Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHẠM NGỌC ANH PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI KHƠ - MÚ Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHẠM NGỌC ANH PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI KHƠ - MÚ Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN SƠN HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI KHƠ-MÚ, ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI 6 1.1. Vài nét về người Khơ-mú ở Việt Nam 6 1.1.1. Tên gọi, dân số, địa bàn cư trú 6 1.1.2. Lịch sử tộc người 6 1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của người Khơ-mú 8 1.2. Khái quát về người Khơ-mú ở Huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái 11 1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11 1.2.2. Dân số và dân cư 12 1.2.3. Lịch sử cư trú 13 1.2.4. Các hoạt động kinh tế 14 1.2.5. Tổ chức xã hội 15 1.2.6. Văn hoá truyền thống 17 1.3. Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 20 1.3.1. Hôn nhân truyền thống của người Khơ-mú 20 1.3.2. Những nét văn hóa trong tục lệ cưới xin của người Khơ-mú 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI, NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở VĂN CHẤN YÊN BÁI 55 2.1. Thực trạng những biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 55 2.1.1. Thực trạng và những biến đổi trong hôn nhân 55 2.1.2. Thực trạng và những biến đổi trong nghi lễ cưới xin 64 2.1.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin 73 2.2 Giải pháp phát huy giá trị truyền thống trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 75 2.2.1. Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân 75 2.2.2. Phát huy giá trị văn hóa trong tục lệ cưới xin 79 2.3. Một số kiến nghị giải pháp 83 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 93 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hôn nhân và cưới xin là một trong những sự kiện hệ trọng trong vòng đời của con người, là mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và khẳng định vai trò của mỗi con người trong gia đình, dòng họ và trong xã hội. Không riêng ở Việt Nam mà khắp mọi nơi trên thế giới, vấn đề hôn nhân luôn được các dân tộc coi trọng và dành được sự quan tâm đặc biệt. Hôn nhân và tục lệ cưới xin thể hiện rõ đặc trưng văn hóa riêng, đậm đà bản sắc của mỗi tộc người. Trong nhiều năm trở lại đây, dưới tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự tác động của kinh tế thị trường làm cho đời sống văn hoá và các phong tục tập quán truyền thống đã có những thay đổi về nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực làm ảnh hưởng nhiều đến việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu các phong tục tập quán truyền thống trong đó có hôn nhân và cưới xin của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết. Cho đến nay, người Khơ-mú ở Việt Nam không đông. Cả nước có 56.542 người (năm 1999), trong đó trên địa bàn tỉnh Yên Bái, người Khơ-mú có hơn 1.000 người. Văn Chấn là huyện duy nhất trong tỉnh có nhiều người Khơ-mú sinh sống. Do tác động của nền kinh tế thị trường, do có sự giao thoa văn hóa của các tộc người sống xen kẽ, những năm qua vấn đề hôn nhân gia đình và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú đã có nhiều thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Đặc biệt là đã bắt đầu xuất hiện một số vấn đề làm ảnh hưởng đến gìn giữ bản sắc văn hóa trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ- mú ở Yên Bái. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu về hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 2 Luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức về văn hoá truyền thống của người Khơ-mú nói chung, ở Văn Chấn nói riêng. Từ đó, thấy được những giá trị tích cực cũng như những yếu tố không còn phù hợp trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá mới. Đồng thời có thêm luận cứ khoa học giúp cho các nhà quản lý ở địa phương có thêm cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách và tìm ra các giải pháp thích hợp trong việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị T.W 5, khoá 8 về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Phát huy giá trị văn hoá trong Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cho đến nay, đã có một số các tác giả người nước ngoài nghiên cứu về người Khơ-mú nhưng chủ yếu về người Khơ-mú ở Lào và Thái Lan, ở Việt Nam còn rất ít, ngoại trừ công trình Études Ethnographiques sur les Khas, Revue Indochinoise, 1907, của Macey và bài viết Chương trong văn học dân gian, trong lịch sử và tiềm thức của người Khơ-mú của TS. Frank Proschan. Tuy nhiên, so sánh với các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme miền Bắc, thì Khơ-mú cũng là tộc người được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm, chú ý. Ngay sau 1954, người Khơ-mú được nhiều người biết đến qua các báo cáo của Ban Dân tộc Khu Uỷ Tây Bắc với tộc danh là Xá. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, các công trình nghiên cứu có liên quan đến người Khơ-mú bắt đầu được công bố như: Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam, 1963 và Sự phân bố dân tộc và nhóm dân cư ở miền Bắc Việt Nam, 1966 của Vương Hoàng Tuyên. Từ sau 1975, người Khơ-mú ngày càng được giới thiệu nhiều hơn trong các công trình, bài viết, tiêu biểu như: Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học xã 3 hội H, 1972; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, H, 1978; Dân tộc Khơ-mú ở Việt Nam do Khổng Diễn chủ biên, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 1999; Người Khơ-mú do Chu Thái Sơn chủ biên, Nxb Trẻ -2006; Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc, Nxb Nghệ An, 1993; Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn, Nghệ An do Phạm Quang Hoan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995; Xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam của Viện Dân tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1975; Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc Việt Nam của Viện Dân tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1980; Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam của Viện Dân tộc học, Nxb, Khoa học xã hội, H, 1983; Dân tộc và bản sắc văn hoá vùng Văn Chấn, Mường Lò của Bùi Huy Mai, Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 2007… Trong các công trình, bài viết kể trên, người Khơ-mú đã được giới thiệu khá đầy đủ từ góc độ tộc danh, dân số, địa bàn cư trú cho đến các hoạt động kinh tế truyền thống, các dạng thức văn hoá cổ truyền của họ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn thiếu vắng một khảo cứu mang tính chuyên sâu về phong tục hôn nhân và cưới xin của họ. Đặc biệt, vẫn còn rất ít các công trình, bài viết riêng về người Khơ-mú ở Văn Chấn nói chung, và phong tục hôn nhân và cưới xin của họ nói riêng. Mặc dù vậy, đây là những tư liệu hết sức quý giá, giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên chưa có dề tài nghiên cứu sâu sắc về những giá trị văn hoá của hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ mú dưới góc độ xã hội- chính trị. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU * Mục đích Đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 4 * Nhiệm vụ Làm rõ những giá trị văn hoá trong hôn nhân và cưới xin của người Khơ- mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cần phát huy và những hạn chế Đề xuất giải pháp để phát huy giá trị văn hoá trong hôn nhân và cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Những giá trị văn hoá trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú, những yếu tố truyền thống và những yếu tố biến đổi. * Phạm vi nghiên cứu là người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Ngoài ra, luận văn cũng có so sánh với hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở Yên Bái với người Khơ-mú ở một số địa phương khác như ở Nghệ An, Hà Tĩnh qua tham khảo các tài liệu đã công bố. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp: phương pháp luận mác xít và phương pháp nghiên cứu chính trị- xã hội. Trong đó luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Ngoài ra, luận văn có sử dụng phương pháp khảo sát thực địa: bao gồm quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Đây là nghiên cứu có tính tổng hợp, đầy đủ và chuyên sâu đầu tiên về hôn nhân và tục lệ cưới xin dưới góc độ chính tri- xã hội của người Khơ-mú huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Luận văn góp phần làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khơ-mú tại địa phương và là tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn Lý luận chính trị. 5 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành 2 chương: Chương 1: Khái quát về người Khơ-mú, đặc điểm hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chương 2: Thực trạng, những giải pháp phát huy giá trị văn hoá trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ-mú ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 6 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI KHƠ-MÚ, ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI 1.1. Vài nét về ngƣời Khơ-mú ở Việt Nam 1.1.1. Tên gọi, dân số, địa bàn cư trú Người Khơ-mú là một trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, dân số người Khơ-mú ở Việt Nam không đông. Theo số liệu thống kê năm 1999, dân tộc Khơ-mú có 56.542 người, đứng thứ 23 trong 54 các dân tộc Việt nam. Họ chủ yếu cư trú tại các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái Khơ-mú là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me (của Ngữ hệ Nam Á) miền Bắc Việt Nam. Người Khơ-mú tự gọi mình là Khmụ, Kmh mụ hoặc Kừm mụ tuỳ theo cách phát âm ở từng địa phương. Những tên ấy có nghĩa chung là “người” hay “cộng đồng người”. Tuy vậy, trước ngày hoà bình lập lại (1954) thì các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me ở Tây Bắc nói chung và người Khơ-mú nói riêng vẫn thường được gọi bằng tên phổ biến là Xả hoặc Xá (với nghĩa thấp hèn, da đen như cái giàn bếp). Ngoài tên Xá, người Khơ-mú còn được các dân tộc gọi bằng những tên khác nhau: Xá Cẩu, Khá Klẩu, Mảng Cẩu (người búi tóc ngược), Tềnh, Phu Thênh (người ở trên núi cao), Tày Hạy (người chuyên làm nương), Mứn Xen (ngàn vạn) v.v… Sau đợt xác minh thành phần dân tộc (1968-1978), Khơ-mú trở thành tên gọi chính thức, được ghi trong Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam, công bố năm 1979. 1.1.2. Lịch sử tộc người Khi xem xét về nguồn gốc và lịch sử của người Khơ-mú ở Tây Bắc Việt Nam, trước đây có ý kiến cho rằng cùng với người Kháng, Xinh-mun, [...]... người Khơ- mú là nơi bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống, là nơi trao truyền các truyền thống tộc người trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần 1.2 Khái quát về ngƣời Khơ- mú ở Huy n Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, người Khơ- mú chỉ có hơn 1.500 người tập trung sinh sống tại: Nghĩa Sơn (huy n Văn Chấn) và Túc Đán (huy n Trạm Tấu) Mặc dù số lượng không nhiều, song người Khơ- mú. .. chiêng” Người Khơ- mú cũng thích nhảy múa trong những dịp lễ tết hội hè và họ đã có những điệu múa được nhiều người biết đến như “múa tăng bu”, “múa cá lượn” (hay còn gọi là “múa giao duyên”) Đó là những hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian khá độc đáo của người Khơ- mú có từ thuở xa xưa và đến nay vẫn còn tồn tại trong các bản làng 1.3 Hôn nhân và tục lệ cƣới xin của ngƣời Khơ mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. .. Các nguyên tắc thể hiện nét văn hóa trong hôn nhân Trước kia, trong bất cứ một cuộc hôn nhân nào của người Khơ- mú, các nguyên tắc truyền thống, đặc biệt là vấn đề huy t thống xa hay gần, luôn được đưa ra xem xét Ngày nay, tính nghiêm ngặt, việc tuân thủ và duy trì các nguyên tắc ở từng địa phương có sự khác nhau Nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ hôn nhân của người Khơ- mú ở Văn Chấn là ngoại hôn dòng... người Khơ- mú Văn Chấn cho thấy hình thức này không còn tồn tại Đồng bào ở đây giải thích, vì hai người mẹ là chị em ruột nên con của họ không được phép lấy nhau bởi như thế chẳng khác gì loạn luân Trong thực tế, hình thức con của chị em gái kết hôn với nhau chưa xảy ra Như vậy, nhận thức của người Khơ- mú ở Văn Chấn về Luật Hôn nhân và gia đình khá cao Nó cũng phù hợp với văn hóa dân tộc và su thế phát. .. Yên Bái 1.3.1 Hôn nhân truyền thống của người Khơ- mú 1.3.1.1 Những vấn đề chung về hôn nhân của người Khơ- mú Quan niệm về hôn nhân Về hôn nhân, người Khơ- mú đều tuân thủ những nguyên tắc nhất định, từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin Trước kia việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ sắp đặt, con cái không có quyền lựa chọn Hiện nay trai gái được tự do tìm hiểu bạn đời, hôn nhân hoàn toàn... vùng + Văn nghệ dân gian của người Khơ- mú ở Văn Chấn khá phong phú Trước hết là phải nói đến những truyền thuyết, sự tích về nguồn gốc tộc người, nguồn gốc dòng họ như chuyện “Quả Bầu” chuyện “T góoc”, chuyện “Chim én”, chuyện “Chim chìa vôi”, chuyện “Cây dương xỉ”… Ngoài ra, người dân cũng sở hữu một kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cười, truyện cổ tích phong phú 19 Người dân Khơ- mú trong. .. Khơ- mú ở Văn Chấn, Yên Bái cũng tạo dựng được những nét văn hóa tộc người độc đáo, có bản sắc riêng 1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Văn Chấn là một trong những địa danh ở miền núi Tây Bắc có người Khơ- mú sống tập trung với tỷ lệ cao và còn giữ được nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc mình Tuy chỉ cách thị xã Nghĩa Lộ chưa đến 10km và cách huy n lỵ Văn Chấn gần 20km nhưng nơi cư trú của người. .. trú Trong cuốn Dân tộc Khơ- mú ở Việt Nam (phần Tộc danh và lịch sử tộc người do Vi Văn An chấp bút), trang 32 có đoạn viết: Một nhóm nhỏ người Khơ- mú hiện cư trú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn, Yên Bái) là do một tù trưởng Thái dẫn họ sang khi đi đánh giặc vào cuối thế kỷ XIX Đây chính là những bộ phận người Khơ- mú đầu tiên cư trú tại vùng Văn Chấn Những tư liệu khảo sát được về sự có mặt của người Khơ- mú. .. Việc thách cưới sẽ được giảm dần ở các cô con gái sau Hiện nay, tính phụ quyền trong hôn nhân của người Khơ- mú ở Văn Chấn đã thay đổi cơ bản Hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu trai gái thực sự Bố mẹ chỉ góp ý, bàn bạc nhằm giúp cho con cái họ lấy được người tử tế, có đạo đức Còn quyền quyết định đã hoàn toàn thuộc về đôi trẻ Đối với gia đình người Khơ- mú nói chung và người Khơ- mú ở Văn Chấn nói... nhau Vì vậy con người cũng không ở theo nhau cho đến già Do vậy khi con rể có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng tổ chức cưới, họ ở theo bố mẹ vợ một thời gian nào đó thì đều được bố mẹ và gia đình vợ làm nhà và sắm sửa cho ra ở riêng Có lẽ đây cũng là một nét đẹp trong hôn nhân của người Khơ- mú vùng Văn Chấn này Vấn đề môn đăng hộ đối Mặc dù trong mỗi bản của người Khơ- mú ở Văn Chấn có nhà tương . HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG HÔN NHÂN VÀ TỤC LỆ CƢỚI XIN CỦA NGƢỜI KHƠ-MÚ Ở VĂN CHẤN YÊN BÁI 55 2.1. Thực trạng những biến đổi trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ- mú ở huy n Văn Chấn, . tục lệ cưới xin 73 2.2 Giải pháp phát huy giá trị truyền thống trong hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú ở Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 75 2.2.1. Phát huy giá trị văn hóa trong hôn nhân. người Khơ mú ở huy n Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 4 * Nhiệm vụ Làm rõ những giá trị văn hoá trong hôn nhân và cưới xin của người Khơ- mú ở huy n Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cần phát huy và những hạn