Đành rằng, nếu chỉ có người dân tin tưởng, tôn trọng và tuân thủ pháp luật không thôi thì cũng chưa đủ để có thể đưa pháp lụât vào cuộc sống một cách toàn diện được, mà nó còn đòi hỏi từ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2007
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật
Mã số : 603801
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ
HÀ NỘI - 2007
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4
1.1 Cơ sở lý luận - Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay 4
1.1.2 Khái niệm và hình thức thực hiện pháp luật BVMT 14 1.1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật BVMT 14 1.1.2.2 Hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường 15 1.1.2.3 Chủ thể của pháp luật bảo vệ môi trường 23 1.1.2.4 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và cấp độ bảo vệ môi trường 28
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở PHƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Hiện trạng môi trường tại một số phường ở Hà Nội 31
2.1.1 Hiện trạng môi trường ở Hà Nội 31
2.1.2 Hiện trạng môi trường ở 4 phường - Địa bàn nghiên cứu của luận văn 38
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật BVMT tại một số phường ở Hà Nội 41
2.2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật BVMT ở 4 phường địa bàn nghiên
cứu của luận văn
44
Trang
Trang 4c Phường Văn Chương 56
2.3 Những ưu điểm đạt được: Tình hình chung chú ý tới 4 phường
nghiên cứu chính
58
2.3.1 Những tồn tại – phân tích hạn chế, nguyên nhân 60
a Trong việc ban hành, phổ biến pháp luật BVMT 60
b Trong việc thực hiện pháp luật BVMT 63
c Những bất cập trong các quy định pháp luật về Thẩm quyền của
cải thiện chất lượng môi trường ở cộng đồng
79
2.4.7 Tại sao cần có sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề thực hiện
pháp luật BVMT
81
2.4.8 Các loại hình tham gia của cộng đồng 84
2.4.9 Tính hiệu quả từ việc tham gia của cộng đồng 84
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Trang 53.1 Đánh giá chung 90
3.1.1 Rút ra từ thực trạng vấn đề thực hiện pháp luật BVMT ở cấp phường
tại đô thị hiện nay
90
3.1.2 Rút ra từ vai trò của sự tham gia của cộng đồng 94
3.2 Đề xuất một vài biện pháp 95
3.2.1 Công tác xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luật BVMT 95 3.2.2 Tăng cường và nâng cao hiệu quả của sự tham gia của cộng đồng
trong việc thực hiện pháp luật BVMT nhằm cải thiện chất lượng môi
Trang 6MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển Sự ô nhiễm, suy thoái và những biến cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối mặt với vấn đề môi trường Môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: rừng, đất, biển, khoáng sản vốn giàu có, đa dạng và phong phú của nước ta đang ngày một cạn kiệt và giảm nhanh Khằng định quyết tâm bảo vệ môi trường của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Điều 29, Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”
Pháp luật bảo vệ môi trường chỉ thực sự có ý nghĩa khi được tôn trọng, tuân thủ trong cuộc sống, các quy định của pháp luật phải phù hợp với cuộc sống Đành rằng, nếu chỉ có người dân tin tưởng, tôn trọng và tuân thủ pháp luật không thôi thì cũng chưa đủ để có thể đưa pháp lụât vào cuộc sống một cách toàn diện được, mà nó còn đòi hỏi từ phía Nhà nước, nơi đề ra và tổ chức thực thi pháp luật và ngược lại nếu chỉ có Nhà nước tổ chức thực hiện, phổ biến pháp luật mà không được sự đồng tình, đóng góp của người dân, cộng đồng thì việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường không thực sự hiệu quả, đặc biệt trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân,
vì dân”, đảm bảo nguyên tắc của phát triển bền vững
Lựa chọn đề tài:
Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu chuyên ngành lý luận, trên cơ sở lý luận môn học xã hội học công dân và điều tra xã hội học – Chuyên ngành
lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật
Công việc hiện tại đang nghiên cứu mô hình cải thiện điều kiện môi trường với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
Trang 7 Nắm bắt hiện trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở 4 phường của
Hà Nội, từ đó đánh giá mức độ, tính hiệu quả, tính khả thi của pháp luật bảo vệ môi trường Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để công tác thực thi pháp luật bảo vệ môi trường càng ngày khả thi hơn – Có nghĩa là pháp luật
đi vào cuộc sống và cuộc sống trong pháp luật
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo
vệ môi trường Tuy nhiên luận văn này được nghiên cứu trong thời điểm hiện nay thực trạng môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xuống cấp nghiêm trọng của môi trường, từ đó đề xuất giải pháp thực thi pháp luật bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp phường trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 2005, huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Khu vực địa lý của nghiên cứu (4 phường ở Hà nội)
Giới hạn: thời gian từ năm nào đến năm nào? (Từ khi có PLBVMT)
5 CƠ SỞ KHOA HỌC
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách của quốc gia, phổ biến quy trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn này là phương pháp trình bày và phân tích Trước hết bài trình bày những lý thuyết và sau đó là phân tích thực trạng và chứng minh bằng số liệu thực tế Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong bài luận văn này Cụ thể là bài luận văn này trình bày trước hết về thực trạng vấn đề thực hiện pháp luật Bảo vệ môi trường tại ở cấp Phường tại Hà Nội, khái niệm và cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường ở Hà Nội Từ đó những kết quả phân tích cũng được đưa ra
Trang 8Các số liệu minh hoạt trong bài luận văn được lấy từ những nguồn khác nhau như trong các báo cáo, các bài báo, các ấn phẩm công cộng Các số liệu thứ cấp này có thể không thực sự chính xác, do đó có tác giả cũng có những điều tra cơ bản thông qua các bảng hỏi hoặc phỏng vấn để phân tích kỹ hơn cũng như đánh giá được tác động của các kết quả đầu ra
7 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng
là vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Thực tế đó
đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu đề tài Đồng thời cũng chính là khó khăn lớn đối với tác giả khi nghiên cứu đề tài vì sẽ không tránh khỏi
sự trùng lặp về vấn đề lý luận cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi trong giới khoa học pháp lý Mặc dù vậy dựa trên những nghiên cứu về mặt lý luận tìm hiểu thực tiễn có thể thấy những điểm mới của luận văn là:
- Góp phần khẳng định những giá trị chung về bản chất, các yếu tố cơ bản
để pháp luật bảo vệ môi trường có tính khả thi
- Đưa ra mô hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại cấp phường với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
- Tìm ra những bất cập của việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay
- Điểm mới quan trọng của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực tế của việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường Luận văn đưa ra một vài giải pháp để việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam và toàn cầu
8 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn này bao gồm phần mở đầu và 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở cấp phường và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao vai trò cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Cuối cùng là phần kết luận
Tác giả mong nhận được những nhận xét cũng như những đóng góp quý báu
để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường có tầm quan trọng to lớn đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhân loại Ngày nay vấn đề môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu, là thách thức to lớn đối với mỗi quốc gia và đối với toàn nhân loại Giải quyết vấn đề toàn cầu đòi hỏi tiến hành hàng loạt biện pháp, với các phương tiện, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật
là một phương tiện cần thiết nhất Xuất phát từ nhận thức này, từ năm 1993 Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và đến năm 2005 Luật bảo vệ môi trường mới được ban hành và thay thế Luật năm 1993
1.1 Cơ sở lý luận - Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay
Trong các thập kỷ trước, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên, môi trường không phải là vấn đề quan trọng Các Quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên thiên nhiên để công nghiệp hoá, để phát triển và vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động Chỉ đến khi phải đối mặt với sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự mất cân bằng sinh thái
và những thiệt hại mà thiên nhiên gây ra thì vấn đề bảo vệ môi trường mới nổi lên như một thách thức xã hội Vấn đề tất yếu là cần phải có những chế tài nhằm hạn chế, duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường Luật Môi trường
ra đời như là biện pháp giải quyết thách thức đó
Tại Việt Nam, Luật Môi trường phát triển tương đối muộn được chia thành hai thời kỳ trước và sau thời kỳ đổi mới điều này xuất phát từ yếu tố lịch
sử cũng như vấn đề phát triển kinh tế xã hộị của quốc gia
Trước thời kỳ đổi mới năm 1986, vấn đề quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước là nhằm phục hồi nền kinh tế xã hội sau chiến tranh thúc đẩy mọi nguồn
Trang 10lực sản xuất thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội Trong thời kỳ này các biến động xấu của thiên nhiên do huỷ hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao,
sự ô nhiễm tại các khu vực thành thị là không nhiều vì các phương tiện giao thông còn ít…Chính vì vậy, các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước chứ chưa nhằm vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường và nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập đến vấn đề môi trường Một số văn bản khác do Chính phủ tuy không chính thức điều chỉnh các vấn đề môi trường song cũng có thể coi là có liên quan đến vấn đề môi trường Đó là Nghị quyết 36/CP ngày 11/3/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/9/1966 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/9/1972 Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là việc coi bảo vệ môi trường là đòi hỏi hiến
địn, cụ thể được quy định tại điều 36 Hiến pháp 1980 “Các cơ quan nhà nước, xí
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ cải tạo môi trường sống” ”[5]
Giai đoạn 1986 đến nay, khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70
và đầu những năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng, điều này đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Nền kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực, trong số đó có suy thoái môi trường, vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng
Trang 11mọi giá nên các nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi, hậu quả là môi trường bị suy thoái nghiêm trọng Quá trình đô thị hóa dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng đã làm tăng sức ép môi trường ở các khu vực đô thị Số lượng máy móc thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với 10 năm trước đó Lượng khí thải từ các máy móc thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất là môi trường đô thị bị ô nhiễm
Với những nguyên nhân trên đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một thách thức lớn của xã hội Trên cơ sở Hiến pháp 1992, ngày 27/12/1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ môi trường, với 7 chương, 55 điều Luật này đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 sửa đổi và thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 – Đây là nguồn cơ bản nhất của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành
Như vậy sự ra đời của Luật bảo vệ Môi trường đã cho thấy tính toàn diện
và hệ thống hơn, trong các quy định của Luật đã đề cập đến hầu hết các yếu tố và vấn đề của môi trường và bảo vệ môi trường từ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trường Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cũng đã được ban hành để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật về môi trường Các quy định đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường, đảm bảo tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật với các quy định trong công ước quốc tế
Luật bảo vệ môi trường là cơ sở lý luận quan trọng, đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người dân trong việc thực hiện pháp luật môi trường, có nghĩa là làm tốt việc bảo vệ môi trường chung của quốc gia Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng
Trang 12tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt Nam với các quy định trong công ước quốc tế
mà Chính phủ Việt Nam đã ký trước các quy định của pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể Hiệu lực của các quy định của pháp luật môi trường được nâng cao do Nhà nước sử dụng nhiều các văn bản luật Đây là những điều kiện tiền đề rất thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực môi trường Chính vì lý do này nên các quy định của pháp luật môi trường đã phát huy được tác dụng của chúng trong thực tế
Để cụ thể hóa Luật bảo vệ môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường
và Nghị định số 81 ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngoài Luật bảo vệ môi trường còn có các luật đơn hành về lĩnh vực khác, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, song có chứa đựng một số quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:
Luật khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/3/1996 là đạo luật đơn hành khác mà chúng ta cần phải
kể đến nếu xét ở góc độ bảo vệ môi trường Điều 16 Luật khoáng sản quy định rõ các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động khai khoáng phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường Khai khoáng là một trong những hoạt động của con người có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường Vì vậy, tuy được ban hnàh để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản song Luật này chứa đựng khá nhiều các quy định về bảo vệ môi trường
Trang 13 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 30/6/1989 cũng là văn bản pháp luật đơn hành có chứa nhiều quy định về bảo vệ môi trường
Bộ luật dân sự (điều 268, điều 275 và điều 720 là các quy phạm pháp luật môi trường Các quy định trong các điều kể trên gắn việc sử dụng, định đoạt, sở hữu với nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ phát triển rừng năm 1991
Luật dầu khí năm 1993; 2000
Luật đất đai 1993; một số điều sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 1998; 2000; 2001; Luật đất đai 2003
Luật tài nguyên nước 1998
Bộ luật hình sự 1999 quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi xâm hại các yếu tố của môi trường như tội làm ô nhiễm không khí, tội làm ô nhiễm đất, tội làm ô nhiễm nguồn nước ( tại chương XVII – Các tội phạm
về môi trường)
Luật thủy sản 2003 thay thế Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 1989
Các văn bản dưới luật:
Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ hanh hành ngày 25/6/1996
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 08/8/2001 (thay thế Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 1993)
Pháp luệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
Nghị quyết 246/HĐBT ngày 20/9/1985 về việc đẩy mạnh công tác điều tra
cơ bản sử dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ môi trường
Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 ban hành điều lệ vệ sinh
Nghị định số 175/CP ngày 18/01/1994 hướng dẫn thi hành Luật môi trường; Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định 175CP
Trang 14 Nghị ssịnh số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục động thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992
Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng (thay thế Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992 và Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996)
Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996)
Bên cạnh các văn bản của Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản về môi trường Chẳng hạn, Quyết định số 1604/QĐ/MTg ngày 22/9/1994 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường về việc tăng cường trang thiết bị cho các trạm quan trắc môi trường; Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư; Thông tư số 02/2001/TT-BKHCNMT ngày 15/2/2001 về ban hành tiêu tuẩn các
dự án công nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị viễn thông, xử lý ô nhiễm môi trường hoặc xử lý chế biến các chất thả thuộc Dự án đặc biệt khuyến khích đầu
tư là những văn bản có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của pháp luật môi trường
Như vậy, pháp luật bảo vệ môi trường là toàn bộ các quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như đã được nêu ở trên – Trong đó quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Bảo vệ môi trường vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ và trách
Trang 15nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân Nhà nước ta đã coi vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những quyết sách quan trọng nhằm bảo đảm quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của tổ chức, công dân trong đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
1 1.1 Khái niệm môi trường
“Môi trường” của một vật thể, hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường Nói đến môi trường tức
là nói tới môi trường của một vật thể, một sự kiện nhất định Khái niệm chung như vậy về môi trường được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu về các cơ thể sống người ta quan tâm tới “Môi trường sống”, đó là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cơ thể này Đối với con người thì môi trường quan trọng nhất là
“Môi trường sống của con người”, đó là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người Thuật ngữ “Môi trường” thường được dùng một cách phổ biến để nói “môi trường sống của con người” Lúc nói vấn đề môi trường của thời đại, chiến lược “môi trường” của quốc gia, chất lượng “môi trường” của địa phương là nói về môi trường sống của con người
Tùy theo nội dung nghiên cứu môi trường sống của con người, gọi tắt là môi trường, còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo
và môi trường xã hội Sự phân chia này chỉ để phục vụ nghiên cứu, phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường
Trang 16Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, công viên, sông đào, hồ ao,các công trình thủy lợi, hệ thống đường giao thông (đường sắt, đường bộ), nhà máy, khói bụi và chất thải từ nhà máy ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Trong khoa học môi trường, còn phân biệt môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo nghĩa hẹp
Môi trường khi hiểu theo một nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, là không gian sống của con người và các loài sinh vật, Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống
Trang 17và hoạt động sản xuất của con người, Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
Môi trường hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố môi trường thiên nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng sống của con người, không xem xét tài nguyên thiên nhiên trong đó
Theo quy định tại điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và được sửa đổi ngày
29/11/2005 định nghĩa môi trường như sau “Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên”
[7] Như vậy, theo định nghĩa này thì con người đã trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên
Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất Trong số đó những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các
hệ thực vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng hơn cả Những yếu tố này được coi
là những yếu tố cơ bản của môi trường Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người Con người chỉ có thể tác động tới chúng ở trong chừng mực nhất định
Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình như hệ thống
đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hóa kiến trúc mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng nên
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người và sinh vật, đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và của toàn
Trang 18nhân loại Môi trường trong sạch, lành mạnh là điều kiện vô cùng cần thiết cho sức khỏe, cho việc duy trì và phát triển giống nòi của con người và sinh vật Môi trường được giữ gìn tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết, an toàn cho sự phát triển các ngành sản xuất – kinh doanh, giúp cho việc phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt
là những yếu tố mang tính tự nhiên như: nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia Việc môi trường bị hủy hoại diễn ra do nhiều yếu tố khác nhau Mỗi yếu tố của môi trường chịu sự tác động của một hoặc một vài yếu tố khác nhau đồng thời cũng chịu sự tác động trực tiếp lẫn nhau Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sống của con người cần phải kể đến việc gây ô nhiễm, việc đô thị hóa, phát triển công nghiệp, phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi
Trước những nguy cơ đe dọa đến môi trường, vấn đề thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, nhằm hạn chế các hành động, hoạt động của con người tác động xấu đến môi trường
1.1.2 Khái niệm và hình thức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
1.1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật BVMT
Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường là hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đưa các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường vào cuộc sống Nói cách khác, đó là quá trình vật chất hoá, hiện thực hoá các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường Như vậy thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường luôn là hoạt động có ý thức và có mục đích rõ ràng
Trang 191.2.2.2 Hình thứn thực hiện pháp luật BVMT
Về lý luận và thực tiễn, do Nhà nước ban hành nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản khác nhau nên việc thực hiện pháp luật được tiến hành dưới nhiều hình thức Khoa học pháp lý nước
ta đã đưa ra bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật (hay tuân theo pháp luật), chấp hành pháp luật ( hay thi hành pháp luật), sử dụng pháp luật
và áp dụng pháp luật Cả bốn hình thức thực hiện pháp luật này quan hệ gắn bó với nhau và hiệu quả của chúng đều phụ thuộc vào bốn điều kiện cơ bản: trình
độ phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; sự trong sạch và tinh thông của bộ máy nhà nước và trình độ ý thức pháp luật của cá nhân, của các nhóm xã hội và của cả xã hội
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật là tự kiềm chế mình để không thực hiện những
hành vi mà pháp luật cấm Các quy phạm pháp luật ngăn cấm quy định những điều không được làm Khi các chủ thể pháp luật có ý thức tự kiềm chế mình
để không làm điều pháp luật cấm Sự tự kiềm chế này phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hoá nói chung và trình độ ý thức pháp luật nói riêng của mỗi cá nhân Nếu trình độ ý thức pháp luật của mỗi cá nhân cao thì cá nhân đó luôn luôn có ý thức tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm Ngược lại khi trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thấp thì sự kiềm chế một cách tự giác của cá nhân không thể diễn ra thường xuyên, thậm chí
có lúc cá nhân đó cũng không thể tự kiềm chế mình được dẫn đến vi phạm pháp luật
Thứ hai, chấp hành pháp luật là các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ
pháp lý mà pháp luật đã quy định bằng những hành vi tích cực Nghĩa vụ pháp lý là sự cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật nhằm đáp ứng lợi ích của Nhà nước, xã hội và các cá nhân khác trong những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống cụ thể mà pháp luật đã dự liệu từ trước Nghĩa vụ pháp
Trang 20lý được quy định trong các quy phạm pháp luật bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Các quy phạm pháp luật bắt buộc chỉ được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất thông qua những hành vi tích cực có ý thức tự giác của các chủ thể pháp luật Nhà nước yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân không những thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình mà còn thực hiện các nghĩa vụ đó một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất Điều đó chỉ có thể đạt được khi có trình độ ý thức pháp luật cao của cá nhân, các nhóm xã hội và của toàn xã hội Bất cứ hành vi nào trốn tránh nghĩa vụ pháp lý hoặc thực hiện nghĩa vụ pháp lý không đầy đủ đều bị coi là vi phạm pháp luật và chủ thể của nó phải bị nghiêm trị theo pháp luật
Thứ ba, sử dụng pháp luật là thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định
trong giới hạn cho phép của pháp luật Quyền pháp lý là khả năng mà pháp luật trao cho mỗi cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân được tiến hành những hành vi nhất định trong phạm
vi, giới hạn cho phép của pháp luật khi họ ở vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà pháp luật đã trù tính từ trước Quyền pháp lý được quy định trong các quy phạm pháp luật trao quyền (hay quy phạm pháp luật cho phép)
và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Nhà nước cũng yêu cầu các chủ thể pháp luật phải thực hiện các quyền pháp lý một cách đúng đắn, có nghĩa là chỉ được tiến hành những hành vi nhất định trong phạm vi, giới hạn cho phép của pháp luật Và điều này cũng chỉ có thể đạt được khi tồn tại một trình độ ý thức pháp luật cao của cá nhân, các nhóm xã hội và của toàn xã hội Bất cứ hành vi nào được thực hiện có ý thức mà vượt quá phạm vi, giới hạn cho phép của pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật
và chủ thể của nó phải bị xử lý theo pháp luật
Trang 21 Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cụ thể Về thực chất, áp dụng pháp luật chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền nhằm tổ chức cho các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và các cá nhân khác thực thi các quy phạm pháp luật một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất Đây là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổng hợp, trong đó có cả ba hình thức thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật Nhà nước đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật phải áp dụng các quy phạm pháp luật hiện hành một cách đúng pháp luật vào từng trường hợp cụ
thể, đối với những cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cụ thể Cụm từ “đúng
pháp luật” ở đây có nghĩa là phải theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung mà
pháp luật đã quy định nhằm bảo đảm tính hợp lý, hợp tình và chính xác Ở đây, mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, sự trong sạch và vững mạnh của bộ máy nhà nước, trình độ cao của ý thức pháp luật đóng vai trò quyết định tới hiệu quả áp dụng pháp luật Bởi vậy, tạo lập và nâng cao không ngừng ba tiền đề, điều kiện đó là nhiệm vụ chung của cả Nhà nước và xã hội Tuy nhiên, nếu hiểu khái niệm “thực hiện pháp luật” như trên thì chưa phản ánh hết nội dung, thực chất của vấn đề Trên thực tế, hình thức hoạt động thực hiện pháp luật phong phú, đa dạng và phức tạp hơn Bởi vậy, nên hiểu khái
niệm “thực hiện pháp luật” theo nghĩa rộng, tức là không chỉ gồm bốn hình thức
là tuân theo pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, mà còn là các hình thức hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước Nội dung các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật cũng khá phong phú,
Trang 22đa dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu là các hoạt động triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của chính mình và việc áp dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật – pháp lý nhằm bảo đảm cho hoạt động đó có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý nhà nước Cụ thể là những hoạt động sau: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật, huy động sức người sức của để thực thi pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý các vi phạm pháp luật theo pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật do chính mình ban hành và kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hiện hành do các cơ quan nhà nước khác ban hành; tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước mà mình đảm nhiệm
Từ những trình bày ở trên có thể khái quát nội dung thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường như sau:
Tuân theo pháp luật bảo vệ môi trường (hay tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường), tức là các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi mà pháp luật bảo vệ môi trường cấm Nhà nước yêu cầu các chủ thể pháp luật phải luôn luôn tự kiềm chế mình một cách chủ động và tự giác trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống luật định mà bản thân mình đang gặp phải để không thực hiện những hành vi bị pháp luật ngăn cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tránh tình trạng do sợ bị pháp luật trừng phạt mà phải tự kiềm chế mình
Chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường (hoặc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường) – các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng những hành
vi tích cực mà pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định Nhà nước bắt buộc mọi chủ thể pháp luật không những phải thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường bằng hành vi tích cực của mình, mà còn thông qua hành vi tích cực
Trang 23ấy thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hay suy thoái môi trường; yêu cầu mọi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đều bị xử lý theo pháp luật
Sử dụng pháp luật bảo vệ môi trường – các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền mà pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định Nhà nước yêu cầu mọi
cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện các quyền pháp lý của mình trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh hay phục vụ các nhu cầu, lợi ích khác cho nhân dân phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; mọi hành vi thực hiện các quyền pháp lý đó vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật bảo vệ môi trường đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Các thành phần môi trường ở đây, theo quy định tại Điều 2 Luật
bảo vệ môi trường được hiểu là “Là những yếu tố tạo thành môi trường:
không khí, nước, đất, âm thành, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác [7]
Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường - hoạt động của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nhằm vận dụng các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành trong từng trường hợp cụ thể, đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức
cụ thể Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân
Trang 24được Nhà nước trao quyền phải vận dụng các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách đúng đắn, chính xác, hợp lý, hợp tình, công bằng, khách quan không chỉ trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường, mà còn trong trường hợp xử lý các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được Nhà nước trao quyền trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, huy động sức người, sức của của toàn xã hội để thực thi pháp luật bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do chính mình ban hành và kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Ngoài ra, còn là các hoạt động tham gia tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân
Theo Luật bảo vệ môi trường khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu là căn cứ để xác định một hành vi gây ô nhiễm môi trường hay không Căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trong định nghĩa trên, chúng ta thấy không phải bất cứ hành
vi nào làm thay đổi tính chất của môi trường đều bị coi là hành vi gây ô nhiễm
Để một hành vo tác động đến môi trường bị coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí: 1) Thay đổi tính chất của môi trường; 2) đồng thời phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường
Sự thay đổi tính chất môi trường được hiểu là sự thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học của môi trường Ví dụ như sự thay đổi nồng độ ô xy, nồng độ khí
Trang 25các bon, nồng độ bụi trong không khí, làm cho tính chất môi trường của không khí thay đổi
Hành vi làm cho môi trường trở thành độc hại hoặc trạng thái môi trường
bị thay đổi phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường Các tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép nhằm đánh giá những hành vi và trạng thái môi trường
Như vậy, khái niệm ô nhiễm môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hành vi gây ô nhiễm Tuy nhiên, để xác định được hành vi và tính chất trái pháp luật của nó cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần phải xác định được hành vi đó đã gây hại cho môi trường ở mức nào Các tiêu chuẩn môi trường là những tiêu chí quan trọng cho hành vi gây ô nhiễm Một hành vi bị coi là gây ô nhiễm môi trường hoặc một trạng thái môi trường bị coi là ô nhiễm khi nó làm thay đổi thành phần của môi trường, làm cho môi trường vượt quá những tiêu chuẩn quy định, tức là những chỉ số mà pháp luật chấp nhận được căn cứ vào ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe của con người và hệ sinh thái Do đó, nếu pháp luật chưa quy định tiêu chuẩn môi trường theo hướng xấu thì một hành vi làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi ở khu vực đó khó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường
Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là một dạng vi phạm pháp luật và vì vậy chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý Điểm đặc biệt về vi phạm pháp luật về môi trường là việc xác định hành vi vi phạm và hậu quả vi phạm thường gặp những khó khăn do tính chất và phạm vi rộng lớn của môi trường Chằng hạn, xác định vi phạm pháp luật giao thông hay một vi phạm pháp luật hợp đồng thì dễ hiểu hơn nhiều so với một vi phạm pháp luật về phòng chống ô nhiễm Vi phạm pháp luật môi trường trong đa số trường hợp chưa để lại hậu quả trực tiếp, ngay lập tức và có thể định lượng được Vi phạm pháp luật môi trường cũng có những dấu hiệu của nó về mặt khách quan và chủ quan trong đó có mức
Trang 26độ thiệt hại Do việc xác định mức độ thiệt hại đòi hỏi những quy trình phức tạp cho nên một cá nhân thông thường, với chỉ riêng hiểu biết của mình thì khó phát hiện ra Việc vi phạm và tính chất của vi phạm pháp luật môi trường thường được xác định thông qua hoạt động thanh tra
Trên thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nhưng tồn tại phổ biến là các dạng sau đây:
Không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường như không nộp hoặc nộp không đúng thời hạn quy định báo cáo đánh giá tác động môi trường; không thực hiện hoăc thực hiện không đúng các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định hoặc giấy phép về môi trờng
Vi phạm các quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quí hiếm; vi phạm về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hóa chất độc hại
Vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm như vi phạm về phòng tránh sự cố về môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí, vi phạm quy định về bảo vệ chất phóng xạ
Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như vi phạm về vận chuyển
và xử lý chất thải, rác thải, vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung
Môi trường khi đã bị biến đổi mạnh bởi quá trình phát triển thường khó có thể tự lấy lại cân bằng Để môi trường có thể trở lại trạng thái cân bằng đòi hỏi phải có sự can thiệp của con người một cách có ý thức Mức độ quan trọng, bình diện rộng cũng như sự phức tạp của vấn đề môi trường cần đến hoạt động của Nhà nước trong việc quản lý môi trường Như vậy, quản lý nhà nước về môi
Trang 27trường là toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý về môi trường của nhà nước Các hoạt động này đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong một môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
Việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân ở nước ta hiện ta có ý nghĩa thực tiễn quan trọng Bởi vì, một trong những yếu tố bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đó là việc bảo đảm tính khả thi các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
đó trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về môi trường ở Việt Nam đã cho thấy, nhiều quy định của pháp luật được xây dựng trên cơ sở ý muốn chủ quan, thoát ly điều kiện đảm bảo, do đó nó không có ý nghĩa thiết thực phục vụ cuộc sống
Trước đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được quy định tại Điều 36 Hiến pháp năm 1980 Tuy nhiên, điều kiện hiện tại chưa cho phép các chủ thể, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về bảo vệ môi trường Nhà nước quy định việc cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang v.v phải thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, nhưng không có quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong các văn bản dưới luật về vấn
đề này, do đó đã trở nên không phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu của thực tiễn
1.1.2.3 Chủ thể của pháp luật bảo vệ môi trường
Trước thực trạng tình hình diễn biến nêu trên vấn đề bảo vệ Môi trường không chỉ còn là vấn đề thuộc phạm trù của cơ quan nhà nước, mà nó liên quan đến tất cả những chủ thể đang sống trong môi trường đó Như vậy vấn đề không
Trang 28chỉ đặt ra đối với cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn là trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức đối với vấn đề bảo vệ môi trường
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường và phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân về việc bảo vệ môi trường, Điều 29 Hiến pháp 1992 đã quy
định: “ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi
cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường” [5
Có thể nói, với quy định này, Nhà nước và nhân dân ta đã coi vấn đề bảo
vệ môi trường là một quyết sách Ngoài việc quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tửờng” để khẳng định mạnh mẽ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể,
trong đó có các tổ chức, cá nhân, Hiến pháp quy định: “nghiêm cấm mọi hành
động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”
Đây là sự thể hiện nhận thức rõ ràng của Nhà nước Việt Nam về hiểm họa
ô nhiễm môi trường và sự mất cân bằng sinh thái ở Việt Nam, đồng thời thể hiện
quyết tâm sẽ áp dụng mọi biện pháp, trong đó có biện pháp quản lý và pháp lý để bảo vệ môi trường trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
Bảo vệ môi trường là mối quan tâm của toàn xã hội, do đó về nguyên tắc mọi tổ chức, cá nhân phải có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường; có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuâu theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường
Trang 29Đối với các tổ chức, sản xuất, kinh doanh, ngoài quyền được kinh doanh
và bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để hoạt động kinh doanh, như: được Nhà nước khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào việc bảo
vệ và cải thiện môi trường; sử dụng và khai thác lâu bền các thành phần môi trường và các hệ sinh thái; được Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp để tham gia đầu tư cải thiện môi trường; khuyến khích sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, phổ cập kiến thức khoa học về bảo
vệ môi trường v.v còn có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường; phòng chống khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, đón góp tài chính về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật; cung cấp đầy đủ và tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc thanh tra viên môi trường theo quy định của pháp luật
Để thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các nội dung quản lý về môi trường, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường được tổ chức bao gồm 2 loại: các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn:
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung đó là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương Cụ thể: Chính phủ và
Ủy ban nhân dân các cấp
Theo điều điều 38 Luật bảo vệ môi trường 1993, được sửa đổi năm 2005
quy định “Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình Chính phủ thống nhất quản lý
Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước” [7]
Ủy ban nhân dân các cấp đóng vai trò rất to lớn trong việc quản lý môi trường, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
Trang 30thuộc trung ương trong lĩnh vực này được quy định tại điều 6 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994:
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật môi trường tại địa phương
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện tại địa phương các quy định của pháp luật môi trường
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, các cơ sở đang hoạt động
Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh
Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra,
xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương, đôc đốc tác tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo
vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý
Các cơ quan chuyên môn, cụ thể là Bộ Tài nguyên môi trường theo NĐ 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 có quyền hạn và nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường như sau:
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ môi trường, các chương trình dự án về phòng, chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường theo sự phân công của Chính phủ;
Thống nhất quản lý quan trắc môi trường quốc gia; tổng hợp; xử lý số liệu về quan trắc môi trường và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;
Trang 31 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất; kinh doanh; quy định các tiêu chuẩn môi trường và quản lý thống nhất việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật;
Vận động các nguồn tài trợ, tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quản lý
việc sử dụng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Các cơ quan Bộ, ngành có liên quan có nhiệm vụ quyền hạn (theo điều 5 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994) Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành quản lý môi trường theo 2 phương thức: trực tiếp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phối hợp với Tài nguyên và Môi trường để quản lý môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp Ủy ban nhân cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản
lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường
Trang 32trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình,
cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố
và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn
Tất cả các hoạt động nêu trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất và đều nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm cân bằng hiện trạng môi trường; giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động này đều hướng tới mục tiêu là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền cho con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
1.1.2.4 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và các cấp độ bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
Trang 33môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học VD: Trồng cây gây rừng để phủ xanh đồi trọc, vừa giữ cho đất khỏi bị xói mòn, giúp cho môi trường thêm trong lành, vừa tạo thêm nguồn tài nguyên rừng cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước; nhà máy, xí nghiệp và các phương tiện giao thông không xả khói quá mức độ cho phép, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (trong công viên, trong khu vui chơi giải trí, trên đường phố ); giữ gìn vệ sinh nguồn nước ở sông, hồ
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật VD: do ô tô, xe máy quá nhiều trong thành phố mà lượng khói xả ra vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; do sự cố tràn dầu trên sông, trên biển từ các tàu thuyền làm cho nguồn nước sông, nước biển bị ô nhiễm dẫn đến hạu quả là cá tôm bị chết, sức khỏe của con người gần khu vực ô nhiễm cũng bị ảnh hưởng Nguy cơ môi trường bị hủy hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội được triển khai nhằm thực hiện việc bảo vệ môi trường có hiệu quả Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia và vì thế nó được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau:
Cấp độ quốc tế: Thế giới hiện nay đang chứng kiến những cố gắng lớn lao của nhân loại trong việc bảo vệ môi trường Các tổ chức, các công ước quốc tế lần lượt ra đời để bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế
Cấp độ quốc gia: Việc bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc gia được thực hiện thông qua hoạt động quản lý thống nhất của Nhà nước trung ương Nhà
Trang 34nước thông qua các công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc bảo vệ môi trường
Cấp độ địa phương, vùng: do đặc điểm của môi trường, đặc biệt là các yếu
tố môi trường như nước, không khí, việc bảo vệ môi trường sẽ trở nên có hiệu quả nếu được thực hiện ở phạm vi lớn hơn với sự tham gia của nhiều cộng đồng hơn
Cấp độ cộng đồng: Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau bằng những yếu tố kinh tế, xã hội hoặc tổ chức, chính trị Tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, các cộng đồng đều phải quan tâm và bảo vệ môi trường, vì lợi ích của chính cộng đồng Ở cấp độ cộng đồng, các biện pháp giáo dục, các hành động tập thể được đặc biệt chú trọng Nhiều cộng đồng đã đưa ra các quy tắc, các chương trình và biện pháp khác nhau nhằm bảo vệ môi trường
Cấp độ cá nhân: Môi trường có ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào Vì vậy, việc bảo vệ môi trường phải được coi là công việc của từng cá nhân Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống
Trang 35Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở PHƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Hiện trạng môi trường tại một số phường ở Hà Nội:
2.1.1 Hiện trạng môi trường ở Hà Nội
Hà nội, trung tâm chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá và giao dịch cả nước Trong quá trình đổi mới của đất nước, Hà nội đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế - Chính trị - Văn hoá –
Xã hội Song song với những thành tựu đạt được, quá trình phát triển nhanh chóng cũng đã đưa thủ đô Hà nội phải đối diện với những ảnh hưởng xấu của môi trường đem lại, hậu quả này là hệ quả của một quá trình phát triển nhưng thiếu sự kiểm soát về Môi trường, đa số các cơ sở sản xuất trong nội thành đã phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch, không gian và diện tích sản xuất không đảm bảo an toàn lao động, tại một số doanh nghiệp cơ khí thực phẩm, dệt nhuộm, hoá chất về hàm lượng các chất BOD, COD, SO2 đều cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, kết quả các đợt quan trắc và phân tích hiện trạng chung môi trường Hà nội cũng cho thấy: chất lượng nước mặt các sông đạt loại
B, nước tại các Hồ Hà Nội có xu hướng ô nhiễm chất hữu cơ; tại những điểm quan trắc, nồng độ bụi đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép Trung bình ở các nơi công cộng trong Thành phố nồng độ bụi bẩn ngày một nhiều hơn, thường vượt từ
2 đến 4 lần, tác động nhiều nhất là các khu vực đang xây dựng quy hoạch như: phường Thượng Đình, Ô chợ dừa, Ngã tư vọng… vượt quá chuẩn cho phép tới 5 lần, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt chuẩn nhiều lần, cực độc có Pb, SO2 Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm bụi không chỉ từ các công trình xây dựng mà còn do người dân tại các khu vực đổ rác bừa bãi, các phương tiện chở vật liệu, phế thải không che đậy kín, chở quá tải trọng, phóng nhanh làm rơi vãi ra đường phố
Trang 36Môi trường nước mặt ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm hơn: nguồn nước thải
từ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất vẫn chưa được xử lý và ngày càng gia tăng, đã vượt quá khả năng tự làm sạch của các sông, hồ trong nội thành Hầu hết các đô thị đều không có hệ thống các trạm xử lý nước thải tập trung Mặc dù trong thời gian qua ở nhiều đô thị đã tiến hành nạo vét, kè bờ sông hồ, kênh rạch việc này không thể làm giảm lượng thải chất ô nhiễm, cho nên dự báo quá trình gia tăng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị còn tiếp diễn đến 10-20 năm nữa Tổng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội khoảng 500.000m3/ngày đêm Hiện nay toàn bộ lượng nước thải này đều thoát qua hệ thống cống thoát nước và 4 sông tiêu chính của thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) Nước thải sinh hoạt hiện phần lớn được qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại Nước thải sản xuất, nước thải của các bệnh viện và các cơ sở dịch
vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chiếm 90% tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn thành phố chưa được xử lý đều xả vào nguồn nước mặt Nước thải do các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường mới chỉ đạt 6% tổng lượng nước thải của thành phố Hiện nay, các sông hồ, kênh, mương bị ô nhiễm đang gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng dân cư
Tình trạng ngập úng đô thị trong mùa mưa chưa thể khắc phục được nhanh Có thể nêu ra 3 nguyên nhân chủ quan gây ra úng ngập: một là trong thời gian dài trước đây ở nhiều đô thị đã lấp nhiều ao, hồ để xây dựng nhà cửa, làm mất cân bằng tích chứa nước, bê tông hóa gần hầu hết diện tích mặt đất đô thị, làm giảm khả năng thấm tiêu nước mưa, nguyên nhân thứ hai là hệ thống thoát nước của đô thị quá thấp kém cả về chiều dài, cả về tiết diện dòng chảy, nguyên nhân thứ ba là quy hoạch mặt đứng đô thị (cao trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) của các khu đô thị mới hay khu đô thị mở rộng so với các khu đô thị cũ thường là cao hơn, gây trở ngại đối với các dòng chảy bề mặt cũng như dòng nước chảy trong các cống rãnh chung của đô thị
Trang 37Ô nhiễm môi trường đất: quá trình phát triển sản xuất con người đã quá lạm dụng các hoá chất, mỗi năm trên thế giới có hàng ngàn loại hoá chất được đưa vào sử dụng trong khi đó con người vẫn chưa hiểu hết được tác dụng phụ của nó đối với hệ sinh vật Trong những năm gần đây, dưới sự tác động mạnh của nền kinh tế, đặc biệt kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên chúng ta cũng có các giải pháp xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai Song quá trình sử dụng, tình trạng
sử dụng đất trái phép đã gây ra hậu quả xấu tới nguồn tài nguyên đất đai bị ô nhiễm vẫn diễn ra Quá trình này mang tính phổ biến, nổi trội nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là hai nơi tập trung nhiều khu sản xuất lớn, nơi có mật độ dân số cao nên dẫn đến ô nhiễm đất nhiều hơn so với các nơi khác trong cả nước
Ô nhiễm môi trường nước: nước cần cho sự sống, ngoài ra nước còn chứa đựng những tiềm năng khai thác như duy trì độ ẩm của đất, sử dụng trong các ngành công nghiệp Nước sạch là nguồn tài nguyên có hạn và phân bổ không đều Khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương, chỉ
có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho sinh hoạt của con người Nước có khả năng tự phục hồi và làm sạch do sự chuyển đảo liên tục của
nó trong chu kỳ tuần hoàn nước Tuy nhiên do con người nhận thức không đúng
về nguồn nước ngọt trong việc sử dụng nên đã làm cho nước bị ô nhiễm và khan hiếm Hiện nay 40% lưu lượng nước ổn định của các dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm Theo ước tính của Liên hiệp quốc, mức độ nguồn nước bị ô nhiễm trên thế giới có tăng 10 lần trong 20 năm tới Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển sản xuất khiến lượng nước sạch bình quân trên đầu người ngày càng giảm Theo thống kê
có hơn 100 trong hơn 213 quốc gia và khu vực đang bị thiếu nước với mức độ khác nhau, trong đó 43 quốc gia bị thiếu nước nghiêm trọng Trong các nước đang phát triển có tới 60% dân số đang bị thiếu nước sinh hoạt, 80% bệnh tật có
Trang 38liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm khoảng 25 triệu trẻ em bị chết
vì dùng nước không sạch
Ở thành phố Hà Nội do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển không có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa đồng bộ, sự gia tăng dân số cơ học … làm tăng lượng nước thải vào sông hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Nước thải, rác thải của quá trình sản xuất không qua xử lý được đưa thẳng ra cống, sông, hồ ao … Các cơ sở sản xuất coi đó như một cách hợp lý
và hiệu quả nhất vì không phải bỏ bất cứ một khoản tiền nào cho việc xử lý nó Người dân thì chỉ biết làm thế nào để đưa nước thải ra khỏi nhà mình, khu vực đang sống còn nó gây ô nhiễm ra sao thì không cần biết Nguồn nước thải ở khu
đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Trong đô thị tồn tại nhiều loại hình sản xuất, nhiều khu công nghiệp có nhiều chất thải độc hại như các ngành hoá chất, dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, xà phòng, cơ khí … Lượng nước thải do sản xuất công nghiệp thải ra có hàm lượng các chất gây ô nhiễm lớn, thành phần rất phức tạp, có nhiều chất độc hại và gây nhiễm đáng kể cho môi trường Cùng với nước thải trong sản xuất, nguồn nước thải trong sinh hoạt và nước thải bệnh viện cũng rất lớn Nguồn nước thải này ngày càng gia tăng trong khi đó hệ thống xử lý nước thải cũng như hệ thống thoát nước còn rất nhiều bất cập đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Hà Nội Đó là mối lo ngại đối với dân cư đô thị, đặc biệt những khu có kết cấu hạ tầng yếu kém hoặc khu dân cư nghèo (VD: khu tập thể của công nhân nhà máy dệt 8/3 phường Quỳnh Mai, khu tập thể của công nhân nhà máy thuốc lá Thăng Long, cơ khí … của phường Thượng Đình)
Ô nhiễm môi trường rác thải: cùng với sự tăng lên của dân số đô thị Hà Nội, việc nâng cao mức sống của dân cư và sự phát triển của công nghiệp, thương mại thì lượng rác thải ngày càng tăng lên Đây là nguồn ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng tới môi trường đô thị, tới sức khoẻ của dân cư và mỹ quan đô thị Rác thải đô thị
Trang 39phát sinh từ các nguồn chính: từ sinh hoạt của các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, các chợ, rác thải xây dựng Một bộ phận dân cư còn ném rác ra các khoảng trống hay các sông hồ, các điểm dân cư gây mất ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Mặt khác, chất thải rắn công nghiệp và đô thị ngày càng tăng về số lượng, chứa nhiều chất độc hại về tính chất Tốc độ tăng chất thải rắn không chỉ vì dân số cơ học Hà Nội tăng lên, sản xuất, dịch vụ tăng lên
mà còn vì mức sống đô thị tăng Ví dụ: ở Hà Nội trước năm 1995 mỗi người dân chỉ thải bình quân khoảng 0,5 đến 0,8 kg chất thải rắn mỗi ngày, đến cuối năm
2002, trị số này đã tăng lên 0,8kg đến 1,2kg chất thải rắn mỗi ngày [Nguồn Cục môi trường, Báo cáo quan trắc và phân tích môi trường], thành phần các chất cao
su, nylông, chất dẻo (chất khó phân hủy) trong chất thải rắn đô thị Hà Nội năm
2000 khoảng 1,5%, năm 2001 9,6% và năm 2002 là 16%
Ở Hà Nội: với diện tích 4300ha nhưng mới chỉ dành riêng 120 chỗ tập trung rác, thật là vô cùng ít ỏi Hiện tại Hà Nội vẫn còn nhiều gia đình chưa có nhà vệ sinh riêng Một số hộ nuôi lợn giữa thành phố (VD: phường Văn Chương) và tống luôn phân ra cống rãnh công cộng Hà Nội hiện có hàng ngàn dự án của hàng chục nước đầu tư xây dựng nhưng rất ít dự án đề cập đến vấn đề xử lý chất thải Rác và những chất thải bẩn là thành phần và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất Ngoài ra, do những tập quán lạc hậu từ bao đời nay
để lại chưa xoá sạch cũng góp phần làm cho môi trường đất bị ô nhiễm như: phóng uế bừa bãi, vứt bỏ các chất độc hại không đúng nơi quy định … Thêm vào
đó, tốc độ đô thị hoá nhanh dân di cư từ các thành phố vào đô thị Hà Nội để làm việc theo mùa vụ cũng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm đất ở trong thành phố
Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội chủ yếu là do những nguồn chủ yếu sau: khói xả công nghiệp, khí thải từ số lượng xe cộ sử dụng nhiên liệu bẩn ngày càng gia tăng và do việc đốt than, do bụi và khí độc CO từ việc đun than tổ ong Vấn đề ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng ở Hà Nội, điều này cho
Trang 40thấy việc phân bố các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trong đô thị là bất hợp lý (VD: nhà máy xà phòng, nhà máy thuốc lá Thăng Long ở phường Thượng Đình… ) Khói xả từ giao thông do ô tô, xe máy gây ra là một nguồn ô nhiễm rất lớn ở đô thị Hà Nội, đặc biệt đối với không khí và ngoài bụi, khí độc hại, còn có tiếng động và tiếng ồn Mật độ giao thông dày đặc ở Hà Nội đã làm cho mật độ tập trung CO2 cao hơn mức cho phép Các khu dân cư bị ảnh hưởng và người tham gia giao thông cũng bị ảnh hưởng
“Qua nghiên cứu ở Hà Nội cho thấy có 56% số hộ bị ảnh hưởng môi trường
do khói bụi gây nên Thành phần bụi gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do bụi, đất, cát chiếm 82%, bụi than xỉ 19,7%, bột hóa chất 5,6% còn lại các buih khác 3,7% Các nguyên nhân bụi do hệ thống phương tiện giao thông chiếm lớn nhất tới 72,2%, do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 15,7%, công trường xây dựng 5,5%, do các nguyên nhân khác 2,4% Môi trường không khí cũng rất xấu ở các vùng dân cư quanh các khu chợ, ven các dòng sông trong nội thị và ở quanh các bãi rác thải Ngay ở trong gia đình, không gian ở cũng rất trật hẹp, bình quân chỉ có 5-6m2/người, chất lượng nhà lại kém Số hộ có ánh sáng tự nhiêm tốt chiếm 55,7%, còn có tới 44,3% số hộ thiếu hoặc không có ánh sáng tự nhiên Xét về mật độ cư trú, ở một số phố cổ mật độ dân số lớn gấp hai lần so với mật độ cư trú tối đa tiêu chuẩn được quy định cho một đô thị hiện đại Mật
độ xây dựng ở Hà Nội lại rất cao, có tới 13/18 phường (chiếm 72%) có mật độ xây dựng cao và rất cao Hệ thống cây xanh ở Hà Nội cũng rất thiếu, bình quân chỉ có 1,1m2/người nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực Sự gia tăng nhanh chóng dân số đô thị đã ảnh hưởng tới tình hình kể trên”
Ở Hà Nội tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng bắt đầu từ nguyên nhân đô thị hóa nhanh và sự phát triển ồ ạt của nhiều cơ sở kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân Còn một số nhà máy ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam trước đây nằm cách xa khu dân cư nay do quá trình đô thị hóa phát triển nhanh