Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường duy nhất đúng để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, để giải quyết vấn đề lao động, việc làm cho nông dân cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình nông dân.
Đối với huyện Hoa Lư, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, chúng ta cần thực hiện tốt những công việc sau:
Trước hết, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn địa phương để xem xét cơ sở thực tiễn, những tiềm năng vốn có của huyện khi đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn như vậy mà đưa ra những chiến lược cụ thể, phù hợp để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng đắn, hiệu quả theo hướng đa dạng và phù hợp với những lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững.
Cần đầu tư đồng bộ và hiệu quả cho hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (từ huyện, xã, thôn…) như giao thông vận tải, y tế, trường học, văn hóa, thể dục thể thao… và hệ thống công nghiệp nông thôn vừa và nhỏ (đặc biệt là vấn đề chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho các gia đình nông dân của huyện).
Đổi mới cách tổ chức - quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp (các loại hình hợp tác và hợp tác xã kiểu mới, đa dạng, liên ngành, liên kết kinh doanh… làm chỗ dựa cho các gia đình nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh).
Tăng cường xây dựng các mạng lưới và hình thức thông tin đại chúng kịp thời và ngày càng hiện đại về nông thôn, gia đình nông dân, có những chính sách cơ chế cụ thể bảo vệ môi trường sinh thái…
Hai là, thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở huyện Hoa Lư.
Khi bàn về bản chất Chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng:
“làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì
giàu thêm” [65, tr.67]. Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo ấy, ngày nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định phương châm khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng để góp phần thực hiện mục tiêu chung mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Đây không chỉ là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thế kỉ XXI mà còn là bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội sẽ có ở Việt Nam.
Ninh Bình trước đây là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nên công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là điều trăn trở của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Gần 20 năm qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều kiên trì xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách. Khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã phấn đấu giảm dần tỷ lệ đói nghèo qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt, những năm qua, do đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao, tỷ lệ hộ nghèo từ 12,83% năm 2007 xuống còn 6,87% năm 2009.
Cho đến nay, có thể khẳng định, chất lượng giảm nghèo ở Ninh Bình là bền vững, bởi những năm qua Ninh Bình đã tích cực thực hiện giảm nghèo trên nền tảng những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được khá toàn diện, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ thu ngân sách và phát triển công nghiệp - xây dựng liên tục đạt mức cao. Kết quả đó xuất phát từ các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, không chỉ xác định trúng vấn đề mà còn hợp lòng dân, kịp thời, giải quyết đúng những vấn đề đang đặt ra tại địa phương với những giải pháp mạnh, quyết liệt như: Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 14-4- 2006 về đẩy mạnh phát triển vụ đông đến năm 2010; Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 9-8-2006 về đẩy mạnh trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác
đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày
15-10-2007 về tăng cường lãnh đạo công tác giảm nghèo đến năm 2010. Trên
đây là những Nghị quyết đã được các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Ban Thường vụ Tỉnh ủy dày công nghiên cứu, thảo luận với những mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm; những bước đi có hệ thống, giải pháp đồng bộ, khoa học, hiệu quả phù hợp với năng lực kinh tế và thực tiễn Ninh Bình.
Cùng với các chính sách hỗ trợ kịp thời, cụ thể cho các xã nghèo, hộ nghèo của Trung ương và tỉnh, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở huyện Hoa Lư đã đoàn kết, năng động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành có hiệu quả công tác giảm nghèo và sáng tạo trong quá trình thực hiện. ở xã Ninh Hòa (Hoa Lư) giảm nghèo theo phương thức "1+2", nghĩa là cứ 1 hộ nghèo thì có 1 đảng viên và 1 hội viên của đoàn thể phụ trách thôn giúp đỡ. Đảng viên, hội viên được phân công giúp đỡ kiên trì vận động, thuyết phục người nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo, hướng dẫn cách thức làm ăn, hỗ trợ ngày công, con giống, dạy nghề. Nổi bật là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sản xuất vụ đông, phát triển dịch vụ du lịch, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giảm nghèo. Mặt khác, chúng ta cần huy động được cả sức mạnh của cộng đồng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn.
Trong 2 năm (2008 - 2009), 735 hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi với tổng kinh phí trên 531 triệu đồng; 1.092 lao động (trong đó có 208 người nghèo) được các nghề may, móc hộp xuất khẩu, khâu chăn xuất khẩu...
Trong ba năm qua, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 7.158 người; 224 người đi xuất khẩu lao động. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã cho các tổ chức, cá nhân vay 650 tỷ đồng; Ngân hàng CSXH đã giải ngân trên 153 tỷ đồng cho các hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo. Toàn huyện có 89 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở theo Đề án 02; 182 hộ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở theo Đề án 06 của Thường trực HĐND tỉnh.
Trong 3 năm, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là ở các xã nghèo được đẩy mạnh. Tổng giá trị xây lắp các công trình đường giao thông, trạm y tế, chợ… đạt trên 70 tỷ đồng. Qua 3 năm
thực hiện Nghị quyết 10, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 16,2% (năm 2006) giảm còn 7,51% (năm 2009). Huyện phấn đấu năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6%.
Những thành tựu trên đây của huyện Hoa Lư trong việc xóa đói giảm nghèo đã giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, ổn định được kinh tế, quan tâm hơn đến công tác giáo dục trẻ em trong gia đình. Từ những kết quả đạt được, các cấp chính quyền huyện Hoa Lư cần quan tâm, nỗ lực hơn nữa để thực hiện công tác này, có những giải pháp, chiến lược cụ thể, phù hợp.
Để thực hiện tốt hơn chương trình xóa đói giảm nghèo cho nông dân huyện Hoa Lư trước hết cần nắm rõ và thực hiện đúng những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề xóa đói giảm nghèo cho các gia đình nông dân thực hiện tốt chức năng giáo dục trẻ em của mình. Đó là:
Thứ nhất, những chính sách cụ thể hướng dẫn quản lý, sử dụng có hiệu
quả trong phát triển sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng hóa… Thứ hai, có chính sách, cơ chế phù hợp để gia đình nông dân được vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh cho từng hộ gia đình.
Hướng dẫn các gia đình nông dân về kiến thức sản xuất, cách làm ăn, giúp cho họ biết trồng cây gì, nuôi con gì trên mảnh đất của họ, bán sản phẩm ở đâu, vào lúc nào. Nắm vững khoa học kĩ thuật thâm canh, biết cách tính toán ăn tiêu để tích tụ vốn và sử dụng vốn mở rộng, thêm việc làm có thu nhập.
Hướng dẫn cách phân công triệt để lao động trong gia đình. Chọn cơ cấu hợp lí giữa sử dụng lao động để tạo ra thu nhập và sử dụng lao động với thời gian nhàn rỗi để nâng cao thêm chất lượng đời sống.
Áp dụng những biện pháp của các tổ chức quần chúng, người thân trong gia đình và chính quyền địa phương để thành toán nguyên nhân đói nghèo do các tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc bê tha, trộm cắp, lười biếng,
Từ những chủ trương trên cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của huyện, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo thời gian qua để có những chính sách cụ thể, phù hợp. Trong đó, công tác xóa đói giảm nghèo cho các gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư cần sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Hội nông dân, các ngành kinh tế - kĩ thuật, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… đầu tư đúng mức về con người, điều kiện và phương tiện cần thiết hỗ trợ cho mô hình điểm phối hợp, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác xóa đói giảm nghèo. Qua đó, chúng ta có thể theo dõi để tổng kết phổ biến kinh nghiệm và nhân thành diện rộng. Mặt khác, các tổ chức như Hội nông dân huyện Hoa Lư, Hội phụ nữ huyện, Đoàn thanh niên... còn phân công cán bộ động viên số hội viên có điều kiện thực hiện “nghĩa cử cao đẹp” đỡ đầu về giống, vốn, kinh nghiệm và nhân thành diện rộng.
Để công tác xóa đói giảm nghèo nhanh chóng đi vào chiều sâu thì cấp ủy, Đảng cùng chính quyền địa phương nên quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác khuyến nông cho người nông dân. Song song với công tác trên, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ vốn để bà con có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Với các mặt hàng nông nghiệp, cần có hướng thu mua, bao tiêu sản phẩm, tăng cường mở rộng và phát triển xuất khẩu. Làm được điều này sẽ tránh được tình trạng sản phẩm bị tư thương ép giá, lợi nhuận bà con thu về cao hơn, mọi người sẽ an tâm sản xuất. Điều cần thiết với bà con nông dân, qua những tháng nông nhàn hoặc các chị phụ nữ nông thôn rỗi việc, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ của địa phương cần phối hợp Liên đoàn lao động tỉnh giải quyết việc làm cho mọi người, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo.
Ba là, đổi mới các chính sách xã hội
Bên cạnh việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế cho các hộ gia đình, chính quyền địa phương cũng cần đổi mới hệ thống chính sách xã
hội quan tâm đến những chính sách cơ bản như giải quyết vấn đề dân số và việc làm, một số chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất, nâng cao hưởng thụ văn hóa, giáo dục, y tế của các gia đình nông dân để thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình…
- Giải quyết vấn đề dân số và việc làm:
Một trong những vấn đề cơ bản hiện nay góp phần tạo sự no ấm cho gia đình chính là vấn đề dân số, giảm tỉ lệ sinh con, tích cực thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Muốn vậy, cần đẩy mạnh cuộc vận động nam giới, kể cả người cao tuổi tham gia và ủng hộ giáo dục thuyết phục việc thực hiện các biện pháp ngừa thai mà không chỉ có người phụ nữ thực hiện. Để bảo vệ quyền lợi tự do sinh sản của phụ nữ, cần có các phương tiện ngừa thai thích hợp nhưng giá cả hợp lí cho cả nam và nữ. Cần có cuộc vận động và sự ủng hộ rộng rãi của xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng để chống lại quan niệm truyền thống: nhất định gia đình phải có con trai mới thôi sinh đẻ. Tăng phúc lợi cho gia đình, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho phụ nữ và con cái sinh ra phải gắn liền với việc giảm quy mô gia đình, mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con.
Giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương cũng là một chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đào tạo nghề, phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hoa Lư. Muốn phát triển kinh tế thì bản thân nông dân phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cần phải hỗ trợ, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế hộ, tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ khác. Quá trình này cần phải gắn bó với quá trình đào tạo nghề lao động ở nông thôn.
Các cấp chính quyền huyện cần có những chính sách cụ thể, kết hợp giữa việc giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố lao động hợp lí, thực hiện chiến lược cụ thể của địa phương nhằm đào tạo lực lượng lao động mới. Tăng
động. Ngoài ra, cần phải hoàn thiện một cách đồng bộ những chính sách về đảm bảo xã hội, về lao động giúp người lao động an tâm, an toàn tham gia lao động sản xuất.
- Góp phần rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong huyện Thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta nói chung và ở huyện Hoa Lư nói riêng là một diễn biến khá phức tạp. Sự phân hóa giàu nghèo làm xuất hiện hàng loạt những vấn đề xã hội như sự khác biệt về mức sống, lối sống, cách sinh hoạt, tâm lí, tệ nạn tiêu cực (trộm cắp, cờ bạc,…) diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn huyện. Một số người giàu lên không hoàn toàn dựa vào tài năng, hay do biết sản xuất kinh doanh mà là nhờ vào những khoản thu nhập phi pháp mang lại. Giải quyết tình trạng này, chính sách xã hội của huyện cần tập trung vào những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần khuyến khích việc làm giàu chính đáng, kiên quyết trừng
trị việc làm giàu phi pháp, động viên toàn thể nhân dân tham gia phong trào xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ những gia đình nông dân gặp khó khăn về vốn, vật tư, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất,… để họ tự vươn lên.
Thứ hai, thực hiện những chính sách phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo lợi
ích cho người lao động, đặc biệt là những người nghèo, giúp đỡ họ giải quyết tốt những nhu cầu tối thiểu về giáo dục, bảo vệ sức khỏe, đi lại, giải trí, nghỉ ngơi và hưởng thụ những thành quả văn hóa đã được sáng tạo ra. Ủy ban nhân dân huyện cần có chính sách hỗ trợ các xã, thị trấn, thôn xóm xây dựng các nhà văn hóa, sân vui chơi, thể dục thể thao.
Thứ ba, chú trọng tới chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ cũng như các gia đình có công với cách mạng khác.
Thứ tư, thực hiện và làm tốt hơn nữa chế độ bảo hiểm xã hội, nhất là
- Hệ thống chính sách xã hội nhằm nâng cao mức sống của gia đình nông dân, nâng cao phúc lợi cho các gia đình nông dân. Cụ thể là: