Xu hướng tích cực

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 63 - 68)

Xu hướng 1: Chức năng giáo dục của gia đình nông dân nói chung, ở huyện Hoa Lư nói riêng không mất đi mà ngày càng được thể hiện rõ nét.

Xuất phát từ vai trò giáo dục của gia đình nông dân trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em, chúng ta có thể khẳng định rằng trong tương lai, chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình cũng không mất đi.

Chính trong gia đình mình, trẻ em được giáo dục cả 4 phương diện là đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Các thiết chế xã hội khác, ngay cả những thiết chế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cùng lắm chỉ là sự hỗ trợ phần nào việc bồi dưỡng thể chất, đóng góp tích cực vào phát triển trí tuệ của thế hệ trẻ ; còn riêng lĩnh vực phát triển tình cảm cho con người thì không có tổ chức nào có thể làm thay gia đình.

Ngày nay, khoa học đã có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học hiện đại vẫn khẳng định ưu thế vượt trội về tình cảm của giáo dục gia đình và trong tương lai, những thành tựu khoa học dù có hiện đại đến đâu

nông dân, góp phần đào tạo những người lao động mới cho nông thôn. Các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ». Ngoài ra, Đảng ta còn xác định và thực hiện giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong đó, giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau.

Trên đây là những quan điểm, phương hướng của Đảng khẳng định tầm quan trọng của giáo dục gia đình, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức, năng lực của các bậc làm cha, làm mẹ trong giáo dục gia đình nông dân của huyện Hoa Lư. Mặt khác, các chủ thể giáo dục ở ngoài xã hội cũng có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ các chủ thể giáo dục trong gia đình, cùng góp sức vì tương lai của trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống ở nông thôn Hoa Lư.

Xu hướng 2: Nội dung giáo dục có sự biến đổi theo chuẩn giá trị đạo đức, nghề nghiệp, lối sống.

Ở huyện Hoa Lư, mặc dù cơ chế thị trường có tác động đến mọi mặt đời sống của con người, trong đó có vấn đề giáo dục gia đình, song, trong tương lai, nội dung các giá trị truyền thống của gia đình như giáo dục bổn phận, trách nhiệm của con cái với cha mẹ, giáo dục tình làng nghĩa xóm, giáo dục tính lao động cần cù, lối sống giản dị, tiết kiệm… vẫn sẽ tiếp tục được đề cao.

Cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt dễ dẫn con người đến những may rủi đột ngột. Chính vì vậy, mỗi con người thường tìm về với gia đình như tìm về tổ ấm yêu thương để được chia sẻ vui buồn, để giáo dục con cái và cũng để tự hoàn thiện nhân cách của mình. “Con hơn cha là nhà có phúc” - đây vẫn là điều mà những người nông dân ở Hoa Lư phấn đấu thực hiện.

Bên cạnh đó, những giá trị nhân cách mới cũng sẽ được các gia đình nông dân nơi đây giáo dục cho con cháu là trình độ học vấn rộng, tay nghề cao, năng động trong làm ăn kinh tế, thông thạo ngoại ngữ, biết sử dụng những trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày và nhu cầu học hành…

Ngoài ra, Hoa Lư đã từng là kinh đô của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Trên địa bàn huyện được thiên nhiên ưu đãi nên có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Bích Động từng được coi là “nam thiên đệ nhị động” (tức là động đẹp thứ nhì của trời nam), khu du lịch Tam Cốc, Tràng An… Chùa Bái Đính mới được đưa vào khai thác nhưng đã thu hút số lượng khách tham quan rất đông đảo. Chính những điều này đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều hộ dân trong huyện, nhất là những nơi có nhiều khách du lịch, nơi có làng nghề truyền thống. Ở đó, giáo dục gia đình nông dân vẫn tiếp tục dành những ưu tiên cho việc dạy con cái nghề mà ông cha để lại ; đồng thời, các gia đình cũng khuyến khích con em mình ngoài thời gian dành cho học tập thì phải tham gia giúp bố mẹ tùy theo sức khỏe và khả năng của mỗi em. Ví dụ: xu hướng trẻ em gái thường được mẹ, chị dạy cho làm thêu ren, làm mây tre đan ; trẻ em trai thường được cha dạy cho nghề chạm khắc đá mỹ nghệ rất tinh sảo của quê hương Ninh Vân…

Thông qua những việc làm cụ thể, các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư giáo dục cho con em họ ý thức tự hào về nghề truyền thống của địa phương mình, trên cơ sở đó, các em sẽ biết giữ gìn, kế thừa những giá trị quý

báu đó. Mặt khác, các gia đình cũng có thêm thu nhập, góp phần làm cho cuộc sống ngày một đi lên.

Xu hướng 3: Phương pháp giáo dục vừa kế thừa truyền thống vừa có yếu tố hiện đại; có sự hỗ trợ tốt hơn của những điều kiện vật chất, dịch vụ xã hội.

Trong tương lai, cả khách thể lẫn chủ thể của giáo dục gia đình nông dân sẽ có những thay đổi. Chủ thể sẽ có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, trình độ nghề nghiệp cao hơn. Do đó, nhận thức và năng lực trong việc thực hiện giáo dục gia đình của họ sẽ tốt hơn. Khách thể giáo dục ngày càng được học nhiều hơn trong một xã hội học tập. Các em được tiếp xúc với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Bầu không khí dân chủ hóa đời sống xã hội cũng có tác động không nhỏ đến gia đình nông dân, trong đó có các thành viên là trẻ em. Các em có xu hướng khẳng định “cái tôi », có nhu cầu, thị hiếu, phong cách sống mà thế hệ trước không có. Vì vậy, giáo dục gia đình nông dân của huyện Hoa Lư cũng phải có thay đổi sao cho phù hợp, chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng của con em mình nhiều hơn, thực hiện dân chủ hóa đời sống gia đình nhưng vẫn giữ nề nếp truyền thống, kỷ cương của gia đình. Nhà văn Ra-xum Gam-ra-tốp đã từng nói: “Nếu người ta bắn vào quá khứ bằng viên đạn súng lục thì tương lai sẽ bắn lại chúng ta bằng viên đạn đại bác”. Bởi vậy, khi chúng ta có ý thức tôn trọng quá khứ thì điều này sẽ giúp ích cho con người rất nhiều, trong đó có việc giáo dục trẻ em tại các gia đình nông dân.

Đổi mới phương pháp giáo dục cũng là một xu hướng cần được quan tâm ở đây. Cha mẹ sẽ định hướng, khuyên răn con là chính, phương pháp kỷ luật trừng phạt hạn chế sử dụng. Chủ thể giáo dục của gia đình nông dân ở Hoa Lư sẽ phân tích lý lẽ để con phân biệt đúng sai, điều hay lẽ phải, phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Tuy nhiên, quá trình này phải diễn ra dưới sự kiểm soát của những người lớn tuổi trong gia đình.

Kết hợp chặt chẽ hơn giữa giáo dục gia đình nông dân với giáo dục nhà trường và xã hội cũng là một xu hướng đáng mừng. Cha mẹ ngoài việc nhà nông thì họ có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc học hành của con, họ quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động của con em mình ở phạm vi xã hội, giáo dục các em trở thành người công dân có ích.

Bên cạnh đó, trong tương lai, cha mẹ sẽ có sự hỗ trợ tốt hơn của những điều kiện vật chất, những dịch vụ xã hội với những trang thiết bị, những phương tiện hiện đại như máy tính được nối mạng internet sẽ được sử dụng phổ biến hơn ở nông thôn, không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí của con em mà cha mẹ sẽ có những kiến thức nhất định về phương tiện này để một mặt sử dụng nó vào quá trình giáo dục gia đình, mặt khác, định hướng cho con em mình khi sử dụng, khai thác mạng thông tin truyền thông này sao cho đạt hiệu quả cao như mong muốn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của gia đình nông thôn Hoa Lư có nhiều khởi sắc, việc đầu tư cho con học hành để nâng cao trình độ được quan tâm hơn. Những điều kiện vật chất như sách vở, bàn ghế, góc học tập… có nhiều thay đổi khác trước, thậm chí, một số gia đình nông dân còn mua sắm cho con cả những dụng cụ đắt tiền như máy vi tính, đài, từ điển, đầu đĩa, băng hình... Cha mẹ có thể quan tâm đến việc học thêm các môn văn hóa, học thêm ngoại ngữ, học âm nhạc, học võ thuật…hoặc cho con ra thành phố Ninh Bình học các trường chuyên, lớp chọn, luyện thi... hoặc thuê gia sư để kèm cặp thêm cho con, đặc biệt là các môn học như ngoại ngữ, tin học (vì trình độ về lĩnh vực này của cha mẹ còn hạn chế)

Trong tương lai, nhiều thiết chế giáo dục khác của cá nhân, nhà nước, quốc tế tuy không thể thay thế vai trò giáo dục của gia đình nông thôn nhưng nó sẽ hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho giáo dục gia đình nông thôn trong huyện.

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 63 - 68)