Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 89 - 94)

Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục gia đình hiện nay đã thay đổi phù hợp với nội dung, phương pháp phát triển đào tạo giáo dục của xã hội. Vì vậy, việc đổi mới nội dung giáo dục gia đình nông dân hiện nay xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ và vì tương lai của thế hệ trẻ, đó cũng là vì tương lai phát triển của dân tộc.

dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư

tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [28,

tr.15]. Do vậy, muốn phát huy được chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thì phải chú ý cả 4 nội dung cơ bản: giáo dục đạo đức mới, giáo dục thể lực, giáo dục trí dục, giáo dục thẩm mĩ.

Giáo dục đạo đức mới:

Bao gồm tình yêu thương con người, cha mẹ, ông bà, anh chị… yêu thương gia đình, yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu chế độ, giáo dục tinh thần trách nhiệm, yêu lao động nông nghiệp…

Giáo dục tình yêu thương con người, trước tiên là kính yêu cha mẹ, ông bà. Đây chính là sự kế thừa của nội dung giáo dục đạo Hiếu trong gia đình nông dân truyền thống. Gia đình nông dân hiện nay vẫn chọn giá trị truyền thống: sống có hiếu làm chuẩn mực để giáo dục, dạy dỗ con cái. Dĩ nhiên, chúng ta không thể giáo dục đạo Hiếu nguyên như cũ. Trong đạo hiếu ngày nay, cần giáo dục thái độ biết ơn của con cái đối với công sinh thành dạy dỗ, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Từ lòng biết ơn dẫn đến tình cảm yêu kính, quý trọng: lúc nhỏ thì ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi và vâng lời người trên, lớn lên thì biết kính trên nhường dưới, có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già…

Giáo dục tình yêu đối với gia đình: ngoài tình yêu cha mẹ, ông bà, trẻ em cần được giáo dục tình yêu anh, chị, em trong gia đình mình, yêu gia đình, quê hương mình. Từ tình yêu gia đình, quê hương đất nước nâng lên thành tình yêu Tổ quốc, tin yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Giáo dục tinh thần trách nhiệm: giáo dục tinh thần sống có trách nhiệm, có lương tâm là một điều hết sức cần thiết cho cả gia đình và xã hội. Đây cũng là một giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam cần được giữ gìn. Con cháu phải có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, anh chị. Từ tinh thần

trách nhiệm trong gia đình được nâng lên thành tinh thần trách nhiệm với họ hàng, làng xóm, cơ quan, đất nước, đồng loại…

Giáo dục tình yêu đối với lao động nông nghiệp: giáo dục lao động là một đặc điểm của gia đình nông dân. Từ nhỏ, trẻ em đã cần được giáo dục về lao động, trước tiên là tình yêu lao động nông nghiệp, tinh thần cần cù, chịu khó, chăm chỉ hăng say lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và yêu quý người lao động cũng như thành quả lao động… từ lao động gia đình đến lao động nghề nghiệp nhà nông. Đó là những giá trị truyền thống trong giáo dục của gia đình nông dân mà ngày nay cần khai thác.

Ngoài những nội dung giáo dục trên cần phải kế thừa và đổi mới nội dung giáo dục về: tình yêu nam nữ, sự thủy chung vợ chồng, giáo dục lòng nhân ái vị tha… Đó là những nội dung đạo đức mang tính nhân văn, nhân ái mà trong giáo dục gia đình nông dân cũng như trong việc xây dựng con người mới ở nông thôn hiện nay không thể không có. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử nhất định thì những nội dung đó phải được đổi mới cho phù hợp.

Giáo dục trí dục

Đó là sự giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng về mặt tri thức, bao gồm học vấn cơ bản, giáo dục khoa học - kĩ thuật, khoa học quản lí, nhận thức chính trị - xã hội (gắn với nông nghiệp và nông thôn).

Trau dồi học vấn cơ bản là một nội dung quan trọng trong giáo dục gia đình nông dân hiện nay. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiến thức do học vấn đem lại là chìa khóa để mở đường cho con cái bước vào cuộc sống. Thiếu học vấn và văn hóa, con người sẽ bị tụt hậu và dễ dàng bị gạt khỏi sự phát triển xã hội. Vì vậy, các gia đình nông dân cần tạo mọi điều kiện cho con cái học tập để có trình độ học vấn cao. Đồng thời đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa để các gia đình nông dân hoàn thành tốt nội dung giáo dục này.

Ngoài ra, thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay cần được giáo dục cả về khoa học- kĩ thuật, khoa học quản lí và nhận thức chính trị - xã hội gắn với phục vụ phát triển nông thôn và lao động nghề nghiệp. Thế hệ trẻ ở nông thôn cần được giáo dục, rèn luyện để có tính năng động, sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt và thích ứng với cơ chế thị trường. Việc giáo dục trẻ em sớm hình thành nhân cách độc lập, tự lập, năng động sáng tạo là tiền đề giúp trẻ em tiếp cận và làm chủ xã hội nông thôn hiện đại.

Để giúp con em mình phát triển nhân cách độc lập, cha mẹ cần đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con cả về vật chất, tinh thần để con tự vươn lên, cha mẹ không làm thay cũng không áp đặt. Muốn vậy, cha mẹ phải có kiến thức, có phương pháp và nghệ thuật dạy con.

Giáo dục thể lực, thể chất

Bao gồm thể dục, thể thao, y tế, sức khỏe cho trẻ em ở nông thôn. Đây là những nội dung với những yêu cầu mới và còn nhiều bỡ ngỡ đối với gia đình nông dân, cần được sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, gia đình nông dân cần phải chủ động giáo dục thế hệ trẻ về sức khỏe, y tế, vệ sinh theo những tiêu chí và yêu cầu mới, cả về ăn ở, nhà cửa,… của cá nhân và gia đình. Hoạt động lao động gia đình, lao động nông nghiệp cũng góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực cho các em, bởi vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý kết hợp hài hòa giữa giáo dục lao động và giáo dục thể lực, tuy nhiên, các gia đình không được lạm dụng điều này.

Giáo dục thẩm mĩ

Bao gồm khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp, đó là những nét đẹp của nông thôn Việt Nam đổi mới, văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại ở nông thôn. Muốn vậy, cần phải giáo dục lối sống trong sạch, lành mạnh cho thế hệ trẻ.

Lối sống trong sạch, lành mạnh là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng nhân cách của thế hệ trẻ ở nông thôn hiện nay. Bởi vậy, các bậc cha

mẹ cần chú ý giáo dục cho con em mình lối sống mới, phù hợp mức sống của gia đình, với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và của xã hội, tránh lối sống ích kỉ, thực dụng, hay học đòi theo lối sống thực dụng của phương Tây,

Đồng thời với việc giáo lối sống mới, các gia đình nông dân cần giáo dục cho thế hệ trẻ những nét đẹp trong văn hóa, nghệ thuật truyền thống, biết thưởng thức, lưu giữ và phát triển những bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là những nơi có truyền thống và là cái nôi của các loại hình văn hóa, nghệ thuật đó.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần nâng cao kiến thức về giới và giới tính để giáo dục cho con cái mình. Để khắc phục sự hạn chế về giáo dục giới tính của gia đình truyền thống, ngày nay, các bậc cha mẹ cần chú ý đến vấn đề giáo dục này với những nội dung từ thấp đến cao và với phương pháp phù hợp cho từng lứa tuổi. Từ nhỏ thì dạy bảo con những hành động cư xử của giới: học ăn, học nói… Lớn lên, cha mẹ cần dạy bảo con những hiểu biết về cấu tạo cơ thể giới, sức khỏe giới, về vệ sinh, tâm lí tuổi dậy thì,… Tất nhiên, đâu là vấn đề tế nhị, mới mẻ rất khó trong giáo dục gia đình nông dân, đòi hỏi có sự trợ giúp của nhà trường và xã hội một cách thiết thực.

Tóm lại, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục gia đình có sự thay đổi phù hợp với nội dung, phương pháp phát triển đào tạo giáo dục của xã hội. Ngày nay, xã hội đã thay đổi,nhiều ngành, nhiều nghề mới xuất hiện, hệ thống thông tin đa dạng, phong phú, cho nên việc giáo dục văn hóa cho trẻ, cha mẹ phải hướng con cái học tập để có học vấn cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính. Hơn nữa, học chữ, học nghề đồng thời phải học cách làm người có nhân cách, nên giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay không chỉ ngoan ngoãn, vâng lời mà còn phải là tự ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và phải luôn phấn đấu vượt qua khó khăn để học tập có nghề nghiệp chuyên môn, biết tự lập, năng động sáng tạo, có ý chí và biết làm giàu bằng kiến thức và năng

sống, nếu cha mẹ chỉ chăm lo giáo dục học tập. Giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và lao động, để trẻ trở thành con người lao động, như Bác Hồ đã từng nói con người có tài có đức, vừa hồng vừa chuyên, thì cha mẹ cần kết hợp các phương pháp hoạt động khác như vui chơi giải trí, luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động xã hội. Những nội dung, phương pháp giáo dục gia đình nông dân có sự kế thừa và phát triển của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị hiện đại trong giáo dục gia đình mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 89 - 94)