1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay

120 736 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  HOÀNG THỊ THIỆP VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  HOÀNG THỊ THIỆP VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG Đ ỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG NGỌC NAM HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trương Ngọc Nam. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ 8 1.1. Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam 8 1.1.1. Khái niệm văn hóa 8 1.1.2. Giá trị văn hóa 10 1.1.3. Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam 14 1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 22 1.2.1. Quan điểm của Đảng vể công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 22 1.2.2. Những yêu cầu chung trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 27 1.2.3. Nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 29 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TINH THẦN TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ THANH HOÁ 37 2.1. Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống ở Thanh Hoá và quan hệ của chúng với xây dựng đời sống văn hóa 37 2.1.1. Cơ sở hình thành các giá trị văn hoá truyền thống của Thanh Hoá 37 2.1.2. Sắc thái văn hoá trong quá trình phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc 48 2.1.3. Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thành phố Thanh Hóa 51 2.2. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 58 2.2.1. Chủ trương của thành phố Thanh Hóa về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 58 2.2.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thành phố Thanh Hóa 64 2.2.3. Một số những hạn chế trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố 76 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA 80 3.1. Cơ sở đề xuất phương hướng 80 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 81 3.1.2. Định hướng về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của tỉnh Thanh Hóa 82 3.1.3. Định hướng cụ thể xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 84 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 85 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố Thanh Hóa 85 3.2.2. Công tác tuyển chọn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại các cơ sở phường, xã 87 3.2.3. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ làm công tác văn hóa 89 3.2.4. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ văn hóa ở cơ sở 93 3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn của cán bộ văn hóa 95 3.2.6. Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý cán bộ văn hóa ở cơ sở 96 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 105 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức các đơn vị phường, xã hoạt động văn hóa của Thành phố Thanh Hóa 23 Bảng 1.1. Tổng số nhà văn hoá được xây dựng ở các phố, thôn từ năm 2005- 2010 30 Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính phường, xã trên điạ bàn thành phố Thanh Hóa 58 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy định về xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện giai đoạn (2008- 2010) 59 Bảng 2.2: Số lượng các phường/xã đạt danh hiệu tiên tiến (từ 2008-2011) 62 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư trên địa bàn thành phố 65 Bảng 2.4: Số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa (từ 2008-2011) 70 Bảng 2.5: Kết quả vay vốn của các hộ gia đình 71 Bảng 2.6: Quy mô công sở xây dựng đơn vị văn hóa 73 Bảng 3.1: Quy hoạch cán bộ phụ trách các mảng văn hóa ở đơn vị cơ sở 91 Bảng 3.2: Quy hoạch cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở ở đơn vị phường, xã thành phố Thanh Hóa 92 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị đã tạo điều kiện tốt nhất cho khóa học. Tôi xin cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi xin cám ơn PGS.TS Trương Ngọc Nam đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố Thanh Hóa, Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố, UBND các đơn vị phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Ban Giám hiệu trường Trung cấp nghề Nghi Sơn Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp cao học K9 chuyên ngành Triết học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy giáo, cô giáo góp ý kiến để kết quả nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thanh Hóa, tháng 10 năm 2012. Tác giả Hoàng Thị Thiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BTC : Ban tổ chức CT : Chỉ thị CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam HD : Hướng dẫn KH : Kế hoạch KT- XH : Kinh tế - xã hội VHVN - TDTT : Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc TDĐKXD ĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa UBND : Ủy ban nhân dân UBNDT/TP : Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn hóa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trải qua muôn vàn biến cố của lịch sử, dân dộc Việt Nam vẫn trụ vững bởi đã tự xây dựng được một nền văn hóa đặc sắc, trong đó chứa đựng một nội lực văn hóa mạnh mẽ. Truyền thống này tiếp tục được phát huy trong thế kỷ 21, đồng thời được bổ sung thêm những yếu tố văn hóa mới, làm cho nền văn hóa cách mạng Việt Nam ngày càng đậm đà, tiên tiến, “sâu rễ bền gốc” trong quần chúng nhân dân. Thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy và góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đề ra phương hướng chiến lược cùng các nhiệm vụ và giải pháp để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo cho một dân tộc phát triển bền vững. Gía trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình - xã hội - Tổ quốc với quyết tâm xây dựng nền văn hóa dân tộc trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây chính là nội lực của nền văn hóa Việt Nam trong sự hội nhập mạnh mẽ vào đời sống quốc tế trong những năm cuối thế kỷ này đã mở đầu cho thế kỷ mới. Để đảm bảo vững chắc cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống thì phải kết hợp với xây dựng kinh tế, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa. Cái làm nên sức mạnh thời đại, cái làm cho một xã hội trở nên hiện đại, văn minh không phải chỉ có công nghệ, kinh tế mà yếu tố quan 2 trọng hơn là văn hóa, đặc biệt những giá trị văn hóa truyền thống. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực để phát triển kinh tế xã hội” [16, tr.34]. Sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế cao với việc bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc với tư cách là “sâu rễ bền gốc” cho sự phát triển bền vững của các quốc gia hiện nay trong đó có dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đất nước mở cửa các sản phẩm văn hóa ngoại lai ồ ạt du nhập vào nước ta, trong đó có rất nhiều sản phẩm mang nội dung độc hại, đến việc các thế lực thù địch lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng ta để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” thông qua những loại hình văn hóa, làm vũ khí tiến công lợi hại cho chúng, nhằm phá hoại công cuộc phát triển của đất nước. Công tác xây dựng đời sống văn hóa mới “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [17, tr.24] . Do vậy chăm lo văn hóa là củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Chúng ta không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Những năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã thu được những thành tựu quan trọng. Đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả. Bên cạnh đó, những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang nảy sinh không ít các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu làm xói mòn đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục trong bộ phận nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Vì vậy để ngăn chặn những tiêu cực, văn hóa độc hại, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đây là một yêu cầu hết sức bức thiết và quan trọng, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tự giác hưởng ứng tham gia của mọi [...]... 1: Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Chương 2: Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thành phố Thanh Hóa Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 7 Chương 1 GIÁ TRỊ... dung của việc phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở - Phân tích đánh giá thực trạng của việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay và nguyên nhân của nó - Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong. .. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở Thành phố Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay 3.2 Nhiệm vụ: - Làm rõ những khái niệm, nội dung của văn hóa tih thần truyền thống, đời sống văn hóa ở cơ sở 5 - Làm rõ... trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn không đề cập đến nội dung phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây. .. trạng xây dựng đời sống văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa - Từ việc phân tích thực trạng rút ra những tồn tại yếu kém trong việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố xứ Thanh - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong. .. hệ giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc từng bước được hiện thực hóa trong đời sống, trở thành động lực phát triển đất nước Nhằm làm rõ nội dung của giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần thiết phải làm rõ vấn đề như thế nào là văn hóa, giá trị văn hóa, giá trị văn hóa tinh thần truyền thống cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của một số giá trị văn hóa tinh thần. .. phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận: - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về văn hóa, giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, đặc trưng văn hóa của vùng, miền,... việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay thì chưa có một công trình nghiên cứu nào khai thác, nhất là dưới góc độ triết học 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích: Đề tài của luận văn nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa Thực... cộng đồng dân cư ở cơ sở Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của Thành phố Thanh Hóa hiện nay , để nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài 2 Tình hình nghiên cứu Vấn đề văn hóa truyền thống từ lâu đã trở thành suối nguồn của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,... về văn hóa nói chung Việc luận giải các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tinh thần truyền thống trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, các công trình khoa học tiêu biểu kể trên chưa bàn cụ thể đến Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu trực tiếp về phân vùng văn hóa, văn hoá và giá trị văn hóa . dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 58 2.2.1. Chủ trương của thành phố Thanh Hóa về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 58 2.2.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thành phố Thanh Hóa 64 2.2.3 các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thành phố Thanh Hóa 51 2.2. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời. tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Song, việc tìm hiểu Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w