Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ THỊ THU HUYỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - ĐỖ THỊ THU HUYỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 9 1.1. Nguồn lực con người trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9 1.1.1. Quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người 9 1.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn lực con người và công nghiệp hóa, hiện đại hóa 18 1.2. Vài nét khái quát về tỉnh Phú Thọ và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 23 1.2.1. Vài nét khái quát về tỉnh Phú Thọ 23 1.2.2. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ 26 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 35 2.1. Đặc điểm về số lượng, chất lượng và phân bố nguồn lực con người ở tỉnh 35 2.1.1. Về số lượng và chất lượng nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ 35 2.1.2. Về phân bố và sử dụng nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ 41 2.2. Thực trạng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh 46 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 46 2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong phát triển nguồn lực con người của tỉnh và nguyên nhân 57 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ 63 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 67 3.1. Quan điểm cơ bản 67 3.1.1. Phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ phải được coi là khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời còn là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của các ban, ngành và nhân dân trong tỉnh 67 3.1.2. Quán triệt quan điểm phát triển, chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 69 3.1.3. Phát triển nguồn lực con người trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường lao động 70 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ 71 3.2.1. Nhóm giải pháp kinh tế 71 3.2.2. Nhóm giải pháp chính trị 76 3.2.3. Nhóm giải pháp giáo dục - đào tạo 79 3.2.4. Nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội 84 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD-ĐT: Giáo dục - đào tạo KH-CN: Khoa học - công nghệ NLCN: Nguồn lực con người USD: Đô la Mỹ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia phải chú ý đến các nguồn lực của mình. Trong đó, con người được coi là nguồn lực cơ bản nhất của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát triển nguồn lực con người (NLCN) được coi là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [20, tr.30]. Từ trên quan điểm này, Đảng xác định một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [20, tr.32]. Đây là một nhiệm vụ mà các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải quan tâm. Phú Thọ có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có thế mạnh mang tầm cỡ quốc gia trong các lĩnh vực như giấy, phân bón, hoá chất… Những năm qua, sản xuất công nghiệp của tỉnh được duy trì với mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 12,5%/năm. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, dệt may. Một số sản phẩm mới, công nghệ cao đang hình thành, đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng được 2 nâng lên, từng bước nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ đều có bước phát triển khá. Tuy vậy, so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đa số lao động tập trung ở khu vực nông thôn, đặc biệt, quá trình CNH, HĐH chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Phú Thọ đang trên đà đẩy mạnh CNH, HĐH, song tiến độ thực hiện còn chậm bởi nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp. Mặc dù là một tỉnh đông dân (hơn 1,3 triệu dân), lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm đa số (84 vạn, năm 2010), nhưng chất lượng lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo và đào tạo nghề còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Đội ngũ nhân lực đã qua đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho tiến trình CNH, HĐH) của tỉnh thiếu trầm trọng. Số lượng nguồn nhân lực đông, trong khi đó số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm còn lớn (khoảng 2 vạn người). Đây là một nghịch lý hiện nay ở tỉnh Phú Thọ. Sự bất hợp lý và những tồn tại trên đã, đang là rào cản tiến trình CNH, HĐH nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Trước thực tế đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, kết hợp với khai thác các lợi thế, tiềm năng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng đến năm 2020 Phú Thọ trở thành tỉnh công nghiệp. Đại hội cũng xác định, một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để khai thông những điểm “nghẽn”, tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh trong những năm tới. Đó là lý do để tôi chọn vấn đề: 3 “Phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Phú Thọ” làm đề tài của luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về NLCN và phát triển nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH là đề tài đã được nhiều học giả quan tâm chú ý. Liên quan đến chủ đề, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là: - Mai Quốc Chánh, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” - Nxb CTQG, H., 1999. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - Phạm Minh Hạc, “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Nxb CTQG, H., 2001. Cuốn sách trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con người, nêu ra một số kết quả đạt được trong chương trình nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Bùi Thị Ngọc Lan, “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” - Nxb CTQG, H., 2002. Công trình này đã phân tích làm rõ quan niệm, vai trò của trí tuệ, nguồn lực trí tuệ trong phát triển xã hội; đánh giá một cách khái quát đặc điểm, thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. - Nguyễn Hữu Dũng, “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” - Nxb Lao động - xã hội, H.,2003. Tác giả nêu lên vai trò, yêu cầu về phát triển, phân bố, sử dụng NLCN trong phát triển kinh tế thị trường định 4 hướng xã hội chủ nghĩa, đánh giá thực trạng phân bố, sử dụng nguồn lực con người ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số chính sách và giải pháp phát triển nguồn lực con người ở nước ta tới năm 2020. - Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” - Nxb Lý luận chính trị quốc gia, H., 2005. Tác giả đã làm rõ vai trò, thực trạng của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển NLCN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. - Phạm Công Nhất, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” - Nxb CTQG, H., 2007. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu thực trạng của nó, đồng thời, đề xuất những giải pháp phát huy nhân tố con người nhằm phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Bùi Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở 2010, Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài làm rõ quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tri thức với nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá khái quát thực trạng và xu hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam Nhìn chung, tuy khai thác ở những khía cạnh, những mảng khác nhau, song các tác giả đều khẳng định sự cần thiết phải phát triển nguồn lực con người; từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất các phương hướng, giải pháp phát 5 triển nguồn lực con người nhằm đáp ứng yêu cầu của qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài các ấn phẩm được đề cập dưới dạng sách ở trên, liên quan đến đề tài còn có các bài báo, tạp chí khác nhau: - Nguyễn Hữu Dũng, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” - Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2002. Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu ra quan niệm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực này ở nước ta trong thời kỳ mới. - Đặng Hữu, “Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay” - Tạp chí Cộng sản, số 4/2005. Tác giả làm rõ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện mới, từ đó nêu ra một số giải pháp để thực hiện vấn đề này. - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Phú Thọ, http://tin tuc.xalo.vn. Phú Thọ: Nghiên cứu các giải pháp về đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Sở khoa học và công nghệ Phú Thọ (Theo báo mới.com). Các bài viết trên đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Thọ trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Bài viết khẳng định nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Vì vậy, tỉnh cần phải có những chiến lược đào tạo và giải pháp khắc phục vấn đề này. Vấn đề nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người cũng là đề tài nghiên cứu của một số luận văn, luận án tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” [...]... nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ 3.2 Nhiệm vụ của luận văn - Phân tích những lý luận chung về nguồn lực con người trong mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ - Làm rõ thực trạng nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện. .. yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ 8 Chƣơng 1 NGUỒN LỰC CON NGƢỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 1.1 Nguồn lực con ngƣời trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1 Quan niệm về nguồn lực con người và phát triển nguồn lực con người * Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh... phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Nguồn lực con người trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ và những vấn đề đặt ra Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn lực con... (2004); Luận văn thạc sĩ: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” của tác giả Lê Thị Mai (2005); Luận văn thạc sĩ: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kon Tum” của tác giả Trịnh Ngọc Dương (2006) Những công trình nghiên cứu nói trên là rất đáng trân trọng và là nguồn tư liệu quí, bổ ích... là phát triển công nghiệp và thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, để sớm đưa Phú Thọ trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đồng thời giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế công nông nghiệp - dịch vụ của tỉnh CNH, HĐH ở Phú Thọ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, CNH, HĐH tập trung chủ yếu phát triển công nghiệp Do có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát. .. này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh - Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Phú Thọ 4 Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng của luận văn Nguồn lực con người trong độ tuổi lao động ở tỉnh Phú Thọ 6 4.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của... thực trạng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (từ năm 1997 cho đến nay, năm tách tỉnh Vĩnh Phú thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc), đồng thời tham khảo số liệu của các Sở, Ban, Ngành có liên quan 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí... tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Phú Thọ tập trung đầu tư phát triển ngành du lịch gắn với lịch sử văn hóa dân tộc, thậm chí, trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh 1.2.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là một tỉnh nghèo trong cả nước Sau ngày tái lập tỉnh (1-11997), Đảng bộ và nhân. .. tỉnh Phú Thọ dưới góc độ chính trị - xã hội 6 Cái mới và những đóng góp về mặt khoa học của luận văn 6.1 Cái mới của luận văn Về lý luận Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nguồn lực con người ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay Về thực tiễn Luận văn làm rõ thực trạng NLCN của tỉnh Phú Thọ và đề xuất những quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển. .. nhân dân tỉnh Phú Thọ nỗ lực xây dựng phát triển kinh tế xã hội và thực hiện CNH, HĐH theo chủ trương của Đảng Xuất phát từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, Phú Thọ thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế chậm phát 26 triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghiệp phát triển chưa mạnh, đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp . khái quát về tỉnh Phú Thọ và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh 23 1.2.1. Vài nét khái quát về tỉnh Phú Thọ 23 1.2.2. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Thọ 26. LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 9 1.1. Nguồn lực con người trong mối. HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Nguồn lực con ngƣời trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1. Quan niệm về nguồn lực con người