Phương pháp giáo dục cơ bản

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 33 - 37)

Thứ nhất: Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp cơ bản, được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu qua cao trong giáo dục gia đình đối với trẻ em. Sự gương mẫu của cha mẹ, những người lớn tuổi là cơ sở tạo lập uy tín cho con trẻ. Nó còn làm tăng thêm lòng kính trọng, thương yêu, sự tin cậy, có tác dụng khuyến khích con biết ngoan ngoãn vâng lời, thực hiện lời dạy bảo của cha mẹ. Đặc biệt là khi con còn bé, sự gương mẫu của mẹ cha được xem như những động tác mẫu cho con bắt chước. Theo năm tháng con lớn dần lên, sự gương mẫu ấy lại càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều.

Sự gương mẫu của cha mẹ trong nếp sống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin, nếp nghĩ, cách ứng xử và hành động của trẻ em. Có người đã từng nói rằng: “Không gì có thể tác dụng lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ” [18, tr.62].

Trong thực tế cuộc sống đa dạng muôn màu, muôn vẻ, có những bậc cha mẹ gương mẫu nhưng giáo dục gia đình lại thất bại và ngược lại, có những ông bố, bà mẹ không mẫu mực nhưng con cái họ vẫn trở thành người tốt. Nguyên nhân là do đâu ? Có nhiều nguyên nhân khác nhau, song, chủ yếu là vì trẻ em vừa là khách thể chịu sự giáo dục của gia đình, đồng thời, các em lại là chủ thể đối với những hành vi của bản thân mình, có thể tự giáo dục, tự quyết định việc hình thành, phát trển nhân cách cho mình.

Thứ hai: Phương pháp rèn luyện thói quen

Rèn luyện để trẻ em có những thói quen tốt là phương pháp quan trọng, cần thiết khi các em ở mọi lứa tuổi. Phương pháp này được áp dụng khác nhau khi trẻ ở những tuổi khác nhau. Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện sống của từng gia đình.

Muốn rèn luyện cho con những thói quen tốt đòi hỏi người lớn phải tiến hành một cách kiên trì, bền bỉ, không nóng vội. Bởi lẽ, thói quen hình thành không phải trong một sớm, một chiều. Đó là cả một quá trình, cần tuân theo một chế độ nhất định. Mẹ cha nên thường xuyên thuyết phục, hướng dẫn, theo dõi việc rèn luyện của con với một chế độ hợp lý, lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen cần thiết như một nhu cầu không thể thiếu trong nếp sống của cá nhân mỗi em. Những thói quen xấu cần được sửa chữa dần dần. Trẻ rất cần sự giúp đỡ của những người lớn tuổi.

Thứ ba: Phương pháp khen thưởng

Khen thưởng là hình thức biểu thị sự ghi nhận những đánh giá tốt đẹp trước những cố gắng, những thành tích mà ai đó đã thực hiện được. Nó khiến cho ai được khen thưởng cũng cảm thấy tự hào về chính bản thân mình, tự hào về những việc mình làm. Qua đó, người được khen thưởng tự tin hơn, mong muốn tiếp tục làm những việc tốt hơn.

Khi giáo dục gia đình, cha mẹ cần lưu ý nên khen thưởng con lúc nào cho thích hợp, tránh để trẻ có tâm lý là dù đạt được kết quả như thế nào đi nữa

cũng được cha mẹ khen thưởng. Khen thưởng quá dễ dãi sẽ làm mất đi ý nghĩa giáo dục của phương pháp này. Các bậc cha mẹ cần xác định mục đích khen thưởng là khuyến khích con mình cố gắng hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để làm những việc có ích khiến cha mẹ vui lòng, mọi người ngợi khen.

Trên thực tế, có những trẻ không cần khen mà chỉ cần vật thưởng có giá trị, thậm chí là vòi vĩnh vật thưởng. Điều này chứng tỏ cha mẹ các em đã sử dụng phương pháp khen thưởng chưa đúng mực, dùng các vật thưởng để mua chuộc trẻ. Ngoài ra, có người lại khen thưởng quá mức làm con trẻ trở nên kiêu ngạo… Tất cả những sai lầm đó nếu không nhanh chóng được khắc phục sẽ làm cho cha mẹ thất bại trong việc giáo dục con em mình.

Thứ tư: Phương pháp kỷ luật, trừng phạt

Con trẻ không tránh được những hành động chưa thực sự đúng đắn, thậm chí là những sai lầm làm tổn hại đến lợi ích chung của gia đình hay cộng đồng. Vì vậy, trẻ cần được uốn nắn, điều chỉnh, nhưng điều chỉnh như thế nào lại có nhiều cách thức khác nhau. Một trong những cách thức đó là sử dụng phương pháp kỷ luật, trừng phạt nhằm thể hiện thái độ không đồng tình, phản đối của cha mẹ trước những hành động sai trái của trẻ. Mục đích cao nhất của phương pháp này là giúp trẻ em nhận thức đầy đủ những hành vi sai trái của mình. Dân gian có câu :

“Yêu cho roi, cho vọt Ghét cho ngọt, cho bùi”

Tuy nhiên, có không ít phụ huynh đã dùng đến roi vọt trong cơn tức giận, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với con cái. Nhiều cha mẹ quá hà khắc với con trẻ, đánh đập con tàn nhẫn, khiến trẻ không còn thấy sự yêu thương, không ai che trở. Trong những trường hợp như vậy, trừng phạt không có tác dụng mà còn gây ra tác hại.

dục như Xu-khôn-lin-xki khẳng định: “Nếu chỉ giáo dục bằng một cách thức nào đó thôi thì cũng như cố chơi bản giao hưởng “Anh hùng ca” của Bettôven trên một phím đàn. Chỉ có sự hài hòa mới giáo dục được” [18, tr.70].

Mặt khác, khi sử dụng bất kỳ một phương pháp nào cũng phải có giới hạn nhất định. Ma-ka-ren-kô từng nói rằng bất kỳ một phương pháp giáo dục nào của gia đình cũng phải có mức độ và vì vậy phải tự giáo dục cho mình ý thức mức độ.

Tóm lại, gia đình là một thiết chế xã hội, là tế bào của xã hội và là tổ ấm của mỗi con người. Nó được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ, trong đó, hai mối quan hệ cơ bản nhất là hôn nhân, huyết thống. Theo thời gian, mặc dù gia đình có nhiều hình thức khác nhau nhưng nó đã ra đời, sẽ luôn tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng khách quan do hoàn cảnh lịch sử quy định. Giáo dục gia đình luôn là một trong những chức năng quan trọng, góp phần quyết định việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ em nói riêng, nhân cách con người Việt Nam nói chung.

Giáo dục trẻ em trong các gia đình là một khâu thiết yếu của hệ thống giáo dục nói chung. Ở nước ta, nông dân vẫn chiếm đa số trong cơ cấu dân cư. Với những ưu thế đặc thù mà không một thiết chế xã hội nào có được, vai trò giáo dục của gia đình nông dân ngày càng được quan tâm hơn, nhờ đó mà hiệu quả giáo dục không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu của các gia đình và xã hội.

Trong bối cảnh đất nước đổi mới, cùng với quá trình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thì việc nâng cao vai trò giáo dục trẻ em của gia đình nông dân sẽ góp phần to lớn tạo nên sức mạnh nội sinh để đào tạo thế hệ trẻ ở nông thôn phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới toàn diện đất nước.

Chƣơng 2

VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM

CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƢ - TỈNH NINH BÌNH

2.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lƣ

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 33 - 37)