Phát triển nguồn nhân lực tỉnh ninh bình

8 1.2K 39
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình Bùi Duy Liệu Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực; Ninh Bình; Lực lượng lao động. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Trước đây, trong các nhân tố sản xuất truyền thống như: đất đai, lao động, vốn thì đất đai được coi là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. Song, ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên. Chính nguồn nhân lực mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhờ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thế giới đã và đang trỏ thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học – công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế tri thức. Ninh Bình là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, với diện tích tự nhiên là 1378,1 km 2 , dân số năm 2012 là 915.945 người. Kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nghèo, cơ cấu kinh tế chậm được chuyển dịch. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do trình độ dân trí thấp, trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn chế. Trong thời gian qua, cùng với cả nước, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm tiếp tục phát triển nguồn nhân lực nhưng nhìn chung vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế trên, nên tôi chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình" để nghiên cứu là thiết thực, nhằm nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, thực trạng từ đó có những giải pháp để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Bình, đồng thời cũng phù hợp với chuyên ngành mà bản thân được đào tạo là kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở nước ta các nhà khoa học đã có những hoạt động sôi nổi về nghiên cứu vấn đề con người. Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển nhanh,bền vững kinh tế-xã hội đất nước, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết đã thể hiện quan điểm coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và sự cần thiết phải đầu tư vào việc bảo toàn, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên này, lấy đó làm đòn bẩy để phát triển kinh tế, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những bài viết, những công trình khoa học đó được đăng trên các sách báo, tạp chí, đó là những bài viết về: "Xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa, tiếp tục thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn lực con người Việt Nam" của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (đăng trên Tạp chí phát triển giáo dục 4/1998); "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn (Triết học số 2 - 1994); "Nguồn lực con người, nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Phạm Ngọc Anh (Nghiên cứu lý luận, số 2 - 1995); "Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của TS Bùi Sĩ Lợi (Nhà xuất bản chính trị, quốc gia Hà Nội 2002); "Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Đình Hòa (tạp chí triết học số 1 - 2004); "Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta" (NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1996); "Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996); "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" (NXB Giáo dục - 2002)… Đặc biệt là công trình khoa học cấp Nhà nước KX-05 "Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI" (11/2003). Đề tài này có những công trình đáng chú ý như: "Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI" của TSKH Lương Việt Hải; "Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI" của TS Nguyễn Hữu Dòng; "Một số những thay đổi của quản lý nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong cơ chế thị trường" của TS Vũ Hoàng Ngân… Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Hầu hết các đề tài đã tập trung nghiên cứu các phương diện khác nhau của sự phát triển con người Việt Nam và đề xuất những giải pháp để phát huy nguồn lực con người, từ giáo dục - đào tạo đến giải quyết việc làm, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Ngoài những công trình đó còn rất nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu khác đã đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song những công trình đi sâu, phân tích để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình chưa được đề cập nhiều. Qua luận văn này tác giả hy vọng đóng góp một cố gắng nhỏ bé, bước đầu của mình vào việc nghiên cứu, đưa ra những giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở Ninh Bình. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: - Tại sao phải phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình? - Ninh Bình cần phải làm gì để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực? 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích lý luận về tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn việc phát triển NNL, luận văn làm rõ yêu cầu, xu hướng phổ biến để phát triển NNL của đất nước. Từ đó giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL ở Ninh Bình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NNL và phát triển nguồn nhân lực. Phân tích thực trạng và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển NNL tại tỉnh Ninh Bình Dựa trên cơ sở phân tích những ưu điểm, những hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa để phát triển NNL của tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung việc phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013. + Về mặt không gian: Nội dung trên được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013. + Về mặt thời gian: Các giải pháp đề xuất để phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa trong thời gian 2014 – 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu + Cơ sơ ̉ lý luận Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các luận điểm khoa học của các nhà khoa học về những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn. + Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nó cho phép phân tích một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như: hiện trạng của việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Bình, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. - Phương pháp duy vật lịch sử: Dựa trên các phạm trù khoa học, các khái niệm, quan điểm và sự vận động phát triển của kinh tế - xã hội để nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập tài liệu (tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp). - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp tổng hợp số liệu. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL trong mối quan hệ với sử dụng NNL. Phân tích đánh giá khách quan những thành công và hạn chế,nguyên nhân hạn chế của phát triển nguồn nhân lực Ninh Bình thời gian qua. Trên cơ sở những phương hướng luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản để phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL của Ninh Bình. Góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống tại tỉnh Ninh Bình. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập ở các Trường Trung học chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 phần: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn cấp tỉnh; Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013; Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014 – 2020. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2013), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội. 3. Báo điện tử tỉnh Ninh Bình. 4. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (đồng chủ biên) (2008), Giáo trình Kinh tế NNL, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 5. Chất lượng dân số - Quà tặng cho thế hệ sau (14/9/2006), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Mai Quốc Chính, Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đấtnước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 7. Cục Thống kê Ninh Bình (2011),( 2012) Niên giám thống kê Ninh Bình 2013. 8. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Hồ Anh Dũng, Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 10. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Văn kiện Đại hội lần thứ XIX, 2006; 11. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Văn kiện Đại hội lần thứ XX, 2010; 12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; 13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; 15.Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Giáo Dục Việt Nam. 16. Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 17. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 18. Hướng nghiệp - đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Báo giáo dục thời đại, (08/6/2006). 19. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Kết quả điều tra lao động, việc làm “Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (21/11/2013). 21. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đàotạo, kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; 23. Huy Lê, Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao, Báo Nhân Dân, (28), 09/7/2006; 24. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 25. C.Mác, Tư bản, Quyển I (1998), Tập I, NXB Sự thật, Hà Nội. 26. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội. 27. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 28. Phạm Thành Nghị (2004), Vũ Hoàng Ngân, Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Giáo dục, Điều 13, 2005; 30. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 31. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; 32. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, NXB Thế giới, Hà Nội. 33. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2010), Thông tin chuyên đề giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2010 – 2015. 37. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (2010), Tầm nhìn Việt Nam 2020 và định hướng chiến lược đến năm 2010, (tài liệu tham khảo), Hà Nội. 38. Ban Khoa giáo Trung ương, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2010 – 2015. 39. Đặng Hữu (Chủ biên), Đinh Quang Ty, Hồ Ngọc Luật (2009), Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. . tục phát triển nguồn nhân lực ở Ninh Bình. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: - Tại sao phải phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình? - Ninh Bình cần phải làm gì để tiếp tục phát triển nguồn. nghiên cứu như: hiện trạng của việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Ninh Bình, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. - Phương pháp duy vật lịch. về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn cấp tỉnh; Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013; Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan