là khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời còn là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của các ban, ngành và nhân dân trong tỉnh
Phú Thọ đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc... Để thực hiện được những mục tiêu trên, không có con đường nào khác là Phú Thọ phải tập trung phát triển mạnh và khai thác có hiệu quả NLCN, đây là hướng đi đúng đắn nhất quyết định sự thắng lợi của quá trình CNH, HĐH.
Trước mắt, để đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2011, cũng như các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh đề ra, giai đoạn 2010 - 2015, Phú Thọ cần tập trung tất cả nguồn lực cho phát triển NLCN - nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Trên nền tảng những thắng lợi đó sẽ tạo đà đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH trong những năm tiếp theo, phấn
đấu đến năm 2020 hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH theo chủ trương của tỉnh Phú Thọ và Nhà nước đề ra. Có thể nói nhiệm vụ của giai đoạn này rất nặng nề, thời gian đang đến gần song tất yếu phải vượt qua để đưa Phú Thọ tiến nhanh, tiến mạnh cùng với các tỉnh trong khu vực và cả nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được bằng chính sức mạnh của NLCN Phú Thọ, trước hết là tài năng, trí tuệ và sức sáng tạo của người lao động. Do đó, hơn lúc nào hết, phát triển NLCN ở Phú Thọ phải được coi là khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp CNH, HĐH và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Bên cạnh đó, phát triển NLCN ở Phú Thọ còn là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của các ban, ngành và nhân dân trong tỉnh. Bởi vì, NLCN chỉ thực sự phát huy được thế mạnh của nó khi được đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý, được tạo điều kiện thuận lợi phát triển cả về thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức... Muốn vậy, con người phải được đầu tư, phải có những cơ chế, chính sách tác động phù hợp để khuyến khích phát triển. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Phú Thọ cần phải xây dựng chiến lược phát triển NLCN một cách cụ thể để làm cơ sở định hướng thực hiện kế hoạch hóa sự phát triển các ngành: GD - ĐT, y tế, văn hóa, dân số... nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, tỉnh ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư phát triển GD - ĐT và các lĩnh vực phúc lợi xã hội, dịch vụ cơ bản để chăm lo cho con người, quản lý và sử dụng tốt tiềm năng lao động. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng cần tạo ra môi trường, hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp để tạo ra nhiều việc làm, đồng thời có chính sách hình thành và phát triển nhanh thị trường lao động, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng để người lao động có cơ hội tìm việc làm và phát triển. Ngoài ra, cần phát huy vai trò to lớn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia cùng với nhà nước phát triển sự nghiệp GD-ĐT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên tạo việc làm và sử dụng có hiệu quả NLCN của tỉnh.
Cho dù có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho NLCN phát triển, song nếu như bản thân mỗi gia đình, cũng như cá nhân người lao động không tự nỗ lực vươn lên và không có sự đầu tư thỏa đáng thì NLCN khó mà phát huy được. Do đó, song song với cơ chế chính sách thì đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải luôn tự ý thức nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nhân cách đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực..., như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc và đòi hỏi của xã hội.