0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nhà nước cần có chiến lược toàn diện về gia đình, đặt giáo dục gia

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY (Trang 71 -75 )

chính sách, phương hướng cụ thể nhằm xây dựng và phát triển gia đình nói chung. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc là điều kiện quan trọng, nền tảng cho việc giáo dục trẻ em trong gia đình. Những định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì mới đã được đề cập trong một số Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam và rất nhiều văn bản của Nhà nước. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội X (tháng 4 năm 2006), Đảng ta đã đưa ra mục tiêu phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Mục tiêu trong Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng chính phủ là từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam đã được định hướng trong những văn kiện quan trọng, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta tới vấn đề này. Để thực hiện tốt, hiệu quả vấn đề chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân, Đảng và Nhà nước ta cần có những chiến lược toàn diện hơn nữa, cụ thể là:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo

của các cấp chính quyền đối với công tác gia đình nhằm thực hiện có hiệu quả giáo dục trong các gia đình nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải xây dựng con người và gia đình ở nông thôn ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn đặt ra. Tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước trong việc ban hành chính sách kinh tế - xã hội phải hướng tới sự phát triển của gia đình nông dân, bảo vệ quyền lợi đối với các thành viên của nó.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các ngành, của cộng đồng và nhận

thức của mỗi thành viên gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục gia đình nông dân trong quá trình phát triển xã hội. Thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác Hôn nhân và gia đình. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tích cực giúp đỡ các gia đình nông dân về nhiều kiến thức, kỹ năng sống; chủ động trong phòng chống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội len lỏi vào gia đình; kế thừa và phát huy những giá trị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện sống của gia đình nông dân Việt Nam.

Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế cho các gia đình nông dân. Theo đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến vấn đề này như chính sách khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại nhằm ổn định thị trường, phát triển giá trị kinh tế của nông sản, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình nông dân. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục gia đình nông dân của nước ta nói chung, trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Thứ tư, kế thừa và đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản về gia đình,

tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tham mưu, hoạch định chính sách liên quan đến gia đình. Muốn vậy, trước hết, chúng ta cần nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác về gia đình. Theo đó, trước mắt cần thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống nhân sự từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, cần lưu ý sự phối hợp quản lý thống nhất giữa hai bộ ngành: Bộ y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về công tác có liên quan tới gia đình. Bên cạnh đó, cần từng bước xây dựng và mở

châm thiết thực cả về nội dung, phương pháp, vừa đảm bảo phục vụ trực tiếp yêu cầu triển khai chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn trước mắt, vừa chuẩn bị nhân lực cho tương lai.

Thứ năm, tăng cường và mở rộng các hợp tác đa phương và song

phương quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ vận động nguồn lực hỗ trợ công tác gia đình. Quá trình hợp tác, trao đổi cần chú ý không chỉ trong phạm vi châu lục mà còn cần mở rộng ra trên toàn thế giới để đảm bảo xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của các mô hình gia đình tiến bộ trên thế giới.

Bên cạnh những chiến lược toàn diện về gia đình như trên, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa những chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình nông dân Việt Nam mà trước hết là cần đặt vấn đề giáo dục gia đình nông dân trong chiến lược giáo dục - đào tạo quốc gia.

Cùng với những chiến lược trên, cần nhanh chóng tập hợp, điều tra, khảo sát và đánh giá một cách có hệ thống trong các chương trình nghiên cứu ngắn hạn, cũng như dài hạn về gia đình nông dân. Khuyến khích các gia đình khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả. Ví dụ: những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế cho những gia đình thương binh, bệnh binh, những gia đình nghèo khó khăn... Trong đó, cần đặc biệt chú ý ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng nhằm đảm bảo cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, các chương trình, kế hoạch sao cho thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, gia đình nông dân là một cộng đồng xã hội đặc thù của con người ở nông thôn. Nó được tạo nên bởi các quan hệ hôn nhân, huyết thống và việc giáo dưỡng giữa các thành viên. Với tư cách là một cộng đồng xã hội đặc biệt như vậy, gia đình nông dân có nhiều chức năng khác nhau. Những chức năng đó đang được phát huy ngày càng có hiệu quả trong xã hội hiện đại.

Trong sự nghiệp đổi mớitoàn diện đất nước, công tác xây dựng và phát triển gia đình nông dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển mới hiện nay, sự phát triển của gia đình đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi cần giải pháp khắc phục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức xã hội là điều kiện quan trọng, là tác nhân trực tiếp thúc đẩy giáo dục gia đình nông dân phát triển.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY (Trang 71 -75 )

×