Phát triển nguồn lực con người trên cơ sở tôn trọng quy luật

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ (Trang 75)

khách quan của nền kinh tế thị trường và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường lao động

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, yêu cầu phát triển NLCN ở Phú Thọ phải tôn trọng các quy luật khách quan của nó, cũng như chấp nhận các quy luật của thị trường lao động như quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu... Ngoài ra, phải đảm bảo thị trường phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Cùng với nó tỉnh Phú Thọ cũng cần có những cơ chế quản lý, kiểm soát và điều tiết sao cho mọi người lao động đều có cơ hội và điều kiện được giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và có việc làm thu nhập ổn định. Điều này có nghĩa, quá trình phát triển NLCN ở Phú Thọ vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa nhằm phát triển toàn diện con người, đảm bảo tiến bộ và công bằng trong xã hội.

Khi tham gia thị trường lao động, phát triển NLCN ở Phú Thọ cũng phải tuân thủ các quy luật khách quan của nó. Cơ chế hoạt động của thị trường lao động là cơ chế cạnh tranh, do đó người lao động phải được đào tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó mới có cơ hội và khả năng có được việc làm phù hợp. Mặt khác, thị trường lao động luôn biến đổi và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu lao động. Do đó, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường sẽ giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường. Như vậy, phát triển NLCN trong nền kinh tế thị trường là phải nâng cao trình độ cho người lao động,

phát triển toàn diện về mọi mặt để đảm bảo khả năng cạnh tranh, cơ hội có việc làm thích hợp cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ (Trang 75)