Kiến nghị với các cơ quan chức năng, các đoàn thể của huyện Hoa Lư,

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 101 - 110)

Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

3.3.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư

Phòng cần làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo các đơn vị trường lớp trong huyện kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường và xã hội với giáo dục gia đình nông dân, kịp thời thông báo đến gia đình những sai phạm của học sinh để cùng với các bậc cha mẹ uốn nắn, sửa sai, hướng dẫn các em có ý thức hăng say học tập, lao động, tự rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe…

3.3.2.2. Đối với Hội nông dân huyện Hoa Lư

Hội cần tiếp tục hướng dẫn hội viên nông dân tích cực tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và giáo dục con cái tại môi trường gia đình của mình cho tốt. Hội có thể phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học… của huyện Hoa Lư để tổ chức thành công những buổi tọa đàm, nói chuyện về kiến thức sản xuất nông nghiệp, kiến thức nuôi dạy con, khuyến khích trẻ em tích cực tham gia và các hoạt động xã hội có ích…

3.3.2.3. Đối với Hội khuyến học huyện Hoa Lư

Hội cần chủ động làm tốt công tác tham mưu với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về công tác khuyến học, khuyến tài theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu,

chú trọng đến công tác vận động toàn dân đưa trẻ em đến trường, nhất là trẻ em sống trong những gia đình nông dân mà đời sống vật chất còn khó khăn.

Hội cũng nên đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng những điển hình về phong trào “Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học”, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể tiêu biểu trong công tác khuyến học.

3.3.2.4. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong địa bàn huyện

Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực để giúp đỡ các gia đình nông dân thực hiện chức năng giáo dục trẻ em thông qua hoạt động của các đoàn thể. Ủy ban có thể chỉ đạo các ban ngành, các hợp tác xã, các tổ chức đoàn thể tổ chức các chuyên đề thuộc từng ngành của địa phương nhằm nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe…

3.3.2.5. Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoa Lư

Trung tâm cần tạo điều kiện để các bậc phụ huynh là nông dân trong huyện, ngoài thời gian làm việc đồng áng, họ có thể theo học một loại hình học tập nào đó để nâng cao trình độ văn hóa cho bản thân, phục vụ cho việc dạy con học tập đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.2.6. Đối với Đài truyền thanh huyện Hoa Lư

Đài cần làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về cách thức giáo dục con cái trong gia đình nông dân vì đại đa số người dân trong huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. So với gia đình trí thức thì nhìn chung, thời gian dành cho con cái của nông dân ít hơn, những phương pháp nuôi dạy của nông dân chủ yếu theo kinh nghiệm mà thế hệ trước truyền lại, phần lớn họ không được đào tạo bài bản qua trường lớp như các giai tầng khác trong xã hội. Bởi thế, nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì hiệu quả giáo dục gia đình nông dân sẽ được nâng lên rõ rệt.

KẾT LUẬN

Gia đình là nơi con người sinh ra, lớn lên và được giáo dục để hình thành, phát triển nhân cách, chuẩn bị bước vào đời và sống suốt cả cuộc đời. Vai trò của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục trẻ em đang ngày càng được xã hội đặc biệt quan tâm. Xây dựng gia đình để nó thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình là một trong những hoạt động quan trọng mà xã hội cần phải lưu ý.

Trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, các chức năng của gia đình đang có những biến đổi. Gia đình nông dân cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nó cũng đang chịu sự tác động của biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội,... đặc biệt là kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế diễn ra phức tạp, nhiều chiều. Vì vậy, chức năng giáo dục của gia đình cũng chịu nhiều tác động khác nhau.

Nông thôn ngày mai là của thế hệ trẻ, còn thế hệ trẻ thì được giáo dục bắt đầu từ gia đình nông dân. Bởi vậy, cần chăm lo phát triển gia đình nông dân về mọi mặt từ đời sống vật chất, tinh thần đến việc nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho các chủ thể trong giáo dục gia đình, từ việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đời sống đến việc xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn.

Việc nâng cao vai trò giáo dục của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là việc làm cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh nội sinh, góp phần to lớn vào việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và những đổi mới trên địa bàn huyện Hoa Lư nói riêng. Muốn thực hiện được điều này thì chúng ta phải bắt tay vào thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện và phát huy chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở Hoa Lư.

Trên cơ sở làm rõ thực trạng và những xu thế trong tương lai của việc thực hiện chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu mang tính cấp thiết để phát huy chức năng giáo dục của gia đình nông dân ở huyện. Để thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, mọi ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của gia đình nhằm từng bước giáo dục nhân cách gốc cho những công dân tương lai ở nông thôn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2006), “Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Gia đình và Trẻ em, kỳ I, tháng 4, tr.12-17.

2. Toan Ánh (1992), Phong tục Việt Nam - nếp cũ gia đình, tập 2, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

3. Ph. Ăngghen (1962), Hệ tư tưởng Đức, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

4. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của

nhà nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

5. Ban Nghiên cứu HLHPN Việt Nam (1994), Kỷ yếu hội nghị “Vấn đề

bình đẳng trong gia đình nông thôn và sự phát triển xã hội”, Hà Nội.

6. Ban Nghiên cứu HLHPN Việt Nam (1998), Một số vấn đề về sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với chức năng gia đình Việt Nam, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

7. Ban Nghiên cứu HLHPN Việt Nam (1998), Báo cáo về đề tài nghiên cứu

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục - xã hội hóa trẻ em, Hà Nội.

8. Ban Vì tiến bộ phụ nữ Ninh Bình (1998), Hội thảo “Gia đình với sự phát triển xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ninh Bình.

9. Nguyễn Trọng Bảo (1996), Gia đình - nhà trường - xã hội với việc phát

hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Bình (2001), Chủ nhiệm dự án: “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học gia đình

và phụ nữ, Hà Nội.

12. Dương Văn Bóng (2003), Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục

của gia đình nông dân đối với thế hệ trẻ, Luận án Tiến sĩ Triết học.

13. Trần Quang Cấn (1992), Giáo dục đời sống gia đình trong giáo dục dân số, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Nguyễn Gia Cầu (1994), “Trẻ em lang thang đường phố nhìn từ góc độ giáo dục gia đình”, Báo phụ nữ Việt Nam, (29).

15. Nguyễn Thị Vân Chi (2010), Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, Luận văn thạc

sỹ Triết học.

16. Nguyễn Thị Chín (2005), Trẻ em và gia đình - Phương pháp nuôi dạy

con nên người, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

17. Phạm Khắc Chương (1997), Giáo dục gia đình và tâm lý trẻ ngày nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

18. Phạm Khắc Chương (chủ biên - 1996), Giáo dục gia đình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Cục Thống kê Ninh Bình (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội

20. Khổng Diễn (1994), “Dân số học tộc người” trong Chiến lược dân số và

kế hoạch hóa gia đình, Báo cáo khoa học ngày 24/8/1994.

21. Dương Tự Đan (1990), Những nhân tố có ảnh hưởng đến đời sống gia

đình hiện nay, một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam, Hà Nội

22. Đảng bộ huyện Hoa Lư (2010), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

23. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005 - 2010

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V - khóa VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần

thứ 6 - khóa IX, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp

hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Đoan (1996), Bàn về giáo dục gia đình, Một vài nét nghiên

cứu về gia đình Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

32. Lê Thanh Hà (1999), Kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức của giáo dục gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình vă hóa ở nước ta

hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Phạm Minh Hạc (chủ biên - 2001), Về phát triển toàn diện con người

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Ngô Công Hoàn (1991), Tâm lý học gia đình, Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Hội Liên hiệp Phụ nữ Ninh Bình (2009), Báo cáo của Ban chấp hành

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh khóa X.

36. Hội Nông dân huyện Hoa Lư (2008), Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ 2002 - 2007, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2008 - 2013.

37. Hội Nông dân Việt Nam (2001), Với phong trào xây dựng gia đình nông

dân văn hóa, thôn ấp, bản làng văn hóa, Nxb. Lao động, Hà Nội.

38. Phạm Thanh Hùng (1996), Sự biến đổi chức năng gia đình trong nền

kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Đặng Cảnh Khanh (2003), “Một số suy nghĩ về việc phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng trong giáo dục các giá trị truyền thống cho trẻ

em”, Khoa học dân số, gia đình và trẻ em, tr.45-49.

40. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa và gia đình Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

41. Phan Thanh Khôi (1996), “Nhận thức đầy đủ hơn về gia đình với tính cách là một tế bào của xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (5).

42. Nguyễn Thị Kỉ (1995), Phụ nữ với vấn đề xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Luận văn thạc sĩ khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

43. Tương Lai (1996), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(quyển 2), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

44. Phan Huy Lê (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam

hiện nay (tập 2), Đề tài KX.07.02, Hà Nội.

45. Nghiêm Sĩ Liêm (2000), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

46. Đặng Thị Linh (1996), Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

47. Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. A.Ma-ka-ren-cô (1978), Nói chuyện về giáo dục gia đình, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.

49. C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin (1959), Hôn nhân và gia đình, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

50. Nguyễn Đức Mạnh (2004), “Gia đình và chăm sóc giáo dục trẻ em tuổi mầm non trong gia đình hiện nay”, Khoa học về phụ nữ, (3), tr.21-26. 51. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và trong xã hội, Nxb.

Lao động, Hà Nội.

56. Lê Minh, Những tình huống ứng xử trong gia đình, Nxb. Lao động, Hà Nội. 57. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư (2010), Báo cáo tình hình

công tác 6 tháng đầu năm 2010.

58. Lã Quang Thạo (2009), Báo cáo chuyên đề khoa học đề tài “Xây dựng mô

hình xã hội học tập ở huyện Hoa Lư, Hội khuyến học huyện Hoa Lư

59. Lê Thi (1995), Gia đình Việt Nam - Các trách nhiệm, các nguồn lực

trong sự đổi mới của đất nước, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

60. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con

người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

61. Nguyễn Quốc Tuấn (1995), Tìm hiểu các quy phạm pháp luật về Hôn

nhân và gia đình, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

62. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Đề tài cấp nhà nước: Giá trị, định hướng

giá trị nhân cách và giáo dục giá trị (KX.07.04), Hà Nội

63. Xec-mai-cơ (1991), 142 tình huống giáo dục gia đình, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

64. Nguyễn Thị Xuân (2004), Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc,

giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luận văn thạc sĩ Triết học.

65. Nguyễn Thị Yến (2002), Xây dựng gia đình nông dân ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ Triết học.

Một phần của tài liệu Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 101 - 110)