Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một việc làm rất đa dạng về mặt nội dung, phong phú về mặt hình thức. Vì vậy mà tùy theo điều kiện nhu cầu mà vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện. Tuy vậy để tăng cường hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, chúng ta cần chỉ ra những nội dung cơ bản, những mặt hoạt động thiết thực.
Đời sống văn hóa ở cơ sở ở thành phố thể hiện ở hai mặt. Một mặt phát huy vai trò của nhân dân chăm lo đến đời sống văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Mặt khác, vai trò của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc thúc đẩy các hoạt động văn hóa ở cơ sở.
Để thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn, thành phố Thanh Hóa đã thực hiện tốt 5 nội dung và 7 phong trào trong thời gian vừa qua (từ 2008 đến 2011) với kết quả tốt đẹp.
a. Nội dung của các phong trào này như sau:
Nội dung thứ nhất: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư trên địa bàn thành phố TT N ội dung chỉ tiêu Đơn
vị 2008 2009 2010 2011 1 GDP/ng (Giá hiện hành) USD 976 1.325 1.546 1.621 2 Số hộ dùng nước sạch) % 99,2 99,5 99,89 100 3 Số máy điện thoại cố
định/100 dân Chiếc 47 55 70 88,9
4 Tỷ lệ hộ nghèo % 2,15 2,0 1,5 1,03
5 Tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng % 14,7 12 10,5 5,4
Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa, Niên giám thống kê tỉnh, xử lý của chuyên gia
Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng đã trở thành một nét đẹp trong xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng. Các địa phương, các doanh nghiệp tập trung nguồn vốn, bằng nhiều biện pháp tạo việc làm thu hút lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi diện mạo kinh tế và phân công lao động xã hội trên địa bàn. Chỉ tính riêng 4 năm qua từ 2008 - 2011 mức tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 16%. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ phát triển. Cũng chỉ riêng trong 4 năm qua nhân dân đã tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo lên tới 1,8 tỷ đồng. Mặt trận tổ quốc phối hợp với các đoàn thể xây dựng được 315 ngôi nhà Đại đoàn kết và nhà tình thương trị giá gần 2 tỷ đồng (2009). Trong những năm qua số hộ giàu và làm kinh tế giỏi đã tăng lên số hộ nghèo giảm còn 4,13% theo tiêu chí mới, không còn hộ đói, nghèo, sống tạm bợ, tiến tới xây dựng khu dân cư đô thị văn minh.
Nội dung thứ 2: Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh:
Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở nên đã phối hợp lồng ghép trong chỉ đạo, đạo đức lối sống, thông qua việc triển khai quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viện và tầng lớp nhân dân, tạo ra sự thống nhất trong đảng, sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân, thúc đẩy các phong trào thi đua
yêu nước, góp phần hoàn thành các mục tiêu chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội của thanh phố, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng con người có nếp sống văn hóa lành mạnh, xây dựng cuộc soonngs ấm no hạnh phúc, tiến bộ cho nhân dân.
Nội dung thứ ba: Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật:
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đã giúp cho mọi tầng lớp nhân dân thành phố nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò tự quản trong xây dựng nếp sống văn minh. Trong những năm qua, phong trào đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Các phường, xã, phố thôn đã phát động cán bộ và nhân dân hưởng ứng và tham gia nhiều phong trào như: Phong trào toàn dân đoàn kết tham gia tố giác, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, chương trình 5 không,, quần chúng tham gia bảo vệ tổ quôc, phụ nữ tự quản… Nhiều phường, xã, phố, thôn, gia đình đã tổ chức quản lý giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi, vi phạm pháp luật tại gia đình có hiệu quả. Trong 4 năm qua các cơ quan nội chính của thành phố đã xử lý được 5.367 vụ vi phạm pháp luật, xử lý 8.932 đối tượng hình sự (trong đó có 935 đối tượng liên quan đến ma túy), tình hình an ninh, trật tự ở thanh phố được giữ vững.
Nội dung thứ tư: Xây dựng môi trường văn hóa sạch - đẹp - an toàn:
Thực hiện Quyết định số 3037/QĐ-CT ngày 16/9/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày
04/7/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa về việc “Xây dựng đô thị văn
minh, công dân thân thiện giai đoạn 2008 - 2010”, Ban chỉ đạo thanh phố đã tập trung chỉ đạo triển khai những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương xuống cơ sở phường, xã các cơ quan, ban ngành, xây dựng kế hoạch hoạt động, sơ kết đánh giá và xây dựng phương hướng cho từng năm lồng ghép nội dung của các ngành, đoàn thể từ phường, xã, phố, thôn. Vì vậy, phong trào ngày càng phát triển và hiệu quả hơn.
Nếu so với thời gian trước năm 2008 cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị đã được chú trọng và quan tâm hơn, đường làng ngõ xóm, phong quang, sạch đẹp, hệ thống đường, vỉa hè, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế được nâng cấp hoàn thiện với kinh phí lên tới hàng tỷ đồng. Trong đó sự đóng góp quan trọng của tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình, cơ quan đơn vị trên địa bàn, theo phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm. Phong trào thực sự đã đi vào cuộc sống, tạo dựng môi trường văn hóa trong sạch lành mạnh góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa, gia đình văn hóa, phố, thôn, cơ quan đơn vị văn hóa, đoàn kết cộng đồng phát huy mọi giá trị văn hóa tình thần truyền thống của dân tộc ta.
Nội dung thứ năm: Xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thể thao:
Với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã huy động mọi lực lượng nhân dân, cả hệ thống chính trị tích cực tham gia hoạt động xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần với phương châm xã hội hóa hoạt động văn hóa có ý nghĩa tác dụng to lớn động viên sức người sức của của mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển: Kinh phí xây dựng nhà văn hóa phố, thôn.. Xây dựng đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ. Các công trình phúc lợi công cộng. Kinh phí hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, khuyến học, khuyến tài… Với số tiền hàng chục tỷ đồng góp phần xây dựng thành phố văn minh “sáng - xanh - sạch - đẹp”. Các phường tiêu biểu như: - Ba Đình - Ngọc Trạo - Điện Biên - Trường Thi - Hàm Rồng… Phong trào xây dựng nhà văn hóa phố, thôn ngày một phát triển:
- 2000 có 4 nhà văn hóa. - 2004 có 51 nhà văn hóa - 2006 có 56 nhà văn hóa
- 2007-2008 thành phố bố trí được 78 vị trí xây dựng nhà văn hóa, phê duyệt 28 mặt bằng, xây dựng mới 37 nhà văn hóa nâng tổng số nhà văn hóa lên 92, đạt 40% phố, thôn nhà văn hóa.
Thao hàng năm từ phường, xã đến thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu, hội thi, hội diễn văn nghệ, giải cầu lông, bóng bàn, giao lưu các hoạt động thể dục thể thao cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, ước tính hàng vạn lượt.
+ Sân vận động Tỉnh tại (phường Ngọc Trạo) có sức chứa hàng vạn người, nơi tổ chức thi đấu các giải bóng đá Quốc gia, giao hữu quốc tế, ngoài ra còn là nơi tổ chức một số hoạt dộng văn hóa TDTT của tỉnh và cả nước:
+ Nhà hát Lam Sơn.
+ Trung tâm văn hóa thông tin của tỉnh tại phường Ba Đình + Trung tâm văn hóa thành Phố
+ Nhà thi đấu thể thao Thành phố, tại phường Điện Biên.
+ Công viên Hồ Thành nằm trên đại lộ Lê Lợi, là nơi vui chơi giải trí trên mặt nước, bổ ích cho thanh, thiếu niên.
+ Bể bơi: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 4 bể bơi, trong đó có một bể bơi tư nhân, các bể bơi đều đạt an toàn về sinh, tính mạng, cụ thể: Tại trường Thể dục Thể thao, phường Tân Sơn, phường Đông Vệ, Khách sạn Sao Mai.
+ Sân quần vợt (có 19 sân). Câu lạc bộ bóng bàn cầu lông: 230 trong đó cấp thành phố là 80, cấp phường xã 150. Sân bóng chuyền có 150 sân. Sân bóng đá có 2 sân. Ngoài ra tỉnh và thành phố còn đang xây dựng khu trung tâm thể thao tại cánh đồng Balít và khu du lịch Hàm Rồng. Đến nay Thành phố đã có trên 30 đội văn nghệ không chuyên, 50 tủ sách phố, thôn, 300 câu lạc bộ thơ, thể dục dưỡng sinh.
b. Kết quả của 7 phong trào thực hiện nội dung kế hoạch xây dựng Đô thị văn minh - Công dân thân thiện.
1. Phong trào xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến.
Việc nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những tiêu cực, lạc hậu, nhân rộng các điển hình tiên tiến là hết sức quan trọng trong xây dựng đơn vị văn hóa. Hàng năm từ phường, xã đến thành phố đều tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng và xét công nhận danh hiệu văn hóa cho các đơn vị, kịp thời có hiệu quả thiết thực. Tính trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây (2008-2011), đã có hàng ngàn tấm gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã có 398 gương quần chúng nhân dân tham gia trực tiếp bắt tội phạm. Có nhiều gương điển hình như:
+ Tại phường Ham Rồng: Ông Cao Bá Trọng, một mình trực tiếp bắt 01 đối tượng cướp có vũ khí (tháng 3/ 2008).
+ Tại xã Đông Hương: Ông Lại Văn Phương và Ông Lại Văn Hạo ở xã Đông Hương làm nghề xe lai đuổi bắt 02 đối tượng cướp giật dây truyền vàng, (tháng 6/ 2006).
+ Tại phường Trường Thi: Ông Mai Văn Thực (Bảo vệ) và ông Lê Văn Qúy trưởng phố Hòa Bình đuổi bắt đối tượng nghiện hút ma túy đang tiêm trích. Bên cạnh đó còn có rất nhiều tấm gương vượt khó học giỏi được tuyên dương tại các phường, xã…
2. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Xác định đây là phong trào nòng cốt nên 4 năm qua thành phố đã chỉ đạo các phường, xã, phố, thôn căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định để phát động các hộ gia đình đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm. Tính trên toàn thành phố có từ 90 đến 98% số hộ đăng ký phấn đấu danh hiệu gia đình văn hóa.
Trên cơ sở quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa (ban hành theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin). Tại Điều 2 Khoản 1 - Danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa có 2 cấp công nhận:
- Gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh công nhận;
- Gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận. Thành phố Thanh Hóa xây xây dựng 6 tiêu chuẩn để công nhận gia đình văn hóa cấp cơ sở thành phố:
1. Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.
2. Chuyên cần lao động, thực hành tiết kiệm, tiêu dùng, bảo vệ hàng nội hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
3. Không sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại, không hút trích, mua bán ma túy, không cờ bạc, uống rượu say, không mê tín dị đoan, góp phần bài trừ tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm.
4. Xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no, không sinh con thứ ba, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, không để con thất học.
5. Tích cực tham gia xóa đói, giảm ngèo, đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, tích cực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa.
6. Tham gia xây dựng khu dân cư văn minh “xanh - sạch - đẹp”, giữ gìn vệ sinh công cộng, không xả rác trên đường phố.
Bảng 2.4. Số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa (từ 2008 - 2011)
STT Năm Số phường Số xã Khu phố Thôn Hộ gia đình Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 2008 6 60 34.793 75 2 2009 8 2 70 5 68.586 80 3 2010 8 4 90 13 88.928 85 4 2011 10 4 130 15 96.340 97
Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa, số liệu do chuyên gia xử lý
Qua quá trình bình xét số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể: năm 2008: Có 34.793/46.000 = 75%. Năm 2010 thành phố đã tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm “Gia đình văn hóa tiêu biểu” khen thưởng 250 gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố, chọn 24 gia đình đi dự cấp tỉnh, 3 gia đình tham gia Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa toàn quốc, đó là gia đình bà Lương Thị Lài (phường Đông Thọ), Gia đình Cô Hoàng Thị Xuân (giáo viên phường Nam Ngạn), Gia đình cô Nguyễn Thị Huyên (phường Ba Đình). Năm 2011 thành phố đạt 87,3% số gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, tăng 43,7% so với các năm trước năm 2008; có 278/295 khu dân cư đăng ký thực hiện tốt phong trào gia đình văn hóa.
3. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư”
Để tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động, Mặt trận tổ quốc phối hợp với các đoàn thể, các đơn vị thành viên trong ban chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh các phong trào tại khu dân cư như: Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông. Phong trào hoạt động có hiệu quả và thực sự đi vào lòng dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Kết quả của phong trào này: Đã giúp các hộ nghèo vươn lên phát triển sản xuất, cho đến nay ngân hàng chính sách và các nguồn vốn khác đạt 57 tỷ đồng cho các lượt hộ gia đình vay cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Kết quả vay vốn của các hộ gia đình Năm 2010 - 2011
Ngân hàng Xuất Các lượt hộ vay Hộ Nghèo Cận nghèo Ghi chú
57 tỷ 19.125 8.073 6.015
Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa
Quá trình chỉ đạo thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ