Một là, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn
Là tỉnh có dân số đông và tập trung chủ yếu ở nông thôn. Do đó, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động ở nông thôn đang là nhiệm vụ bức xúc và là nội dung quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay. Trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ việc làm là lao động có thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm; giải quyết việc làm là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, đơn vị cơ sở và của mọi người lao động. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, người lao động nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết việc làm cho mình và xã hội.
- Giải quyết việc làm thông qua đẩy mạnh xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động đang là hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở Phú Thọ. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cho nhân dân và người lao động nắm được đầy đủ thông tin, chính sách, quyền và nghĩa vụ của người đi xuất khẩu lao động. Duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu lao động hiện có; tìm kiếm, mở rộng khai thác thị trường có thu nhập cao, việc làm ổn định; phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.500- 3.000 lao động.
- Chương trình hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người ít có khả năng tự giải quyết việc làm
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh thành Trung tâm giới thiệu việc làm trọng điểm để tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề ngắn hạn có chất lượng đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu lao động. Tổ chức tốt việc điều tra nắm tình hình lao động thiếu việc làm trên địa bàn. Củng cố vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm để giải quyết thêm việc làm cho người lao động.
Như vậy,tạo nhiều việc làm thông qua tuyên truyền, phát triển kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động... Đó là những giải pháp nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả lớn cho công tác giải quyết việc làm ở Phú Thọ hiện nay, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả NLCN, phục vụ tốt hơn cho quá trình CNH, HĐH.
Hai là, tiếp tục thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống
Công tác xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Chính phủ, đã được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các cấp và luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, đóng góp to lớn của các tổ chức, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Chương trình đã trở thành mục tiêu lớn được triển khai lồng ghép cùng với các chương trình, dự án kinh tế, văn hóa - xã hội, được đầu tư có trọng điểm, hợp lý, mạng lưới cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo được bố trí đến tận thôn, làng, bản. Các cơ quan đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền, hưởng ứng, vì thế công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Song bên cạnh đó, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, do đó cần phải có những giải pháp khắc phục. Cụ thể:
- Nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia, cần gần dân, hiểu dân để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ, có vậy công tác xóa đói giảm nghèo mới đạt hiệu quả cao. Cùng với đó, cần tăng cường sự tham gia chủ động và tích cực của nhân dân vào toàn bộ các bước của chương trình, từ điều tra, thu thập thông tin, lựa chọn đúng đối tượng. Ngoài ra, cần tuyên truyền, giác ngộ cho người nghèo thấy được muốn xóa đói giảm nghèo phải vươn lên bằng chính sự nỗ lực của bản thân, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vào sự trợ giúp, lòng hảo tâm của các cơ quan, đoàn thể, những cá nhân. Bản thân họ không ai khác phải chủ động vươn lên thoát nghèo thông qua phát triển sản xuất, lao động. Trong công tác xóa đói giảm nghèo cần chú ý cải tạo các phong tục, tập quán sản xuất lỗi thời, mang tính tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi mới mang tính phù hợp với điều kiện địa phương.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo mang tính bền vững. Kịp thời tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mô hình tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong lao động, sản xuất, tích cực hỗ trợ để hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ở các thôn, bản, xã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động.
Để phát triển NLCN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở tỉnh Phú Thọ, bên cạnh các giải pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, GD-ĐT thì vấn đề quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho NLCN cũng phải được tỉnh chú trọng.
Con người khi được quan tâm, chăm sóc về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thỏa mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho NLCN luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm.
Công tác chăm sóc sức khỏe đòi hỏi tất cả mọi người đều được chăm sóc chu đáo song hướng ưu tiên hàng đầu phải là trẻ em. Bởi có chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ em thì mới có được những người lao động khỏe mạnh trong tương lai. Đây không chỉ là vấn đề xã hội, mà còn là sự chuẩn bị cần thiết NLCN cho những giai đoạn phát triển tiếp theo, là điều kiện, tiền đề quan trọng tạo ra sự cường tráng về thể chất của người lao động - vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và tinh thần cho xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NLCN liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, phụ thuộc vào cả nhân tố chủ quan và khách quan. Do đó chính sách và biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số phải là sự cam kết chính trị với những nỗ lực và giải pháp đa ngành, sự tăng cường đầu tư hợp lý, tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế, bảo hiểm y tế, điều kiện kinh tế xã hội, mức thu nhập, nhận
thức của người dân, sự tham gia của người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe. Các chính sách và giải pháp mà nhà nước hoặc tỉnh đưa ra phải được cụ thể hóa, hiện thực hóa trong đời sống xã hội và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng. Chẳng hạn, phát triển mạng lưới y tế rộng khắp đi đôi với chất lượng phục vụ, xây dựng hệ thống y tế toàn diện, đa năng, thực hiện được việc kiểm tra sức khỏe định kỳ...
Cùng với chính sách chăm sóc sức khỏe, cũng cần quan tâm hơn nữa đến chính sách dân số, bởi nó cũng là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển con người. Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh hiện nay vẫn còn cao (12,32% năm 2010), nó chẳng những triệt tiêu mọi cố gắng và thành quả đạt được trong phát triển kinh tế mà còn làm gay gắt thêm đối với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng dân số của tỉnh. Bởi vậy, trong chính sách dân số cần kết hợp vấn đề hạn chế về số lượng với việc cải thiện, nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, cần thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh sẽ đảm bảo cho con người phát triển thuận lợi cả về thể chất và tinh thần. Bởi vậy, cần đưa nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục quốc dân ngay từ cấp một, chú trọng gắn giáo dục lý thuyết với hoạt động thực tiễn. Mặt khác, trung ương cũng như tỉnh phải tăng cường hơn nữa và đa dạng hóa các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường đi đôi với việc tăng đầu tư vào lĩnh vực môi trường. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư nước ngoài, các công trình xây dựng...đều phải xem xét, đánh giá sự tác động của nó đến môi trường sống và có biện pháp xử lý. Phải xử lý kiên quyết và có hình thức xử phạt thích đáng những trường hợp làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần khuyến khích áp dụng công nghệ sạch vào trong sản xuất. Trong môi trường xã hội cần xóa bỏ những cơ chế đã, đang kìm hãm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động, xây dựng cơ
chế mới đảm bảo giải phóng người lao động về mọi mặt để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ, nhiệt huyết vốn tiềm ẩn trong con người.
Phú Thọ là một tỉnh có những “điểm nóng” về môi nhiễm môi trường, đó là làng ung thư ở xã Thạch Sơn (huyện Lâm Thao), phía sau Công ty Suppe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung quanh khu vực Công ty Suppe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty cổ phần pin Ắc qui Vĩnh Phú, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng trực tiếp khí thải của các lò gạch và mùi hôi bốc lên từ cửa xả nước thải của công ty giấy Bãi Bằng đến xã này.
Như vậy, thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống là một trong những hướng, những nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh quan tâm để phát triển NLCN, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.
Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước xu thế hội nhập và phát triển
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, duy trì và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống ở các vùng, địa phương như: lễ hội bơi chải truyền thống ở Việt Trì, hội trọi trâu ở Phù Ninh, lễ hội vật trâu giằng búa ở Thanh Ba, lễ hội đền mẫu Âu Cơ, hát xoan hát nghẹo... Phê phán và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nếp sống lạc hậu nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đề ra.
Tăng cường quản lý của Nhà nước, địa phương đối với các hoạt động văn hóa, thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức phát triển văn hóa - văn nghệ, đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao. Hướng người dân, nhất là thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động văn hóa lành mạnh, nhất là những hoạt động, phong trào mang tính cộng đồng.
Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, xây dựng và phát huy có hiệu quả các công trình văn hóa ở cơ sở. Chú trọng đầu tư các khu vui chơi, giải trí, loại bỏ những tư tưởng phản văn hóa, lối sống không phù hợp ra khỏi đời sống tinh thần của người dân.
Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, các di chỉ khảo cổ học, tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”.
Với những giải pháp trên khi được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần làm cho môi trường sống lành mạnh, tạo điều kiện cho con người cống hiến tài năng phục vụ tốt hơn sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Phát triển NLCN ở Phú Thọ là một tất yếu, khách quan trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, nguồn lực đó có đủ mạnh và đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính sách và các giải pháp mà tỉnh đề ra.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng NLCN và phân tích quá trình phát triển NLCN của tỉnh, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy NLCN ở Phú Thọ phát triển mạnh hơn. Trong những năm tới, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, Phú Thọ cũng cần chú trọng nhóm giải pháp GD-ĐT và giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó sẽ mở ra triển vọng cho Phú Thọ nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH.
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở làm rõ những khái niệm cơ bản của luận văn, cũng như phân tích làm nổi bật mối quan hệ giữa NLCN với CNH, HĐH ở Phú Thọ, luận văn đã phác họa những nét căn bản nhất thể hiện tính đặc thù của sự nghiệp CNH, HĐH mà Phú Thọ đang tiến hành. Những đặc điểm riêng đó đã và đang đặt ra nhu cầu tất yếu phải coi trọng phát triển NLCN nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.
2. Luận văn cũng phân tích, làm rõ những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống, văn hóa, con người Phú Thọ. Tất cả những yếu tố đó đã, đang ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, quy mô, tốc độ phát triển NLCN Phú Thọ trong nhiều năm qua. Từ đó, luận văn đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển NLCN phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh trong những năm tiếp theo.
3. Trên cơ sở phân tích thực trạng về số lượng, chất lượng NLCN cũng như phát triển NLCN. Luận văn chỉ ra một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển NLCN của tỉnh và chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển NLCN trong thời gian tới.
4. Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo phát triển NLCN, luận văn xây dựng một hệ thống giải pháp để tỉnh Phú Thọ có thể tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển NLCN, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh.
Tỉnh Phú Thọ đang trên đà đổi mới, đang ở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu cố gắng phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, thực hiện được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc phát triển NLCN của tỉnh. Bởi vậy, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như thực tiễn, nhất là đối với một tỉnh như Phú Thọ hiện nay. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề này là rất cần thiết và luận văn sẽ còn tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài này.
Một số kiến nghị với tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất, tỉnh nên giao cho một cơ quan cấp sở chịu trách nhiệm tổ chức, điều tra, đánh giá một cách khá đầy đủ, toàn diện về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, về tỷ lệ lao động có trình độ