1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương

133 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THS KINH TẾ Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Kháng Hà Nội 2007 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THS KINH TẾ Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đình Kháng Hà Nội 2007 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay con ngƣời đƣợc thừa nhận là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển. Quan niệm“ con ngƣời vừa là mục đích,vừa là tác nhân của sự phát triển” đã đƣợc nhiều nƣớc, nhiều dân tộc thừa nhận và coi đó nhƣ một qui luật phát triển của thời đại. Ở nƣớc ta, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (7/1996) đã quyết định đƣa đất nƣớc bƣớc vào một thời kì mới là đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng một xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, văn minh. Trong sự nghiệp CNH, HĐH chúng ta lấy việc “ phát huy nguồn lực con ngƣời” làm “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Nguồn nhân lực không những thể hiện vai trò chủ thể thực hiện quá trình CNH, HĐH, sử dụng các nguồn lực khác để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH mà còn giữ vai trò đối tƣợng đƣợc khai thác triệt để, đƣợc hƣởng thụ những thành quả của quá trình này. Con ngƣời là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH. Đại hội Đảng lần IX đã khẳng định: “Đáp ứng yêu cầu về con ngƣời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nƣớc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nƣớc, Hải Dƣơng bƣớc vào thời kì CNH, HĐH. Là tỉnh có có số dân đông (năm 2006 hơn 1,7 triệu ngƣời), kinh tế thuần nông là chủ yếu, Hải Dƣơng đang từng bƣớc đẩy mạnh phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Hiện nay Hải Dƣơng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sự nghiệp phát triển KT- XH. Trong quá trình CNH, HĐH xét trên nhiều phƣơng diện thì càng thấy rõ nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực, cụ thể là lực lƣợng lao động 2 tuy dồi dào, có tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo nhƣng vẫn còn hạn chế không nhỏ về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Trong khi đó quá trình CNH, HĐH đòi hỏi NNL, nhất là NNL cho ngành công nghiệp phải đƣợc nâng cao về chất lƣợng. Vì vậy, ngoài việc nâng cao các tiền đề vật chất thì việc nâng cao chất lƣợng NNL, đặc biệt NNL cho ngành công nghiệp ở Hải Dƣơng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, thực hiện CNH, HĐH có vị trí rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên việc nghiên cứu đề tài: “Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương” là hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về vai trò, thực trạng NNL trên cơ sở đó có những định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng NNL nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, thực hiện phát triển KT- XH ở Hải Dƣơng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Vấn đề NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo đề cập đến dƣới nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau nhƣ: - Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Xuân Dũng, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1997. - Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng của tác giả Vƣơng Quốc Đƣợc, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. - Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giáo sƣ, tiến sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 3 - Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay của giáo sƣ Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, tháng 2/2005. - Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam của tiến sĩ Đoàn Văn Khái, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. - Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Lê Thị Ngân, Tạp chí Cộng sản, tháng 12/2003. - Đào tạo gắn với sử dụng- giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở nước ta của Phan Tùng Mậu, Tạp chí Giáo dục, tháng 2/2002. - Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam của tiến sĩ Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005. - Giáo trình Nguồn nhân lực của phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Tiệp, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2005. Nhƣ vậy, tuy đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về NNL, nhƣng do đây là một vấn đề có nội hàm rộng nên các công trình trên chỉ mới đề cập tới một khía cạnh nào đó, hoặc mới chỉ đƣa ra những giải pháp chung chung, chƣa đi sâu vào vấn đề chất lƣợng và việc nâng cao chất lƣợng NNL ở một địa bàn cụ thể. Ở Hải Dƣơng cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề NNL, song các công trình đó cũng mới đi vào nghiên cứu một cách khái quát việc phát triển NNL, chƣa đi vào nghiên cứu sâu vấn đề chất lƣợng NNL và đặc biệt NNL cho một ngành tại địa bàn. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực bao hàm nhiều phƣơng diện, luận văn lấy chất lƣợng NNL trong quá trình CNH, HĐH làm đối tƣợng nghiên cứu vì đây là vấn đề đang đƣợc chú trọng trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề chất lƣợng NNL trong phạm vi tỉnh Hải Dƣơng thời kỳ CNH, HĐH. Trong đó luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu chất lƣợng NNL cho ngành công nghiệp ở Hải Dƣơng. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. * Mục đích: Từ việc làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng chất lƣợng NNL trong quá trình CNH, HĐH, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng NNL ở Hải Dƣơng trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận về chất lƣợng NNL trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. - Làm rõ thực trạng chất lƣợng NNL ở Hải Dƣơng. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lƣợng NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở Hải Dƣơng. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. * Cơ sở lý luận: Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL. 5 * Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp biện chứng mác xít, đặc biệt sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp với các phƣơng pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá để thực hiện đề tài. 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn. * Đóng góp của luận văn. - Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của vấn đề chất lƣợng NNL, đặc biệt chất lƣợng NNL ngành công nghiệp, luận văn làm rõ hơn thực trạng của NNL tỉnh Hải Dƣơng. - Kiến giải có căn cứ lý luận và thực tiễn những định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng NNL ở Hải Dƣơng. * Ý nghĩa của luận văn. - Kết quả của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hƣớng và đƣa ra những kế hoạch phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dƣơng. - Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho các cơ quan hữu trách, cho các trƣờng học, cơ sở đào tạo có liên quan đến xây dựng, phát triển NNL của tỉnh Hải Dƣơng; dùng làm tài liệu tham khảo việc nghiên cứu vấn đề về NNL, giảng dạy môn kinh tế chính trị trong các trƣờng Đại học và Cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng 6 tiết. Chương 1: Chất lƣợng nguồn nhân lực và những yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH ở Hải Dƣơng. 6 Chương 2: Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dƣơng hiện nay. Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dƣơng. Chương 1 CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HẢI DƢƠNG 1.1 Nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. 1.1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Ơ nƣớc ta từ khi công cuộc đổi mới bƣớc vào giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH đất nƣớc Đảng và Nhà nƣớc cũng đã nhấn mạnh yếu tố quyết định này. Liên tục trong những năm gần đây, Đảng ta đã ra hàng loạt các nghị quyết về phƣơng hƣớng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp tác động vào nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dƣỡng và phát huy nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời Việt Nam toàn diện. Đảng ta coi NNL là yếu tố quyết định sự thắng lợi của CNH, HĐH đất nƣớc. Con ngƣời vừa là động lực, vừa là mục tiêu của CNH, HĐH. Chỉ có CNH, HĐH mới có thể tạo ra những tiền đề để con ngƣời phát triển toàn diện. Đồng thời quá trình CNH, HĐH cũng đòi hỏi con ngƣời phải có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức Nguồn nhân lực đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ lí thuyết phát triển, đó là nguồn lực con ngƣời của một quốc gia, là một bộ phận của các nguồn lực 7 tham gia vào quá trình phát triển KT- XH. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (vốn, đất đai, công nghệ…) ở chỗ nguồn lực con ngƣời với hoạt động lao động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi giới tự nhiên, là yếu tố quan trọng nhất của lực lƣợng sản xuất. Mặt khác, trong quá trình lao động làm nảy sinh các quan hệ sản xuất. Trong mọi hình thái KT- XH, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của sản xuất. Đồng thời là mục đích của nền sản xuất xã hội. Theo nghĩa hẹp (xét theo từng thời kì) đó là nguồn lực của một quốc gia, là bộ phận dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động (ở nƣớc ta đƣợc hiểu là bộ phận dân số từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ trừ những ngƣời tàn tật, mất sức lao động loại nặng và cả lao động trẻ em và lao động cao tuổi). Nguồn nhân lực đƣợc nghiên cứu trong luận văn là tổng hợp những con ngƣời, chủ thể với những năng lực, phẩm chất nhất định đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình CNH, HĐH. “Nguồn nhân lực” hay còn gọi là “Nguồn lực con ngƣời”, “Nguồn tài nguyên ngƣời” đó là những chủ thể không tồn tại một cách biệt lập mà chúng đƣợc liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất về tổ chức, tƣ tƣởng và hành động. Tổng hợp những chủ thể này là tổng hợp sức mạnh của một tổng thể ngƣời chứ không phải sự tập hợp đơn giản số lƣợng ngƣời. Sức mạnh ấy là cái vốn có bên trong của mỗi con ngƣời và đƣợc nhân lên trong chỉnh thể thống nhất. Nguồn nhân lực cho CNH, HĐH còn đƣợc hiểu không chỉ là những chủ thể đang tham gia vào quá trình CNH, HĐH mà cả những chủ thể đã và sẽ tham gia vào quá trình này. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT- XH trong thời đại ngày nay. Tuy có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, nhƣng nhìn chung, nguồn nhân lực đƣợc xem xét dƣới hai góc độ 8 là số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân cƣ tham gia vào hoạt động KT- XH, vào quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Số lƣợng NNL đƣợc xác định bởi các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tại một thời điểm thƣờng đƣợc xác định là bao nhiêu hay chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng dân số. Các chỉ số về số lƣợng NNL của một quốc gia là dân số, tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân, cấu trúc dân số: Số dân ở độ tuổi lao động, số ngƣời ăn theo v.v. Số lƣợng NNL đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT- XH. Nếu số lƣợng NNL không tƣơng xứng với sự phát triển (thiếu,hoặc thừa) thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến quá trình CNH, HĐH. Chất lƣợng NNL đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng sức khoẻ, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu NNL về tuổi tác, giới tính, thiên hƣớng ngành nghề, phân bố theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị - nông thôn. Trong nguồn nhân lực, chất lƣợng NNL đóng vai trò quyết định, nhất là giai đoạn hiện nay, khi chúng ta thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, KH - CN và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì NNL chất lƣợng cao có vai trò quyết định sự thành công của quá trình này. 1.1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 (khoá VII) của Đảng chỉ rõ: ““Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [14, tr.65]. [...]... tế, dù có đủ các nguồn lực khác 1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL Chất lƣợng NNL là khái niệm tổng hợp thể hiện ở các mặt sau: sức khoẻ; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn- kỹ thuật; tính năng động xã hội; phẩm chất đạo đức, tác... động đến chất lƣợng NNL ở phạm vi rộng lớn 1.2 Những yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dƣơng 1.2.1 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương trong những năm qua Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nƣớc, Hải Dƣơng bƣớc vào thời kì CNH, HĐH với nhiều thời cơ, thuận lợi đan xen thách thức và khó khăn Song quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng... cao ở chất lƣợng NNL, cụ thể là trình độ văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật, sức khoẻ và các phẩm chất khác của NNL 1.2.2 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương đã đặt ra những yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực Quá trình CNH, HĐH nói chung cũng nhƣ ở Hải Dƣơng nói riêng tự bản thân nó đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng NNL Giai đoạn hiện nay quá trình. .. cầu của mỗi loại, ở mỗi vùng, miền và cả trên cả nƣớc * Vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình tất yếu mà trong sự phát triển của mình mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều phải trải qua Trong quá trình CNH, HĐH vai trò của NNL cùng với KH - CN ngày càng đƣợc đánh giá cao Song trong đó NNL là một nhân tố giữ vai trò... vừa là quá trình KT - XH Do vậy nhìn theo chiều sâu của sự phát triển KT - XH đó là phát triển con ngƣời và nguồn lực con ngƣời là nội dung cốt lõi + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc dân, bao gồm mở rộng phân công lao động ở địa phƣơng, vùng, toàn quốc và phân công lao động quốc tế + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc phải đƣợc thực hiện hƣớng... tiếp, hiện thực, quyết định toàn bộ quá trình này Điều đó đƣợc thể hiện từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, cách thức đến việc tổ chức khai thác các nguồn lực khác để thực hiện CNH, HĐH Bản thân các nguồn lực khác không thể tự nó tham gia vào quá trình CNH, HĐH 13 Chúng chỉ trở thành nguồn lực thực sự của quá trình này khi đƣợc kết hợp với sức lực và trí tuệ của NNL Trong thực tế ở nhiều nƣớc và ở nƣớc... yêu cầu mở rộng quy mô nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trong điêu kiện KH - CN phát triển mạnh đòi hỏi phải tăng cƣờng đào tạo lao động chuyên môn - kỹ thuật các cấp trình độ (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên) Để thực hiện đƣợc yêu cầu này, giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng trong tạo nguồn đầu... nâng cao chất lƣợng NNL không chỉ xuất phát từ sản xuất, từ yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế mà còn xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời 1.2.3 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số địa phương 1.2.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -... ngành nông nghiệp (nông, lâm ngƣ nghiệp) và tăng tỷ trọng kinh tế, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình bao trùm tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động, hƣớng vào thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của đất nƣớc + Công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa là quá trình kinh... từng bƣớc hiện đại hoá các cơ sở sản xuất Rà soát các sản phẩm, ƣu tiên phát triển nhanh công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm mũi nhọn, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và các ngành công nghiệp phụ trợ Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở các vùng nông thôn Phát triển các cơ sở sản xuất mới trong các lĩnh vực: công nghệ viễn thông, phần mềm, cơ khí, động cơ, công nghiệp tàu . LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ YÊU CẦU VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HẢI DƢƠNG 1.1 Nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp. các nguồn lực khác. 1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực. LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ KIM NGUYÊN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THS KINH TẾ Người hướng

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Anh ( 2005), Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
2. Vân Anh, Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học- Cần đầu tư trang thiết bị có hiệu quả, Báo Khoa học và phát triển, số 52 từ 25-31/12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học- Cần đầu tư trang thiết bị có hiệu quả
3. Mai Quốc Chánh ( 1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996 ), Nguồn nhân lực trong quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996 ), "Nguồn nhân lực trong quá trình công "nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực và phát triển, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4/2005, tr.34-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực và phát triển
6. Vũ Huy Chương ( 2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
7. Nguyễn Khắc Chương, Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
8. Cục thống kê Hải Dương (2006), Kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương sau 10 năm tái lập, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương sau 10 năm tái lập
Tác giả: Cục thống kê Hải Dương
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 2006
9. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2003
10. Nguyễn Hữu Dũng,Về nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006- 2010, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006- 2010
11. Phan Xuân Dũng, Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
12. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
13. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
14. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Hội nghị TW7- Khoá VII NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị TW7- Khoá VII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
15. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: NXB Sự thật
16. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1996), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
17. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
18. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
21. Vương Quốc Được (1999 ), Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng
22. Xuân Đức (2006), Giáo dục TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010: Phát triển mô hình giáo dục mới, Báo Giáo dục và Thời đại ra ngày 26/01/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010: Phát triển mô hình giáo dục mới
Tác giả: Xuân Đức
Năm: 2006
23. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc và các tác giả
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w