0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xu hướng tiêu cực

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY (Trang 68 -68 )

Xu hướng 1: Xu hướng giao phó con cái cho nhà trường và xã hội

Trong bối cảnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều gia đình đang bị cuốn hút vào vòng quay của những giá trị vật chất, nhiều cha mẹ quá bận bịu với việc kiếm sống nên không có thời gian chăm sóc trẻ chứ chưa nói đến vấn đề giáo dục trẻ.

Những người nông dân ở Hoa Lư lên thành phố Ninh Bình kiếm sống ngày một nhiều, chủ yếu họ lao động thủ công, cả tuần, thậm chí cả tháng mới về nhà một lần. Có những gia đình chỉ hoặc cha, hoặc mẹ đi vắng, nhưng cũng có những gia đình cả cha lẫn mẹ đều đi làm ăn xa nhà. Những đứa trẻ tội nghiệp bị đưa vào hoàn cảnh anh chị phải thay cha mẹ trông nom, chăm sóc, dạy bảo các em. Xu hướng này nếu không nhanh chóng được khắc phục sẽ gây trở ngại rất lớn cho quá trình giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân ở Hoa Lư.

Xu hướng 2: Giáo dục trẻ em của gia đình nông thôn vẫn còn bị tác động bởi tàn dư xã hội cũ, mặt trái của cơ chế thị trường.

Như chúng ta đã biết, ý thức xã hội thường có tính bảo thủ, chậm biến đổi hơn so với tồn tại xã hội, có những trường hợp tồn tại xã hội không còn nữa nhưng ý thức xã hội vẫn để lại những tàn dư của nó.

Trong xã hội nông thôn nói chung, nông thôn Hoa Lư nói riêng, con người vẫn đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những tàn dư của xã hội cũ còn rơi rớt lại như thói quen gia trưởng của một số đàn ông áp đặt ý muốn chủ quan của mình đối với mọi hoạt động của gia đình, từ việc lao động sản xuất đến việc nuôi dạy con cái. Tư tưởng này dễ dẫn đến thực trạng một số trẻ em gái không được tới trường, không được học hành cẩn thận như trẻ em trai.

Song song với những hủ tục lạc hậu còn tồn tại ở nông thôn, những mặt trái của lối sống phương Tây cũng có xu hướng được giới trẻ đón nhận một cách hào hứng, làm cho những hệ giá trị trong tình yêu, hôn nhân, gia đình

phần nào bị biến dạng. Nếu không có sự uốn nắn kịp thời của gia đình, trẻ em nhất là trẻ em mới lớn ở tuổi 15, 16 rất dễ có lối sống buông thả, quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan niệm sống là để hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vị kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của gia đình, tập thể, xã hội…

Cơ chế thị trường và mặt trái của đồng tiền dễ làm các bậc phụ huynh quên đi việc giáo dục những giá trị truyền thống cho con em mình. Có lẽ không ít người sẽ lãng quên truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc như “thương người như thể thương thân”, “đói cho sạch, rách cho thơm”; truyền thống xây dựng gia đình “trong ấm, ngoài êm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”; truyền thống ham học hỏi “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”… thay vào đó đã, đang và sẽ có những tiêu cực trong giáo dục trẻ em như xin điểm, chạy điểm, mua bằng cấp… Vì quan niệm “có tiền mua tiên cũng được” nên nhiều phụ huynh sẽ xao nhãng việc dạy con ở nhà. Họ chỉ tập trung kiếm tiền để mua bằng cấp cho con… Hậu quả của vấn đề này là uy quyền của cha mẹ ngày càng giảm sút khiến họ trở nên bất lực đối với con cái, gia tăng trẻ em hư hỏng.

Ngoài ra, ở phạm vi tương lai gần, tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất, thiếu tay nghề kỹ thuật, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn của huyện Hoa Lư cũng là xu hướng cần được nhìn nhận để có hướng đi đúng, tạo công ăn việc làm cho nông dân khi mà các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống gia đình được nâng lên là một động lực to lớn để giáo dục gia đình nông dân phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, góp phần giáo dục con em nông dân trở thành con ngoan của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã và đang tạo ra luồng sinh khí mới ở nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng cùng với các nghị quyết Đại hội

nông dân trong huyện, tạo ra sự biến đổi sâu sắc, làm cho vai trò của gia đình nông dân được đề cao hơn trước với vị thế là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong sản xuất.

Trong toàn bộ chương 2, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn đề thực hiện chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đang tồn tại, nhằm mục đích là trên cơ sở đó, chúng ta tìm ra những phương hướng, giải pháp hữu hiệu để gia đình thực sự là trường học đầu tiên của mỗi con người ngay từ thuở còn thơ ấu. Đây chính là nội dung mà chương 3 của luận văn sẽ trình bày.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN

Ở HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH

Từ những vấn đề lý luận xoay quanh vấn đề gia đình, chức năng giáo dục trẻ em của gia đình cũng như việc thực hiện chức năng này của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chúng ta nhận thấy rằng xây dựng gia đình mới là xây dựng xã hội mới từ tế bào của nó. Thực hiện chức năng giáo dục của gia đình là thực hiện việc giáo dục con người ở một trong những môi trường sống và hoạt động trọng yếu nhất, đúng như Văn kiện Đại hội VIII của Đảng ta đã nêu rõ:

Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, làm cho gia

đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người”.

Sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp ở nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục trong gia đình nông dân. Bên cạnh đó, sự biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội hay những tác động của kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế là những tác động phức tạp, nhiều chiều ảnh hưởng tới việc thực hiện các chức năng của gia đình nông dân ở nước ta nói chung, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình nói riêng. Vì vậy, cần căn cứ vào thực tiễn đất nước và địa phương để đề ra những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện và phát huy có hiệu quả chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

3.1. Phƣơng hƣớng

3.1.1. Nhà nước cần có chiến lược toàn diện về gia đình, đặt giáo dục gia đình nông dân trong chiến lược giáo dục - đào tạo quốc gia gia đình nông dân trong chiến lược giáo dục - đào tạo quốc gia

chính sách, phương hướng cụ thể nhằm xây dựng và phát triển gia đình nói chung. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc là điều kiện quan trọng, nền tảng cho việc giáo dục trẻ em trong gia đình. Những định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kì mới đã được đề cập trong một số Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam và rất nhiều văn bản của Nhà nước. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội X (tháng 4 năm 2006), Đảng ta đã đưa ra mục tiêu phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Mục tiêu trong Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2010 của Thủ tướng chính phủ là từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam đã được định hướng trong những văn kiện quan trọng, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta tới vấn đề này. Để thực hiện tốt, hiệu quả vấn đề chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân, Đảng và Nhà nước ta cần có những chiến lược toàn diện hơn nữa, cụ thể là:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo

của các cấp chính quyền đối với công tác gia đình nhằm thực hiện có hiệu quả giáo dục trong các gia đình nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải xây dựng con người và gia đình ở nông thôn ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn đặt ra. Tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước trong việc ban hành chính sách kinh tế - xã hội phải hướng tới sự phát triển của gia đình nông dân, bảo vệ quyền lợi đối với các thành viên của nó.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các ngành, của cộng đồng và nhận

thức của mỗi thành viên gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục gia đình nông dân trong quá trình phát triển xã hội. Thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác Hôn nhân và gia đình. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tích cực giúp đỡ các gia đình nông dân về nhiều kiến thức, kỹ năng sống; chủ động trong phòng chống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội len lỏi vào gia đình; kế thừa và phát huy những giá trị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện sống của gia đình nông dân Việt Nam.

Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế cho các gia đình nông dân. Theo đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến vấn đề này như chính sách khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại nhằm ổn định thị trường, phát triển giá trị kinh tế của nông sản, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình nông dân. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục gia đình nông dân của nước ta nói chung, trên địa bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Thứ tư, kế thừa và đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản về gia đình,

tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tham mưu, hoạch định chính sách liên quan đến gia đình. Muốn vậy, trước hết, chúng ta cần nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác về gia đình. Theo đó, trước mắt cần thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống nhân sự từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, cần lưu ý sự phối hợp quản lý thống nhất giữa hai bộ ngành: Bộ y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về công tác có liên quan tới gia đình. Bên cạnh đó, cần từng bước xây dựng và mở

châm thiết thực cả về nội dung, phương pháp, vừa đảm bảo phục vụ trực tiếp yêu cầu triển khai chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn trước mắt, vừa chuẩn bị nhân lực cho tương lai.

Thứ năm, tăng cường và mở rộng các hợp tác đa phương và song

phương quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ vận động nguồn lực hỗ trợ công tác gia đình. Quá trình hợp tác, trao đổi cần chú ý không chỉ trong phạm vi châu lục mà còn cần mở rộng ra trên toàn thế giới để đảm bảo xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của các mô hình gia đình tiến bộ trên thế giới.

Bên cạnh những chiến lược toàn diện về gia đình như trên, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa những chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình nông dân Việt Nam mà trước hết là cần đặt vấn đề giáo dục gia đình nông dân trong chiến lược giáo dục - đào tạo quốc gia.

Cùng với những chiến lược trên, cần nhanh chóng tập hợp, điều tra, khảo sát và đánh giá một cách có hệ thống trong các chương trình nghiên cứu ngắn hạn, cũng như dài hạn về gia đình nông dân. Khuyến khích các gia đình khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả. Ví dụ: những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế cho những gia đình thương binh, bệnh binh, những gia đình nghèo khó khăn... Trong đó, cần đặc biệt chú ý ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng nhằm đảm bảo cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, các chương trình, kế hoạch sao cho thực hiện có hiệu quả chiến lược xây dựng gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, gia đình nông dân là một cộng đồng xã hội đặc thù của con người ở nông thôn. Nó được tạo nên bởi các quan hệ hôn nhân, huyết thống và việc giáo dưỡng giữa các thành viên. Với tư cách là một cộng đồng xã hội đặc biệt như vậy, gia đình nông dân có nhiều chức năng khác nhau. Những chức năng đó đang được phát huy ngày càng có hiệu quả trong xã hội hiện đại.

Trong sự nghiệp đổi mớitoàn diện đất nước, công tác xây dựng và phát triển gia đình nông dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển mới hiện nay, sự phát triển của gia đình đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi cần giải pháp khắc phục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước, sự quan tâm của các tổ chức xã hội là điều kiện quan trọng, là tác nhân trực tiếp thúc đẩy giáo dục gia đình nông dân phát triển.

3.1.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn để tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và các ngành dịch vụ, góp phần tích cực để giáo cường cơ sở vật chất kĩ thuật và các ngành dịch vụ, góp phần tích cực để giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Vấn đề xây dựng gia đình nông dân được ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng, là cuộc vận động ích nước - lợi nhà, đúng như Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định:

Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp

nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp phát triển nông thôn… Phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn, phân bố dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải

thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới” [25, tr.125].

Trên thực tế, gần đây, nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đều dựa vào gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thực hiện. Ví dụ như thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, chính sách

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA GIA ĐÌNH NÔNG DÂN Ở HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY (Trang 68 -68 )

×