng nghề Thái Bình

đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn Hiện tại cả tỉnh đã có 229 làng nghề Tuy vậy việc phát triển làng nghề ở Thái Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng Vì

Trang 2

vậy học viên nhận thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài: “Phát triển làng nghề ở tỉnh

Thái Bình” là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội

của tỉnh nhà trong đặc biệt đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Tình hình nghiên cứu

Các nước trên thế giới khi tiến hành CNH, HĐH đối với kinh tế nông nghiệp thì phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là phát huy lợi thế so sánh, nội lực của đất nước; vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội Trong

đó, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực còn nhiều tiềm năng của đất nước Vì vậy, vấn đề phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đã được nghiên cứu, thảo luận tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước Được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học chính quyền các cấp quan tâm, các sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành đề cập và đã đạt được những kết quả nhất định Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

Trên thế giới:

Trong nghiên cứu của Awgichew (2010) về các chính sách và các giải pháp nhằm xúc tiến các làng nghề nông thôn ở Ethiopia tại Hội thảo quốc tế về “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” đã nêu lên các kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú trọng nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giúp các làng nghề phát triển: Với 83% người dân Ethiopia sống ở các vùng nông thôn và sinh kế xuất phát từ nông nghiệp Chính phủ Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hoá phát triển nông nghiệp (ADLI), đóng vai trò làm khung cho qui hoạch đầu tư nông thôn trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ

xã hội, nghiên cứu và mở rộng Kế hoạch phát triển bền vững và nhanh chóng để chấm dứt đói nghèo có 70% người dân nông thôn được tổ chức theo hợp tác xã, 200 điểm cung cấp thông tin thị trường cấp huyện và 20 trung tâm ở vùng sâu vùng xa của Ethiopia đã được dựng lên; 25 trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ra đời; 55.000 công nhân được đào tạo; 18.000 trung tâm đào tạo cho nông dân được lập lên; 10 triệu người được đào tạo; làm giảm khoảng cách đi bộ trung bình trên mỗi con đường xuống còn 3,2 giờ; 8 triệu đường dây điện thoại (cố định, không dây và di động) và tăng dịch vụ truyên thông và công nghệ thông tin

Trang 3

Việc mở rộng cơ sở hạ tầng này thực hiện theo cấp số nhân Thay đổi cách sống của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng được các thiết bị máy móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại

Dưới sự tài trợ của Tổ chức Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về Tìm hiểu và Thương mại hóa nghề thủ công ở tỉnh Vân Nam Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của phụ nữ ở huyện miền núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu truyền thống Đầu tiên, họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và thay đổi sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay Sau đó, những người phụ nữ tham gia dự án sẽ được huấn luyện kỹ thuật gia công, tạo mẫu để có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường Cuối cùng, dự án đưa ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do những người tham gia dự án thực hiện; bao gồm:

số lượng nguyên vật liệu, thời gian và giá cả có thể tạo thu nhập cao Dự án thành công và được chuyển giao đến những huyện vùng núi khác ở tỉnh Vân Nam Làng Malutang trở thành một địa phương nổi tiếng về mặt hàng thêu truyền thống

Ở trong nước:

“Nghiên cứu qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002) đã đạt được một số kết quả sau:

+ Lập bản đồ ngành nghề thủ công trên toàn quốc

+ Đánh giá hiện trạng các mặt hàng thủ công như: cói, sơn mài, chạm khắc đá

+ Đánh giá hiện trạng các vấn đề nguyên liệu, điều kiện làm việc, tài chính, vốn + Đặc biệt, đưa ra vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Sự hỗ trợ trên các phương diện: hỗ trợ trực tiếp vốn, hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thương mại bình đẳng, năng lực quản lý kinh doanh

Trong nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005) đã phân tích vai trò của làng nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề Dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề đề tài đã đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới

Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà (2005), các tác giả đã nêu một cách tổng quan những xu hướng phát triển của các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam Phân tích các đặc điểm và tác động của sự phát triển làng nghề

Trang 4

phi nông nghiệp và các làng nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là tác động đối với nhóm những hộ nghèo ở nông thôn Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất những kiến nghị trong phát triển và quản lý các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề nhằm giảm nghèo nói riêng và đảm bảo sự phát triển của nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu của TS Lê Cao Thanh đối với nghề gạch thủ công và đồ gốm ở tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2006 toàn tỉnh có 10 làng nghề sản xuất gạch thủ công và đồ gốm Các sản phẩm đều có các đặc điểm riêng biệt và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, vì không có chiến lược thích hợp, các làng nghề chỉ phát triển một cách tự phát Một nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề làm gạch thủ công và đồ gốm đã được thực hiện trong các năm 2005 và 2006 Về cơ bản, nghiên cứu đã đánh giá được các tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ của việc phát triển làng nghề Từ đó đã chỉ ra 8 chiến lược chính để phát triển các làng nghề này ở tỉnh Vĩnh Long Các chiến lược được xem xét và chọn lựa một cách hợp lý dựa trên các điều kiện cụ thể Đồng thời, để thực hiện thành công các chiến lược nói trên cần có sự hỗ trợ về đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường và tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển làng nghề

Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS Hoàng Văn Châu (2006) đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cả những mặt được và chưa được Đã trình bày

rõ quan điẻm và mục tiêu phát triển làng nghề du lịch trong những năm tới để đưa ra giải pháp

và kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch Đặc biệt là trong công trình đã đề xuất phương án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề

TS Nguyễn Vĩnh Thanh đã có nghiên cứu về việc xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng Sông Hồng Trong đó, tác giả đã nêu rõ vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay trên các khía cạnh: thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năng của thương hiệu; quan hệ thương hiệu – sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống Đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thương hiệu, chiến lược phân phối và quảng bá thương hiệu Từ thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, nghiên cứu đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đến

Trang 5

ThS Nguyễn Hữu Thông (2007) đã nêu ra bối cảnh nghề truyền thống ở Việt Nam, vai trò nghề thủ công trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Huế và sự mai một các nghề thủ công truyền thống Tác giả đã đề cập về những hệ quả mà các làng nghề thủ công truyền thống phải đối mặt và đưa ra giải pháp để khắc phục Mặc dù, tác giả đưa ra những nhận định

về thực trạng mai một của các làng nghề truyền thống nhưng chưa tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hệ quả này Những giải pháp chủ yếu tập trung dành cho những doanh nhân trong lĩnh vực này mà thiếu đi những giải pháp về chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển nghề thủ công truyền thống

Nằm trong khuôn khổ dự án “Khung chính sách cho ngành thủ công ở Việt Nam, tập trung vào làng nghề thủ công truyền thống ở năm khu vực di sản thế giới” do Quỹ Korea Funds - Trust tài trợ, với sự điều phối của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn cùng các tỉnh có di sản thế giới, TS Nguyễn Thị Phương Châm và các cộng sự (2009) đã công bố kết quả bước đầu về tiềm năng, thực trạng và những giải pháp cho

sự phát triển nghề thủ công ở Huế trong bối cảnh thành phố di sản Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày bối cảnh chung của Huế và đặc thù nghề thủ công; thực trạng nghề thủ công ở Huế và các giải pháp, trong đó tập trung vào phân tích các nội dung: nguyên liệu, qui trình và công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, nhân lực, môi trường, sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm; quản lý ngành nghề thủ công và mối quan hệ giữa nghề thủ công và

di sản, du lịch Đồng thời, cũng nêu lên các chính sách, các chương trình, dự án, nghiên cứu liên quan đến việc phục hồi và phát triển ngành nghề thủ công ở Huế Nhìn chung, nghiên cứu

về nghề thủ công này khá toàn diện, nhưng hạn chế của nghiên cứu là chưa đánh giá được vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy phát triển ngành nghề thủ công ở Huế

Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề‟ tại Hội thảo „Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Tiềm năng và định hướng phát triển‟ được tổ chức tại Thành phố Huế (6/2009) Ông đã đưa ra được những nhận định về việc bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung ở Việt Nam và chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này Đồng thời, ông đã đưa ra những quan điểm; mục tiêu; định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề theo vùng lãnh thổ; nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề và một số giải pháp thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề Tuy nhiên, hạn chế của bài viết chỉ nêu khái quát tình hình mà chưa có nghiên cứu sâu về thực trạng các làng nghề Do đó, các giải pháp đưa ra cũng chỉ mang tính định hướng

là chính mà không có tính chiến lược cho từng địa phương cụ thể

Năm 2009, trong khuôn khổ nghiên cứu về khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, các tác giả Lê Đức Viên và Võ Thị Phương Ly đã có bài viết về „Một số giải pháp phát triển bền

Trang 6

vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước‟ Các tác giả đã nêu sơ lược quá trình hình thành của làng nghề; vài nét về thực trạng trong đó có phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lao động

và thu nhập, nguồn nguyên liệu, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, những chính sách hỗ trợ của nhà nước và phân tích hạn chế và nguyên nhân; cuối cùng khuyến nghị một số giải pháp phát triển mang tính đột phá

Đánh giá chung:

Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề, làng nghề truyền thống tập trung ở các lĩnh vực chính sau:

+ Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp nông thôn; thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn;

+ Hai là, nghiên cứu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và những vấn đề môi trường tác động đến làng nghề;

+ Ba là, nghiên cứu về tình hình SXKD của làng nghề, làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm… trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình Đặc biệt là nghiên cứu phát triển bền vững các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên cơ sở gắn kết 03 nội dung kinh tế - xã hội - môi trường trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay

2.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và kinh nghiệm thực tế về hiệu quả kinh tế,

xã hội của các làng nghề từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển làng nghề

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình

- Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các nghề truyền thống và nghề mới trên địa bàn 8 huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và thành phố Thái Bình

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển làng nghề trên địa bàn Thái Bình giai đoạn 2008 - 2013 Bên cạnh đó, luận văn cũng có tham khảo kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương khác

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau)

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thống kê, phân tích tổng hợp và xử lý

số liệu, tổng kết kinh nghiệm

5 Những đóng góp của luận văn

- Luận văn đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của làng nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề và các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững làng nghề

- Luận văn thể hiện được thực trạng phát triển các làng nghề ở tỉnh Thái Bình hiện nay; thấy được rằng để có thể phát triển bền vững các làng nghề cần phải nỗ lực vươn lên, đồng thời cần có sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đối với

sự phát triển của hệ thống làng nghề

- Giải pháp phát triển làng nghề có ý nghĩa trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở Thái Bình đến năm 2020

- Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý các làng nghề trên địa bàn Thái Bình

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của

Đề tài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008 - 2013

Chương 3: Giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2020

Trang 8

Reference

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I TIẾNG VIỆT

1 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, Nghị quyết số 01/BTV, khóa XVI về phát triển nghề

và làng nghề

2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Đề tài nghiên cứu khoa học, (2003) “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành

nghề thủ công theo hướng CNH,HĐH nông thôn Việt Nam”

3 Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi

trường, NXB Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội

4 Nguyễn Như Chung, Luận án Tiến sĩ, “Quá trình hình thành chính sách thúc đẩy phát

triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh”

5 Chương trình khoa học cấp Nhà nước, Đề tài KC.0809, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và

thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”

6 Đảng bộ tỉnh Thái Bình, “Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII”

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, XI”

8 Học viện Tài chính - Bộ Tài chính, Đề tài khoa học (2004), “Hoàn thiện các giải pháp

kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề ở nông thôn vùng đồng

bằng sông Hồng”

9 Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở

vùng ven thủ đô Hà Nội”

10 Dương Bá Phượng (2001), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công

nghiệp hóa”, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội

11 Vũ Quốc Tuấn (2001) , “Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước”, Nxb Tri thức,

Hà Nội

12 Viện Kinh tế học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Đề tài cấp Bộ (1999), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình

công nghiệp hóa”

13 Viện Kinh tế Việt Nam, “Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”

14 Bùi Văn Vượng (1998),“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” NXB Văn hóa dân

tộc, Hà Nội

Trang 9

15 Bùi Văn Vượng (2002), Đề án phục hồi làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa

thông tin, Hà Nội

16 Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong

quá trình CNH, HĐH ”

17 Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ (2014) Từ

điển Tiếng Việt, NVB Từ điển bách khoa

18 Sở công thương Thái Bình (2012) – Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển công

nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình

19 Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình (2013) – Báo cáo thực trạng và định hướng phát

triển công nghiệp bảo quản, chế biến, kinh doanh nông lâm sản tỉnh Thái Bình

20 Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình (2010) - Quy hoạch phát triển ngành nghề nông

thôn Thái Bình đến năm 2020

21 Làng nghề Thái Bình, tiềm năng và hội nhập ( sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

tỉnh Thái Bình)

22 Giới thiệu về làng nghề truyền thống tỉnh Thái Bình (sở Nông nghiệp và phát triển

nông thôn tỉnh Thái Bình)

II CÁC WEBSITE

1 Báo điện tử Thái Bình, www.thaibinh.gov.vn

2 Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ công thương, www.tmmt.gov.vn

3 Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, www.hrpc.com.vn

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w